Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 121: Văn bản: Sang thu - Hữu Thỉnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 121: Văn bản: Sang thu - Hữu Thỉnh

A.Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh: -Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

 -Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

B. Chuẩn bị:

- GV: Nghiên cứu bài, đọc kĩ SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

 Một số hình ảnh về tác giả.

 Thiết kế giáo án điện tử.

- HS: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích.

 Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. Hoạt động dạy-học

- Ổn định tổ chức

- Kiểm tra bài cũ:

? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ “ Viếng lăng Bác”của Viễn Phương.

 - Giới thiệu bài mới: Mùa thu đã xuất hiện trong thi ca tự ngàn đời, chúng ta đã từng biết đến những vần thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư chẳng hạn như “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” hay “ Em không nghe rừng thu / Lá thu rơi xào xạc ” Với Hữu Thỉnh, cũng viết về mùa thu nhưng không phải là mùa thu đã hiện hữu trên cây cỏ, đất trời, vạn vật như những nhà thơ trên mà ông muốn đem đến cho người đọc những rung cảm tinh tế trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc giao mùa từ hạ sang thu , điều đó được thể hiện qua bài thơ “ Sang thu” của ông.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 121: Văn bản: Sang thu - Hữu Thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121: Văn bản: Sang thu
 - Hữu Thỉnh-
A.Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh: -Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
 -Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu bài, đọc kĩ SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
 Một số hình ảnh về tác giả.
 Thiết kế giáo án điện tử.
- HS: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích.
 Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Hoạt động dạy-học
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ “ Viếng lăng Bác”của Viễn Phương. 
 - Giới thiệu bài mới: Mùa thu đã xuất hiện trong thi ca tự ngàn đời, chúng ta đã từng biết đến những vần thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư chẳng hạn như “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” hay “ Em không nghe rừng thu / Lá thu rơi xào xạc” Với Hữu Thỉnh, cũng viết về mùa thu nhưng không phải là mùa thu đã hiện hữu trên cây cỏ, đất trời, vạn vật như những nhà thơ trên mà ông muốn đem đến cho người đọc những rung cảm tinh tế trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc giao mùa từ hạ sang thu , điều đó được thể hiện qua bài thơ “ Sang thu” của ông.
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả.
? Dựa vào chú thích, em hãy nêu một vài nét về tác giả Hữu Thỉnh?
 GV: Giới thiệu tác giả 
2. Tác phẩm :
? Hãy cho biết bài thơ ra đời trong thời gian nào? Và được in trong tập thơ nào?
GV: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm
3. Hướng dẫn đọc:
? Theo em, bài thơ cần đọc với giọng như thế nào? 
GV đọc một lần 
- Trong bài thơ có từ “hương ổi”, chúng ta đã biết, ổi là một loại cây, chúng thường ra hoa vào đầu hạ và được thu quả vào cuối hạ đầu thu.
? Em hiểu từ “gió se” trong câu “Phả vào trong gió se “ như thế nào?
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Cấu trúc văn bản: 
? Hãy xác đinh phương thức biểu đạt chính của văn bản bằng cách chọn phương án đúng trong các phương án sau?
A.Miêu tả .
B Biểu cảm . 
C. Tự sự.
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả.
? Nội dung biểu cảm của văn bản là gì?
? Nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
GV: Cả bài thơ là những cảm xúc của tác giả khi thiên nhiên đất trời sang thu, từng khổ nối tiếp nhau vậy nên chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng khổ thơ.
2.Nội dung văn bản:
 a. Khổ thơ thứ nhất 
? Hãy đọc khổ thơ?
? Như chúng ta đã biết bài thơ là sự cảm nhận của nhà thơ trước sự biến chuyển của thiên nhiên, đất trời sang thu. Vậy sự biến chuyển ấy được nhà thơ cảm nhận bắt đầu bằng tín hiệu nào?
? Em có nhận xét gì về tín hiệu này?
GV: Nếu như trong thơ ca cổ điển mùa thu thường hiện ra qua các hình ảnh ước lệ như lá ngô đồng rụng, liễu rủ, lá vàng bay trong gió... thì với Hữu Thỉnh ông lại bắt đầu bằng hương ổi- một hình ảnh khá mới mẻ với thơ xưa nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Bắc Việt mỗi độ thu về.
? Từ “ bỗng ” trong câu thơ đầu gợi cảm xúc của nhà thơ trước “hương ổi” như thế nào?
GV: Rõ ràng nhà thơ không hề có chủ định miêu tả hay đón nhận cảnh vật mà khi bất ngờ nhận ra hương ổi cũng là lúc ông ngỡ ngàng nhận ra một sự đổi thay.
? Và theo sự cảm nhận của nhà thơ thì “hương ổi “ Phả vào trong gió se”, theo em từ “phả” ở đây diễn tả sự tác động của hương ổi đến gió se như thế nào? 
GV: Chắc hẳn ổi đã vào thời kì chín rộ, hương ổi phải nhiều nên mới có thể lan toả vào trong gió mạnh đến như vậy. Và trong gió se giờ đây có cả hương thơm mát lành, ấm áp và đầy quyến rũ của ổi.
? Bên cạnh những tín hiệu hương ổi, có gió se thì trong cảm nhận của nhà thơ, mùa thu sang còn đem theo dấu hiệu nào nữa ?
? Từ “ chùng chình” gợi em hình dung ra sương thu như thế nào?
GV: Từ lỏy “chựng chỡnh” tạo cho ta cảm giỏc “dựng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lỳc này cũng là sương thu mà Hữu Thỉnh vẫn cũn ngẩn ngơ mói:
“Hỡnh như thu đó về”
? Vậy sương thu ở đây được tác giả diễn tả bằng biện pháp nghệ thuật gì và nó có tác dụng như thế nào?
? Hình ảnh thơ này còn gợi cho em liên tưởng gì?
GV: Sương thu giống như một người thiếu nữ yêủ điệu và đúng như các em đã nói làn sương trở nên có hồn hơn, các ngõ thu trở nên lung linh, thơ mộng và huyền ảo hơn. 
Những tín hiệu ban đầu đã tác động đến tri giác của nhà thơ khiến nhà thơ có cảm giác 
“ hình như thu đã về”.
? Vậy từ “hình như” gợi ra cảm xúc gì của nhà thơ?
GV: Đây không phải là tiếng reo ca như của Xuân Diệu “ Đây mùa thu tới, mùa thu tới- Với áo mơ phai dệt lá vàng” mà là những cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng xao xuyến của nhà thơ Hữu Thỉnh. Dường như ông đang tự hỏi lòng mình có phải thu đã về.
? Như vậy qua khổ đâù của bài thơ, em cảm nhận được điều gì?
GV: Từ ngọn gió se mang theo hương ổi đến cái yểu điệu duyên dáng cuả làn sương thu tác giả đã bất ngờ nhận ra sự chuyển mình của thiên nhiên đất trời bằng tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đến mức giao hoà với cảnh vật và gắn bó vô cùng với làng quê thôn dã.
b. Khổ thơ thứ hai:
? Đọc khổ 2?
? Cảnh sang thu được hiện rõ hơn qua những hình ảnh nào?
? Những từ “dềnh dàng” và “ vội vã” gợi cho em hình dung ra dòng sông chảy và cánh chim bay như thế nào?
? Cùng với các từ “được lúc” “bắt đầu” , hai câu thơ gợi cho em hiểu thêm điều gì về trạng thái, tính chất của dòng sông của cánh chim?
?Em còn có nhận xét gì về hai câu thơ này?
GV: Nghệ thuật đối làm nổi bật hình ảnh thơ, khiến cho bức tranh thiên nhiên được mở rộng hơn về không gian, hài hoà hơn, cân đối từ mặt đất đến bầu trời và sống động hơn.
? Dòng sông, cánh chim ở đây được miêu tả bằng từ ngữ thường dành cho đối tượng nào?
? Đó là nghệ thuật gì?
? Biện pháp nghệ thuật ấy còn cho em cảm nhận về dòng sông, cánh chim như thế nào?
? Đồng thời còn gợi trong em liên tưởng nào khác?
GV: Sự chuyển động của dòng sông, của cánh chim phải chăng còn là sự chuyển mình của đất nước. Cả đất nước ta vừa trải qua chiến tranh tàn khốc mới vừa được hoà bình và giờ đây mới được sống một cuộc sống yên bình, êm ả. Nhưng rồi mỗi người dân đất Việt cũng lại bắt đầu hối hả với nhịp sống mới để xây dựng đất nước trong niềm vui rộn ràng.
Tín hiệu mùa thu còn được Hữu Thỉnh cảm nhận qua hình ảnh đám mây “ vắt nửa mình sang thu”.
?Em hình dung đám mây ở đây như thế nào?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh này?
? Em thấy đám mây được miêu tả với bút pháp nghệ thuật nào?
? Bút pháp nhân hoá và đặc biệt với cụm từ
 “ vắt nửa mình”, gợi cho em liên tưởng gì?
GV: Đám mây như một người thiếu nữ yêu kiều khoác trên mình một tấm áo voon nhẹ nhàng, bồng bềnh, một nửa rất yêu mùa thu nhưng một nửa lại luyến tiếc mùa hạ. Hình ảnh đám mậy mùa thu chứng tỏ trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn nhạy cảm của tác giả, ông đã đem đến cho chúng ta một vẻ đẹp đầy bất ngờ. Và phải chăng hình ảnh này cũng ẩn chứa những tình cảm của tác giả: ông vô cùng yêu mùa thu nhưng vẫn còn chút lưu luyến với cảnh sắc thiên nhiên mùa hạ 
 Nếu như ở khổ một những cảm xúc của nhà thơ còn mơ hồ, hình như thì ở khổ hai những tín hiệu sang thu đã rõ, đã hiện ra với những đường nét, trạng thái cụ thể. Từ dòng sông đến cánh chim, đến đám mây đều nhuốm sắc thu, đều mang một vẻ đẹp êm dịu và quyến rũ
? Qua khổ 2 này em cảm nhận thêm điều gì về cảm xúc và tình cảm của nhà thơ khi đất trời sang thu?
c. Khổ thơ thứ ba:
? Đọc khổ thơ thứ ba?
? Trong khổ thơ này, có xuất hiện những hình ảnh nắng, mưa, sấm. Vậy đây là những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu nhất của mùa nào?
? Vậy bằng cách nào mà nhà thơ đã chuyển hoá những dấu hiệu ấy thành những câu thơ nói về cảnh sang thu?
? Đây là những từ ngữ chỉ mức độ và chỉ sự tiếp diễn của sự vật. Những từ ngữ này đã gợi cho em cảm nhận về nắng, sấm và mưa thu như thế nào?
? Em có nhận xét gì về những cảm nhận của tác giả?
? Những từ “bất ngờ”, “hàng cây đứng tuổi” còn gợi cho em hiểu nhà thơ muốn nói tới điều gì?
GV: Giới thiệu tâm sự của nhà thơ Hữu Thỉnh
GV: Như vậy hàng cây đứng tuổi đã trở thành ẩn dụ mang đậm ý nghĩa triết lí. Khi sáng tác sang thu, Hữu Thỉnh cùng dân tộc vừa trải qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Cuộc chiến ấy như một mùa hạ oi ả, bức bối. Nhưng chính ở đó cả con người và đất nước đã được tôi luyện nên giờ đây được sống trong thanh bình, yên ả dù cuộc sống có những biến động bất thường vẫn cứ vững vàng, cứ bình tĩnh đương đầu và vượt qua những khó khăn thử thách để vươn lên bằng nghị lực, niềm tin, tin vào chính mình và tin vào cuộc sống.
Lời thơ tràn đầy niềm tin tưởng về đất nước, về nhân dân trong giai đoạn chuyển mình và thực tế ngày nay đã chứng minh điều đó, niềm tin của tác giả năm xưa càng được khẳng định.
Có thể nói rằng hai câu thơ cuối bài như một nốt nhấn trong một bản nhạc giàu rung cảm, hình ảnh hàng cây đứng tuổi chính là cái thần của bài thơ, thể hiện rất rõ dụng ý của tác giả. 
? Vậy qua khổ thơ thứ ba này, em còn cảm nhận thêm điều gì?
Giáo viên: Như vậy từ việc bắt đầu nhận ra bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên, tác giả đã cảm nhận được vạn vật sang thu bằng những đường nét cụ thể hơn và đến khổ thơ thứ ba thì sự vật đã được cảm nhận bằng chiều sâu của tâm hồn với những cảm xúc sâu lắng. Bài thơ đã khép lại nhưng vẫn để lại những ngân vang trong lòng người đọc không chỉ bởi cảnh đất trời sang thu mà cả lòng người sang thu đặc biệt là cả con người, cả đất nước đang chuyển mình sang một giai đoạn mới.
? Qua việc tìm hiểu bài thơ, em hiểu gì về hồn thơ tác giả?
3.ý nghĩa văn bản.
- Nghệ thuật:
? Những hình thức nghệ thuật chủ yếu của bài thơ là gì?
Biểu cảm thông qua miêu tả.
Biện pháp nhân hoá
Những hình ảnh gợi cảm, giàu liên tưởng và giàu ý nghĩa triết lí.
Cả A, B, C.
- Nội dung
? Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về nội dung của bài thơ?
GV: Thiên nhiên thì có những bước chuyển nhẹ nhàng nhưng cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ thì lại vô cùng sâu lắng. Và nếu chúng ta so sánh một chút với những vần thơ thu trước đó chẳng hạn trong thơ cổ là nỗi buồn qua hình ảnh “ cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” của Nguyễn Khuyến, là cái ngơ ngác trong “con nai ngơ ngác/ đạp trên lá vàng khô” của Lưu Trọng Lư và đến thơ kháng chiến là cái rộn ràng, cái háo hức của niềm vui chiến thắng: “Trời thu thay áo mới, trong biếc nói cười thiết tha” của Nguyễn Đình Thi... Còn với Hữu Thỉnh khi đất nước đã chuyển mình thì những vần thơ sang thu cũng trở nên êm dịu hơn, vẫn có những nét tươi mới nhưng đằm thắm hơn, sâu lắng hơn.
HS dựa vào chú thích trả lời.
- Ra đời năm 1977
- In trong tập Từ chiến hào đến thành phố.
-Đọc bài thơ với giọng thong thả, nhẹ nhàng, trầm lắng và thoáng suy tư.
-HS đọc lần 2 và 3.
-Là gió có tính chất hơi khô và lạnh.
-Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
-Nội dung biểu cảm: Những cảm xúc của nhà thơ Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của thiên nhiên, đất trời lúc sang thu. 
-Nhân vật trữ tình: Tác giả.
- Thể thơ: năm chữ.
HS đọc
- Tín hiệu “hương ổi”
-Là tín hiệu quen thuộc và gần gũi.
-Bỗng: Gợi cảm xúc bất ngờ, ngỡ ngàng.
-Phả: chỉ hương ổi lan toả thành luồng, rất gần và khá mạnh mẽ.
-Sương chùng chình qua ngõ.
- Sương thu đang giăng mắc, chuyển động chậm chạp nơi đường thôn ngõ xóm.
-Nghệ thuật nhân hoá. Tác giả nhân hoá làn sương khiến chúng có hồn hơn, làm cho các ngõ thu trở nên thơ mộng hơn, huyền ảo hơn.
-HS tự bộc lộ
- “Hình như”: Gợi cảm xúc ngỡ ngàng bâng khuâng, xao xuyến.
=> Những cảm xúc bất ngờ ngạc nhiên và thoáng chút bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước những bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên, đất trời lúc giao mùa từ hạ sang thu.
- HS đọc
- Dòng sông, cánh chim, đám mây
- Dòng sông chảy hiền hoà, êm dịu, còn cánh chim thì bắt đầu bay nhanh hơn khẩn trương hơn.
- Nếu như dòng sông trước đó đã bao ngày cuồn cuộn chảy bởi những cơn mưa lũ mùa hạ, thì giờ sang thu mới lại hiền hoà hơn, thư thái hơn. Tương phản với dòng sông là cánh chim bắt đầu vội vã. Hơi thu lạnh khiến cho cánh chim bay nhanh hơn, khẩn trương hơn để di chuyển về phương Nam tránh rét.
 - Hai câu thơ có sự đối lập giữa sự vật là “ sông”và “chim”, giữa hai hình ảnh là “được lúc dềnh dàng” và “bắt đầu vội vã”.
- Dành cho con người.
- Nghệ thuật nhân hoá.
- Nó khiến cho chúng có hồn hơn, gần gũi với con người hơn, thân thương hơn.
- HS tự bộc lộ
- Đám mây ấy có một nửa là mây mùa hạ và một nửa là mây mùa thu.
 - Đám mây mùa thu là hình ảnh sáng tạo và độc đáo của nhà thơ, có sức gợi cảm lớn.
- Bút pháp nhân hoá hơn. 
HS tự bộc lộ
=> Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ về thiên nhiên đất trời sang thu và một tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đến mức đắm say của tác giả.
-HS đọc.
- Mùa hạ
- Bằng những từ ngữ: vẫn còn, bao nhiêu, vơi, bớt.
- Nắng vẫn còn rực rỡ nhưng bớt gay gắt, oi ả, mưa cũng vơi dần không còn những trận mưa dông ào ào, xối xả, sấm cũng ít đi, không còn đùng đùng, đoành đoành như xé rách bầu trời nữa.
-Nhà thơ cảm nhận được mức độ giảm dần và tiếp diễn của thiên nhiên đây thực sự là những cảm nhận rất đúng và vô cùng tinh tế của tác giả.
- Hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho con người đứng tuổi, đã trải nghiệm nhiều, còn sấm là những tác động bất thường của cuộc sống và con người trước những tác động của ngoại cảnh không còn bị bất ngờ mà vững vàng hơn .
=> Cảm xúc sâu lắng về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời, đồng thời gửi gắm những nhận xét và suy ngẫm của nhà thơ về con người và đất nước.
=> Tác giả có một tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu, yêu con người, quê hương đất nước tha thiết với một hồn thơ vừa bình dị, dân dã vừa giàu chất suy tư sâu lắng.
- Cả A, B, C
Bài thơ là cảm nhận sâu lắng, tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên đất trời lúc giao mùa từ hạ sang thu. Đồng thời là những suy ngẫm của nhà thơ về đất nước, con người và cuộc sống.
 III. Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ.
Những hình ảnh, câu thơ nào trong bài thơ em cho là đặc sắc nhất? Nêu những cảm nhận của em về hình ảnh, câu thơ đó?
 IV. Hướng dẫn về nhà
1. Học thuộc bài thơ
2. Viết một bài văn ngắn trình bày những cảm nhận của em về bài thơ này.
3. Chuẩn bị bài “ Nói với con” theo câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang thu N Van 9.doc