Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 124 đến tiết 127

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 124 đến tiết 127

 Tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

A.Mục tiêu

1.Kiến thức:

HS hiểu được thế nào là nghị luận về đoạn thơ,bài thơ

2.Kĩ năng:

 Rèn kỹ năng viét bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

 Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ

3. Giáo dục :Tình yêu thơ,gắn bó với cuộc sống

B. Chuẩn bị : Đọc trước các bài tham khảo SGK

C.Tiến trình :

 1. Kiểm tra: GV kiểm tra vở BT của một số HS

 2. Các bước thực hiện :

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 124 đến tiết 127", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:25/2/2009 
 Tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A.Mục tiêu
1.Kiến thức:
HS hiểu được thế nào là nghị luận về đoạn thơ,bài thơ
2.Kĩ năng:
 Rèn kỹ năng viét bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ
3. Giáo dục :Tình yêu thơ,gắn bó với cuộc sống 
B. Chuẩn bị : Đọc trước các bài tham khảo SGK
C.Tiến trình :
 	1. Kiểm tra: GV kiểm tra vở BT của một số HS
 	2. Các bước thực hiện :
Gv yêu cầu HS đọc văn bản SGK 77-76
 Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?
 Hình ảnh mùa xuân và những cảm xúc tâm nguyện của nhà thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”
Hình ảnh mùa xuân được người viết nêu thành những luận điểm nào? Chỉ ra?
 - Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng nghĩa mà hình ảnh nào cũng gợi cảm, cũng đáng yêu
 - Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên đất nước và cảm xúc của nhà thơ
 - Hình ảnh mùa xuân trong tâm nguyện của tác giả 
Để làm sáng tỏ luận điểm ấy người viết đã sử dụng những luận cứ nào?
Chọn câu thơ, đoạn thơ - H/ả thơ đặc sắc PT giọng điệu kết cấu bài thơ
VD:Hả dòng sông, hoa tím. tiếng chim, động tác hứng, hả ẩn dụ.
Hãy chỉ ra bố cục của VB?
 Nhận xét về bố cục?
Chặt chẽ ,gọn mà đủ, có tính liên kết 
Cách diễn đạt của người viết có làm rõ luận điểm không? 
Diễn đạt: nhận xét sâu sắc, lời văn có sự 
rung động, tin yêu đồng cảm 
Qua việc tìm hiểu văn bản trên em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Những yêu cầu về kiểu bài nghị luận này ?
I.Tìm hiểu bài 
1.Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ
a.Tìm hiểu VB “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời”
b.Nhận xét:
Bài viết có 3 luận điểm
Nhiều luận cứ sinh động 
Bố cục 3phần: 
-Mở bài 
-Thân bài 
-Kết bài 
 II.Luyện tập:
 HS đọc yêu cầu bài tập 
Ngoài các luận điểm đã nêu ở văn bản trên hãy nêu các luận điểm khác về bài thơ này?
GV gợi ý:
Văn bản trên chỉ đưa ra nội dung của tác phẩm ,hãy nêuluận điểm về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
 -Lời thơ giàu tính nhạc
 - Nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ đẹp
 - Kết cấu đầu cuối tương ứng 
 - Thể thơ năm chữ mang âm hưởng dân ca xứ Huế
D. Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm chắc thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, những yêu cầu về kiểu bài này?
 - Tập viết các luận điểm trên thành bài văn?
 - Chuẩn bị bài cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
Ngày: 25 / 2 / 2009
 Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A.Mục tiêu:
 Giúp HS biết cách viết bài nghj luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước 
 Tích hợp với các văn bản đã học ở tiết trước 
 Rèn luyện kỹ năng viết bài nghj luận về một đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài 
B. Chuẩn bị :
 GV đọc tài liệu hướng dẫn SGV
 HS xem lại bài thơ Quê hương đã học ở lớp 8
C.Tiến trình :
1. Kiểm tra :
 - Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
 -Yêu cầu của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
2. Các bước thực hiện :
GV yêu cầu HS đọc đề SGK
 Các đề trên có cấu tạo như thế nào ?
Em hiểu như thế nào về những mệnh lệnh trong đề bài ?
Có những đề không có mệnh lệnh cụ thể. Vậy em sẽ làm gì ?
Đề 4.7 không có mệnh lệnh người viết phải chú ý vào 1 phương diện nhỏ trong bài thơ đó 
HS đọc đề bài - nêu các bước làm bài nghị luận?
HS đọc bài thơ Quê hương và trả lời câu hỏi SGK
Đọc kỹ phần dàn ý :
phần mở bài nêu những ý gì ?
Phần thân bài có mấy luận điểm 
 Phần KL nêu ý gì ?
GV chia nhóm HS viết các phần của bố cục -sau đó dọc lại và sửa lỗi cho nhau
HS đọc bài thơ QH trong tình thương nỗi nhớ
 Chỉ ra bố cục của văn bản ?
Tìm hiểu bài :
1.Tìm hiểu đề bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
a. Đề bài :SGK 
b. Nhận xét:
- Cấu tạo đề bài :2 phần 
+ Phần mệnh lệnh yêu cầu 
+ Phần tác phẩm thơ, doạn thơ
Yêu cầu của đề :
+phân tích 
+cảm nhận 
+ suy nghĩ 
2. Cách làm bài nghị lận về đoạn thơ, bài thơ
a. Các bước tiến hành 
Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương
Bước 1: Tìm hiểu đề 
Bước 2: Tìm ý ,lập dàn ý 
Bước 3: Viết bài 
Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi 
b. Cách tổ chức triển khai luận điểm 
1. Văn bản :Quê hương trong tình thương nỗi nhớ 
2. Nhận xét 
* Bố cục:
- Mở bài 
Chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào chảy suốt đời thơ,bài QH là một thành công xuất sắc 
Thân bài :
Cảm nhận về cảm xúc nồng nàn lăng sâu tinh tế của Tế Hanh khi ngợi ca vẻ đẹp QH
Kết luận :
Khẳng định sức hấp dẫn của baì thơ QH và ý nghĩa bồi đắp cho tâm hồn người đọc
Trong phần thân bài người viết đã trình bày triến khai luận điểm NTN ?
Cách trình bày luận điểm :
 - H/ả đẹp đầy sức mạnh khi ra khơi
 - Cảnh trở về tấp nập no đủ 
 - H/ả người dân chài với vị nồng mặn của biển 
 - Ngôn tờ giàu sức gợi cảm 
Em nhận xét gì về cách triển khai các luận điểm trên ?
Điều gì tạo nên sức hấp dẫn của văn bản này ?
 - Nhận xét đánh giá những giá trị đặc sắc nhất về nội dung, nghệ thuật của bài thơ
 - Phân tích bình giảng những H/ả đặc sắc nhịp thơ.
 - Bố cục mạch lạc 
 - Người viết thực sự yêu mến rung cảm 
Qua PT bài tập trên em có thể rut ra KL gì khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
 - Các bước tiến hành 
 - Bố cục của bài 
 - Cách triển khai luận điểm 
*GVkháI quát ghi nhơ SGK
HS đọc lại 
HS đọc BT nêu yêu cầu 
GV gợi ý 
GHI NHƠ: Sgk
II Luyện tập :
Phân tích khổ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh 
 Nội dung cảm xúc :
 Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu qua hương ổi gió se, sương.Vì thế mà ngỡ ngàng bâng khuâng, bối rối 
 Cảm xúc được gợi lên từ hương ổi chín thơm ngào ngạt, lẫn trong gió se.
 H/ả ngôn từ :từ “phả ”
 Từ láy chùng chình - lưu luyến bịn rịn 
 Từ hình như, bỗng - đột ngột ngỡ ngàng 
Từ gợi ý trên HS lập dàn ý viết bài ở nhà 
Hương dẫn về nhà:
Nắm vững bố cục yêu cầu của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Hoàn thành bài tập trên 
Tập phân tích cảm nhận 1khổ hoặc bài thơ đã học 
Chuẩn bị viết bài số 7 (tham khảo các đề SGK-99 )
 Ngaỳ 25 / 2 /2009
 Tiết 126 Mây và sóng 
 Ta-go 
 A.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử 
 Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các h/ả thiên nhiên 
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ tự do ,kết cấu đói thoại trong độc thoại của bài thơ 
 3.Giáo dục : Tình yêu thương gia đình và gắn bó với thiên nhiên 
 B. Chuẩn bị :
 GV:Đọc tài liệu hướng dẫn sgv
 HS :Soạn bài theo câu hỏi sgk 
 C. Tiến trình :
 1.Kiểm tra :
 - Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ “Nói với con” 
 - Qua những lời nói với con người cha muốn thể hiện và gửi gắm điều gì ?
 2.Giới thiệu:
 Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi của mỗi con người và cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ của các nhà thơ >Chế Lan Viên phát triển thơ từ h/ả con cò trong ca dao .Nguyễn Khoa Điềm có khúc hát ru Đại thi hào Ân Độ có tập Sí su
3. Các bước thực hiện :
 Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Ta go?
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
I.Tìm hiểu chung .
1.Tác giả - tác phẩm 
- Ta-go (1861-19410) là nhà thơ hiện đại lớn của Ân Độ. Ông được giải thưởng Nô ben văn học 1913.Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc ,dân chủ nhân văn cao cả 
- Bài thơ in trong tập Si su 1909
Gv hướng dẫn đọc giọng có thay đổi và phân biệt mức dộ nhất định 
Gv cùng hs đọc 2- 4 lần 
Hs đọc phần 1
Mây nói với em bé điều gì? Có gì hấp dẫn trong trò chơi của mây ?
Mây chơi từ khi thức dậy đến lúc chiều tà đi đến nơi tận cùng trái đất.
 Từ lời mời gọi của mây em bé có ước muốn gì ?
Em có đi chơi cùng mây không?
 Vì sao em bé có lựa chọn như thế ?
Em không đi chơi với mây mà ở nhà với mẹ 
Bé rất yêu trò chơi của mây nhưng yêu mẹ hơn - bé rất ngoan - hiếu thảo 
Ơ nhà với mẹ bé tưởng tượng ra trò chơi gì?
Trong trò chơi ấy bé bộc lộ tình cảm gì với mẹ, với gia đình?
 Em yêu mẹ, yêu gia đình, em coi mẹ là nguồn vui lớn nhất của con 
Đoạn thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật? 
Xây dựng hình thức đối thoại và độc thoại 
Đọc đoạn 2
Sóng mời gọi bé tham dự trò chơi gì? thái độ và lựa chọn của bé ra sao?
Nừu lời rủ của sóng là trò chơi thì đó là trò chơI gì?
Trò chơi có không gian rộng hấp dẫn và lý thú 
Em bé muốn gì từ câu trả lời “nhưng mình làm thế nào?”
Muốn cùng sóng vui chơI trên biển 
Nhưng khi nói rằng “mẹ luôn muốn mình ở nhà” em đã cho sóng thấy sợ lựa chọn nào của mình?
Ơ nhà với mẹ bé đã nghĩ ra trò chơi gì?
Vì sao bé lại nghĩ được trò chơi ấy?
Bạn có tin rằng trò chơi của bé hay hơn trò chơi của sóng không? Vì sao?
Trò chơi lần này có hấp dẫn hơn trò chơi lần trước không? Vì sao?
Sóng đưa cả 2 mẹ con đi đến những bến bờ xa lạ 
Em hiểu câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì? 
Ngoài ý nghĩa tình mẹ con bài thơ gợi cho ta suy nghĩ gì khác nữa? 
C/sống có nhiều cám dỗ muốn vượt qua phải có một điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là 1 trong những điểm tựa ấy 
Hphúc không phảI là điều xa xôi bí ẩn do ai ban tặng mà nó ở ngay trần thế do con người tạo dựng 
Bài thơ có sử dụng sáng tạo nào đặc sắc về nghệ thuật?
Ngợi ca tình cảm tốt đẹp của con người ?
2.Đọc - tìm hiểu chú thích 
3. Bố cục : 2 phần 
- Em bé trò chuyện với mẹ về mây 
- Em bé trò chuyện với mẹ về sóng 
II. Đọc - tìm hiểu văn bản 
1.Hướng dẫn đọc 
2. Tìm hiểu văn bản 
a. Em bé trò chuyện với mẹ về mây 
Trò chơi của mây rất tự do vui vẻ trên không gian cao rộng có vầng trăng làm bạn vì thế bé rất thích tham dự 
ở nhà bé tưởng tượng ra trò chơI trong đó có cả mây bầu trời và mẹ
b. Em bé trò chuyện với mẹ về sóng 
Lời rủ cùng dạo chơi trên biển của sóng rất thú vị, bé cũng rất muốn cùng sóng vui chơi 
Bé đã cho sóng thấy sự lựa chọn của mình và nghĩ ra 1 trò chơi thú vị hơn nhiều 
Ơ đó niềm vui của bé được nhân đôi vì bé vừa có mẹ lại có cả thiên nhiên biển cả 
Không ai có thể chia cắt được tình mẹ con nó có mặt ở khắp nơi, nó thiêng liêng và bất diệt
II.Tổng kết 
-Tứ thơ phát triển theo bố cục ,không trùng lặp ,đối thoại lồng trong lời kể hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng 
-Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng 
*Ghi nhớ: Sgk
IV Củng cố - luyện tập 
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ? 
- Viết một đoạn văn hoặc 1 bài thơ nhập vai bà mẹ trả lời con khi cùng chơi với con trong trò chơi do bé tự sáng tạo ra?
 D Hướng dẫn về nhà:
 Nắm chắc nội dung ý nghĩa chủ đề của bài thơ 
- Tham khảo một số bài thơ khác ngợi ca tình mẫu tử hoặc các bài thơ khác của Tago 
- Soạn bài ôn tập thơ hiện đại (tất cả những bài thơ HĐ đã học) theo hướng dẫn sgk
Ngày 25 / 2 /2009
Tiết 127: Ôn tập về thơ
 A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp h/s hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ VN hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn 9. Củng cố kiến thức cơ bản về thể loại thơ trữ tình hình thành qua quá trình học tác phẩm thơ. Bước đầu thấy đặc điểm thành tựu thơ VN từ sau cách mạng tháng Tám 
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích cảm thụ thơ trữ tình 
3. Thái độ :Bồi dưỡng tình cảm yêu thơ
 B. Chuẩn bị: GV hướng dẫn hs chuẩn bị theo 6 câu hỏi sgk, ôn thuộc lòng tất cả các bài thơ đã học ở lớp 9
C. Tiến trình 
1. Kiểm tra: GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS
2. Cácbước thực hiện :
 I. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ đã học
Tên bài
Tác giả
Thời gian
Thể loại
Nội dung chính
Nghệ thuật đặc sắc
1.Đồng chí 
Chính Hữu 
1948
Thơ tự do 
Tình đồng chí gắn bó keo sơn dựa trên sự tương đồng về cảnh ngộ, lý tưởng chiến đấu.Vẻ đẹp tâm hồn người lính Cách mạng 
Ngôn ngữ giản dị hàm súc, h/ả chân thực cô đọng bay bổng giàu sức biểu cảm 
2.Baì thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
 Thơ tự do
Hình ảnh người chíên sĩ láI xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang tinh thần dũng cảm ý chí chiến đấu giảI phóng MN
Chất liệu hiện thực sinh động h/ả thơ độc đáo giọng điệu khoẻ 
3. Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ 
Bức tranh tráng lệ về thiên nhiên vũ trụ và người lao động trên biển khơi. Cảm xúc về thiên nhiên con người niềm vui xây dựng cuộc sống mới 
Hình ảnh đẹp kì vĩ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng khoẻ khoắn
4.Bếp lửa 
Bằng Việt
1963
Tự do
Kỷ niệm đầy xúc động về tình bà cháu ,t/c yêu thương biết ơn của cháu với bà 
Kết hợp miêu tả -biểu cảm 
5.Khúc hát ru
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Tự do
Tình yêu thương con của bà mẹ Tà ôi gắn với yêu buôn làng đất nước tinh thần cđ khát vọng tự do
Khai thác điệu hát ru ngọt ngào h/ả ẩn dụ độc đáo 
6.Anh trăng 
Nguyễn Duy
19780
5chữ 
Từ h/ả ánh trăng nơI thành phố gợi nhớ cđ người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước 
h/ả ẩn dụ giàu ý nghĩa biểu tượng 
7.Con cò 
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong ca dao ngợi ca tình mẹ con và ý nghĩa lời ru 
Vận dụng sáng tạo h/ả diệu ru của ca dao 
8.Mùa xuân nho nhỏ 
Thanh Hải
1980
5chữ
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và nguyện ước chân thành của tác giả 
Giàu tính nhạc –h/ả ẩn dụ đẹp gợi cảm ngôn ngữ bình dị 
9 Viếng lăngBác .
Viễn Phương
1976
Tự do
Lòng thành kính niềm xúc động thiêng liêng biết ơn của nhà thơ với Bác
Giọng thơ tha thiết trang nghiêm ,h/ả ẩn dụ 
10.Sang thu
11.Nói với con
Hữu Thỉnh
Y Phương
1991
1975
5 chữ
Tự do 
Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự chuyển biến của thiên nhiên lúc giao mùa
Sự gắn bó niềm tự hào về truyền thống quê hương 
H/ả giàu sức biểu cảm gơil liên tưởng 
ơ 
II Sắp xếp các bài thơ VN theo từng giai đoạn lịch sử 
Kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
- Đồng chí 
Sau kháng chiến chống Pháp (1954-1964)
Đoàn thuyền đánh cá 
Bếp lửa 
Con cò 
 c.Kháng chiến chống Mỹ (1964-1975)
 - Anh trăng 
 - Mùa xuân nho nhỏ 
 - Viếng lăng Bác 
 - Sang thu
 - Nói với con 
 Các bài thơ đã táI hiện cuộc sống đất nước, h/ả con người VN suốt thời kỳ lịch sử từ sau cách mạng tháng Tám qua nhiều giai đoạn 
 Đất nước và con người qua 2 cuộc kháng chiến với nhiều gian khổ hy sinh nhưng rất đỗi anh hùng 
 Không khí lao động sôI nổi lao động cống hiến cho đất nước 
 Tình cảm quan hệ tốt đẹp giữa người với người 
 * Điều chủ yếu là tâm hồn t/c của con người trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, thay đổi sâu sắc 
Tình yêu quê hương đất nước khát khao cống hiến 
Tinhf đồng chí đồng đội gắn bó , tin tưởng vào cách mạng , Bác Hồ 
Tình cảm gần gũi bền chặt thiêng liêng: tình mẹ con, bà cháu gia đình.
 III.So sánh 
Điểm chung 
 Ba bài ngợi ca tình mẹ con 
 Hai bài vận dụng hát ru 
Điểm riêng :
 - Khúc hát ru : sự thống nhất tình yêu thương con –gắn bó với cách mạng 
 - Con cò: khai thác từ hình tượng con cò trong ca dao và lời ru ngợi ca tình mẹ con 
 - Mây và sóng :hoá thân vào kời trò chuyện của em bé
IV Nhận xét về hình ảnh người lính 
Điểm chung: ba bài đầu viết về người lính cách mạng với những vẻ đẻptong tính cách và tâm hồn 
Điểm riêng: 
 - Đồng chí : hình ảnh người thời kỳ đầu chống Pháp tình đống chí dựa trên sự tương đồng về cảnh ngộ sự chia sẻ gian lao - lý tưởng chiến đấu
 - Bài thơ tiểu đội xe không kính : khắc hoạ h/ả người chiến sỹ láI xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm dũng cảm hiên ngang lạc quan và ý chí chiến đấu 
 - Anh trăng: Suy ngẫm của người lính đã đI qua hai cuộc chiến nay sống giữa thành phố hoà bình gợi nhớ những kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên, đồng đội trong những năm tháng gian lao 
 V Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh 
 - Đồng chí : bút pháp hiện thực lãng mạn 
 - Đoàn thuyền đánh cá: tưởng tượng phóng đại vơI những liên tưởng so sánh mới mẻ 
 - Bài thơ về: bút pháp hiện thực miêu tả chi tiết cụ thể
 - Anh trăng: bút pháp gợi tả không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát 
 D Hướng dẫn về nhà 
 - Nắm vững nội dung đã ôn 
 - Hoàn thành bài tập 
 - Chuẩn bị bài kiểm tra 1tiết phần thơ 
 - Ôn tập phần văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 và soạn bài Tổng kết VB nhật dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet124 NV9.doc