Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 124 đến tiết 128

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 124 đến tiết 128

CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (LỖI LÔGÍC)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:

 - Phát hiện và khắc phục được một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:

1. Kiến thức:

- Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô-gíc.

2. Kĩ năng:

 - Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.

III. CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án.

 - HS: Soạn bài.

IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phân tích tình huống.

- Thực hành.

- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 * Hoạt động 1: GV treo bảng phụ có ghi các câu mắc lỗi diễn đạt (127, 120 /SGK).

 Gọi HS đọc -> chia nhóm thảo luận:

 Nhóm 1: Câu b, c. Nhóm 3: Câu g, h.

 Nhóm 2: Câu d, e. Nhóm 4: Câu i, k.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 124 đến tiết 128", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 	 	Ngày soạn: 10/04/2012
Tiết: 124 	 	Ngày dạy: 13/04/2012
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (LỖI LÔGÍC)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
 	- Phát hiện và khắc phục được một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô-gíc.
2. Kĩ năng:
	- Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.
III. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống.
- Thực hành.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 	1. Ổn định lớp:
 	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 	3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 	* Hoạt động 1: GV treo bảng phụ có ghi các câu mắc lỗi diễn đạt (127, 120 /SGK). 
 Gọi HS đọc -> chia nhóm thảo luận: 
 	Nhóm 1: Câu b, c. Nhóm 3: Câu g, h.
	Nhóm 2: Câu d, e. Nhóm 4: Câu i, k.
	HS thảo luận trong thời gian 8’. Đại diện nhóm trả lời. GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung -> ghi cách chữa vào vở.
 	Cách giải:
 	. A = quần áo, giày dép, B = đồ dùng học tập thuộc 2 loại khác nhau, B không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A. 
 	- Chúng em đã giúp những bạn HS những vùng bị lũ lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng HS.
 	- Chúng em đã giúp những bạn HS những vùng bị lũ lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
 	- Chúng em đã giúp những bạn HS những vùng bị lũ lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác. 
 	‚. Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và B nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B.
 	ƒ Khi viết mỗi câu có kiểu kết hợp “A, B và C” (các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nhau) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố không thuộc cùng một trường từ vựng. “Lão Hạc” và “Bước đường cùng” là tên tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tên tác giả, vì vậy câu (c) là câu sai.
 	- Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận ...
 	- Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta ...
 	„ Trong câu hỏi lựa chọn “A hay B”, Chẳng hạn “Anh đi Hà Nội hay Hải Phòng?” thì A không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ nghĩa rộng – hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A.
A: Trí thức là từ ngữ có nghĩa rộng hơn ( bao hàm) 
B: “Bác sĩ” vì câu này đã vi phạm môït nguyên tắc quan trọng đối với câu hỏi lựa chọn.
- Em muốn trở thành một người trí thức hay một thuỷ thủ?
 	- Em muốn trở thành một kĩ sư hay một bác sĩ?
 	…. Giải thích như câu d.
 	- A và B không có quan hệ nghĩa rộng – hẹp -> A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A -> A (hay về nghệ thuật) bao hàm B (sắc sảo ngôn từ), trong giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học có giá trị ngôn từ -> câu này sai.
+ Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
+ Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
+ Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
 	† Các đặc trưng của 2 người được mô tả không cùng phạm vi một phạm trù. “Cao gầy” không thể đối lập với đặc trưng “mặc áo ca rô” -> phải biểu thị bằng từ ngữ thuộc một trường từ vựng; hoặc chỉ nêu 2 đặc trưng đó cho một người (vừa hình dạng vừa trang phục)
 + ...Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn và mập.
 + ...Một người thì mặc áo trắng còn một người thì mặc áo ca rô.
 	‡. Trong câu này, “nên” là quan hệ từ nối các vế có mối quan hệ nhân quả. Giữa chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con, không có mối quan hệ đó. 
	-> Thay từ “nên” bằng từ “và”. Có thể bỏ từ “chị” thứ hai để tránh lặp từ. Không thể nối với nhau bằng “nếu” ... “thì” được -> thay từ “có được” bằng từ “hoàn thành được”.
 	ˆ. Nguyên nhân sai như câu d, e: trong cái hại sức khoẻ có giảm thọ -> hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc.
Hoạt động 4: GV chuyển sang mục II.
- Cho HS tìm những lỗi diễn đạt trong bài tập làm văn của mình, của bạn trong lời ăn tiếng nói hàng ngày...
	- GV hướng dẫn học sinh sửa.
- GV treo bảng phụ có những diễn đạt sai về lôgic của bài viết -> gọi HS lên sửa -> GV chốt ý: nguyên nhân sai, cách sửa.
4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài dạy.
	Tiếp tục chữa các lỗi này trong bài viết của mình.
 	 5. Dặn dò: - Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: CTĐP: Tượng mồ.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Tuần: 33 	 	Ngày soạn: 14/04/2012
Tiết: 125 	 	Ngày dạy: 17/04/2012
NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
TƯỢNG MỒ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
 	- Hiểu được ý nghĩa và vẽ đẹp của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm – tâm linh của người Ba-na, Gia-rai.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa và vẽ đẹp của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm – tâm linh của người Ba-na, Gia-rai.
2. Kĩ năng:
	- Thấy được thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt, giọng điệu trầm lắng du dương, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn và tình người sâu nặng.
	3. Thái độ:
- Yêu quý đời sống tâm linh của con người Tây Nguyên.
III. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài. 
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống.
- Thực hành.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Học sinh đọc phần chú thích.
Giáo viên giới thiệu hình ảnh tượng mồ trong buôn làng Tây Nguyên.
H. Cho biết những nét đặc sắc về tác giả và tác phẩm?
Học sinh đọc văn bản.
H. Bố cục bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung ý nghĩa từng phần?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
H. Hình ảnh "chiều như lửa đốt" và "tượng mồ run rẫy" ở hai câu đầu gợi lên điều gì?
H. Quan niệm về sự sống – cái chết, nỗi buồn của con người khi phải giã biệt người thân và vai trò của những bức tượng mồ trong đời sống tình cảm – tâm linh của họ thể hiện như thế nào trong đoạn thơ: "Đã đành...người ơi"?
H. Bốn dòng thơ "Hoang sơ...rượu cần" gợi lên những điều gì trong văn hóa, phong tục của người Tây Nguyên?
H. Cảm nhận của em về hai câu cuối?
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết.
H. Cho biết ý nghĩa bài thơ Tượng mồ?
H. Những đặc sắc về nghệ thuật mà tác giả đã thể hiện trong bài thơ?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Văn Công Hùng sinh năm 1958 quê ở Thừa Thiên Huế.
- Thơ ông thể hiện khá rõ đặc điểm của vùng đất và văn hóa Tây Nguyên.
2. Tác phẩm:
- Trích trong tập thơ Tuyển thơ Gia Lai – Hội văn học nghệ thuật Gia Lai, 2000.
- Thể thơ: lục bát.
3. Bố cục: 3 phần.
- Hai câu đầu: thời gian, không gian và ấn tượng đầu tiên trước những pho tượng mồ.
- Tiếp theo -> "một ngàn lời yêu": nỗi buồn và ý nghĩa của những bức tượng mồ trong việc thể hiện tình cảm của người sống với người đã khuất.
- Còn lại: sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước tình yêu thương lâu bền của con người.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Ấn tượng đầu tiên trước những pho tượng mồ.
* Gợi ra những liên tưởng đầu tiên về mùa khô Tây Nguyên – mùa của lễ hội bỏ mả.
- "Chiều như lửa đốt lòng nhau":
+ Hình ảnh hoàng hôn Tây Nguyên vào mùa khô: mặt trời khuất núi, bầu trời phía Tây đỏ rực ráng chiều, nối tiếp sắc đỏ của đất ba-zan.
+ Chiều cũng là thời khắc chuyển giao ngày – của con người và đêm – của các linh hồn.
- Những pho tượng mồ như đang run rẩy bàng hoàng: linh hồn người chết phải rời xa cuộc sống trần thế để về với làng ma, nhưng làng ma ai biết ở chốn nào?
2. Nỗi buồn và ý nghĩa của những bức tượng mồ trong việc thể hiện tình cảm của người sống với người đã khuất.
- Về cỏi ma là đến với cuộc sống mới vui vẻ. Thế nhưng trong tình cảm, không ai không buồn khi phải chia tay với người thân.
+ Biết chết là được đến một thế giới tốt đẹp hơn nhưng người sống vẫn vấn vương, thương nhớ người chết không thôi.
+ Sống đã gắn bó yêu thương sâu nặng thì chết chẳng dễ gì quên nhau.
- Người được ru là người đã chết: pho tượng mồ thay lời người sống ru cho người chết an giấc ngàn thu.
- Người được ru là những người đang sống: vì tượng mồ như chính họ ở bên người chết nên họ củng được an ủi, vỗ về bớt nỗi nhớ thương.
- Bức tranh sinh hoạt của người Tây Nguyên với những nét đặc trưng và quen thuộc nhất: cái hoang sơ phóng khoáng của đất trời, tiếng chiêng trầm trầm đều đặn, những hàng ché nối nhau tràn trề, rượi cần nghiêng ngã uống mềm môi.
- Buồn thương nhưng không quá chìm đắm trong đó, mọi người vẫn rộn ràng, náo nức, nhảy múa, say sưa.
3. Sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước tình yêu thương lâu bền của con người.
- Lời gọi chiều làm liên tưởng đến lời gọi hồn.
- Vượt lên cái chết, tình yêu sẽ ở lại, cái còn lại cuối cùng là cuộc đời, đó chính là tình yêu.
- Kết cấu vòng tròn: chiều như...chiều ơi chiều thể hiện sự quẩn quanh, vấn vương không dứt con người như đắm chìm trong chiều của lễ hội Tây Nguyên.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
- Những pho tượng mồ là nơi người Ba-na, Gia-rai bày tỏ nỗi đau buồn, sự nhớ nhung quyến luyến của người sống với người đã khuất.
2. Nghệ thuật:
- Thơ lục bát có sự ngắt dòng đặc biệt, linh hoạt.
- Âm điệu trầm lắng du dương.
* Ghi nhớ: SGK.
	 4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài dạy.
 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, tìm hiểu một số đề tài khác.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Tuần: 33 	 	Ngày soạn: 16/04/2012
Tiết: 126, 127 	 	Ngày dạy: 19/04/2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
 	- HS làm được bài viết Tập làm văn về văn chứng minh và giải thích.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh về văn chứng minh và giải thích.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó ... 04/2012
Tiết: 128	 	Ngày dạy: 20/04/2012
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
 	- Ôn tập, củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
	- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hàng động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
III. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài. 
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống.
- Thực hành.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
	1.Ổn định lớp:
 	2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS
 	3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 	* GV hướng dẫn HS ôn tập lần lượt từng phần (kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu).
 	- Mỗi phần ôn thứ tự: ôn lí thuyết trước, giải bài tập sau (bài tập theo thứ tự như SGK).
 	* GV cho HS làm việc độc lập rồi trình bày kết quả trước lớp -> GV cùng HS khác nhận xét, bổ sung -> Ghi bảng những ý chính.
 	I / KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH.
 	* Bài1/130: Xác định kiểu câu:
 	Câu 1: Là câu trần thuật ghép, có 1 vế là câu phủ định.
 	Câu 2: Là câu trần thuật đơn.
 	Câu 3: là câu trần thuật ghép, vế sau có 1 VN phủ định (không nở giận).
 	* Bài 2/131. Tạo câu nghi vấn từ câu 2 (BT1).
 	- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất?
(Hỏi theo kiểu câu hành động)
 	- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta?
(Hỏi theo kiểu câu chủ động)
 	- Cái bản tính tốt của người ta, có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?
 	- Những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không?
 	* Bài 3/ 131. Tạo câu cảm thán:
 	- GV hướng dẫn HS 1 từ, các từ khác HS tự làm.
+ Chao ôi buồn!
+ Ôi, buồn quá!
+ Buồn thật!
+ Buồn ơi là buồn!
 	* Bài 4/ 131. Nhận biết cách dùng các kiểu câu.
 	a / Câu trần thuật là các câu 1, 3, 6; Câu cầu khiến là câu 4, câu nghi vấn là các câu: 2, 5, 7.
 	b/ Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu 7.
 	c/ Các câu nghi vấn 2, 5 là những câu không được dùng để hỏi.
Câu 2 được dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên về việc lão Hạc (“cụ”) nói những chuyện có thể xảy ra trong tương lai xa, chưa thể xảy ra trước mắt.
Câu 5 được dùng để giải thích (thuộc kiểu trình bày) cho đề nghị nêu ở câu 4, theo quan điểm của người nói (ông giáo) và cũng là cái lẽ thông thường, thì không có lý do gì mà lại nhịn đói để dành tiền.
 	II/ HÀNH ĐỘNG NÓI:
 	* Bài 1/131: xác định hành động nói của các câu sau:
- Câu 1 : Hành dộng kể (kiểu trình bày).
- Câu 2 : Hành động bộc lộ cảm xúc.
- Câu 3 : Hành động nhận định (kiểu trình bày).
- Câu 4 : Hành động đề nghị (kiểu điều khiển).
- Câu 6 : Hành động giải thích (kiểu trình bày).
- Câu 7 : Hành động hỏi. 
 	* Bài 2/132: Sắp xếp theo bảng.
Cho HS kẻ theo bảng ( như SGK) và theo thứ tự.
STT
Kiểu câu
Hành động nói được thực hiện
Cách dùng
1
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
2
Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc
Gián tiếp
3
Cảm thán
Nhận định
Trực tiếp
4
Cầu khiến
Đề nghị
Trực tiếp
5
Nghi vấn
Giải thích
Gián tiếp
6
Phủ định
Phủ định bác bỏ
Trực tiếp
7
Nghi vấn
Hỏi
Trực tiếp
 	* Bài 3/132: Đặt câu:
- GV hướng dẫn HS đặt câu theo yêu cầu.
	a . VD: Em cam kết không đua xe trái phép (kiểu câu trần thuật hành động cam kết (hứa hẹn), dùng trực tiếp.)
b. Em hứa sẽ đi học đúng giờ (kiểu câu trần thuật, hành động hứa hẹn, dùng trực tiếp).
 	III. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU:
 	* Bài 1/132: giải thích lí do sắp xếp trật tự từ:
	Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được sắp xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện: Thoạt tiên là tâm trạng kinh ngạc, sau đó là mừng rỡ, cuối cùng là hoạt động về tâu vua.
 	* Bài 2/132: Nêu tác dụng của việc sắp xếp từ ngữ ở đầu câu:
	a. Lặp lại cụm từ ở câu trước để tạo liên kết câu.
	b. Nhấn mạnh (làm nổi bật) đề tài của câu nói.
 	* Bài 3/132: So sánh:
	Câu a có tính nhạt hơn vì: Đặt “man mác” trước “khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn
	 Kết thúc thanh bằng (quê) có độ kết thúc thanh trắc.
 4. Củng cố: Gv khái quát lại nội dung bài dạy.
 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. Tiếp tục ôn tập.
 - Chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
 	- Vận dụng những kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
 	- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.	
B. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Giáo án, thu bài của học sinh đã chuẩn bị trước để phân loại đánh giá, tổng kết trong tiết học này.
- Học sinh: Chuẩn bị bài, viết bài, nộp theo sự hướng dẫn của GV.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 * Hoạt động 1:
 - GV nêu yêu cầu của tiết học.
 - GV định hướng cho HS một số chủ đề sau: 
+ Điều tra về tình hình thu gom rác thải nơi em ở (ngõ, xóm, gia đình em) trước đây vài năm, hiện nay, thời gian và hình thức thu gom, kết quả, những vấn đề còn tồn tại? (Vì sao vẫn còn một số gia đình chưa tham gia, vẫn còn hiện tượng đổ rác trộm..), những kiến nghị và phương hướng khắc phục...
+ Một số bài thơ hoặc truyện ngắn, hoặc bút kí, tuỳ bút, phóng sự ngắn về những công nhân công trình đô thị, vệ sinh và môi trường...
+ Cống, rãnh, đường, ngõ, phố em - vấn nạn đến bao giờ? Thực trạng và giải pháp (có số liệu chứng minh cụ thể).
+ Bố tôi, anh trai tôi đã cai được thuốc lá.
+ Về hoạt động chống ma tuý ở phường (xã) em.
+ Biên bản ghi lại các cuộc họp (ở xóm em) về những vấn đề chống nghiện ma tuý.
+ Ngày hội truyền thống dân số ở phường em.
 * Hoạt động 2: Lần lượt chỉ định các tổ trình bày việc làm bài tập của tổ mình.
 * Yêu cầu: 
	+ Người trình bày phải nắm vững tình hình làm bài của tổ.
	+ Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc trước tập thể.
+ GV cùng HS ở dưới lớp theo dõi, góp ý, nhận xét về nội dung, cách thức trình bày. 
+Cử một số HS đọc bài viết của mình (những bài tiêu biểu)
 * Hoạt động 3: GV tổng kết: 
 - Tình hình làm bài của học sinh và tiết học (rút ra những kinh nghiệm về việc thâm nhập thực tế cũng như cách trình bày văn bản, những ưu khuyết điểm phổ biến, tuyên dương những bài viết khá).
	 Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của tệ nạn tiêm chích ma túy và cách phòng chống. 
 	Yêu cầu cần đạt:
 	1. Về kĩ năng: 
 	- Bài làm đúng thể loại: nghị luận về một vấn đề chính trị xã hội mà hiện nay đang được chú trọng và quan tâm của cộng đồng: các tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn tiêm chích ma tuý.
 	- Bố cục rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 
 	2. Về kiến thức: 
 	A. Yêu cầu chung:
 	- Phải có kiến thức về thể loại nghị lận về một vấn đề chính trị xã hội: (có thể kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm để bài văn có cảm xúc).
 	- Biết chọn lọc những chi tiết hợp lí vận dụng vào bài viết của mình để làm rõ vấn đề cần nghị luận. 
 	- Vận dụng phương pháp làm bài một cách phù hợp, khoa học.
 	B. Yêu cầu cụ thể:
 	a. Mở bài: giới thiệu nội dung mà mình lựa chọn để làm bài (chỉ yêu cầu chọn một trong các tệ nạn trên - không đưa tất cả các tệ nạn đó vào bài làm của mình)
 	- Đây là vấn đề mà đang được xã hội quan tâm, cần phải bài trừ. 
 	b. Thân bài:
 	- Giải thích ma tuý là gì? Ma tuý là một loại chất gây nghiện có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo được chiết xuất chủ yếu từ cây thuốc phiện, cây cần sa. Nó gây nghiện nhanh chóng và để lại hậu quả khó lường. Nó vừa có lợi lại vừa có hại tuỳ theo mục đích sử dụng. Ma tuý được chia làm nhiều loại như: bạch phiến, hồng phiến, hê rô in 
 	- Tác hại của ma tuý: (HS có thể đưa thêm một số dẫn chứng hoặc số liệu cụ thể để minh hoạ thêm cho phần nội dung này).
 	+ Đối với bản thân người nghiện: từ một người khoẻ mạnh trở thành con người bệnh hoạn như kém ăn mất ngủ, lười làm việc 
 	- Sợ nước, sợ ánh sáng 
 	- Đi vào con đường tội lỗi  , ảnh hưởng đến gia đình, xã hội...
 	- Con đường ngắn nhất để dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS một căn bệnh mà người bị nhiễm suy giảm hệ thống miễn dịch. 
 	* Đối với gia đình: 
 	- Gia đình sẽ tan nát, chia lìa. 
 	- Của cải tiêu tán  
 	* Đối với xã hội:
 	- Gây rối loạn trật tự xã hội...
 	- Ảnh hưởng nền kinh tế đất nước... 
 	- Ảnh hưởng đến tương lai giống nòi .
 	* Mọi người phải làm gì để phòng chống ma tuý?
 	- Đảng và nhà nước ban hành pháp luật phòng chống, phạt tù và phạt nặng những kẻ tàng trữ và buôn bán ma tuý, xoá bỏ trồng cây thuốc phiện 
 	- Học sinh chúng ta: Học tập tốt, rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, sống lành mạnh, tham gia công tác tuyên truyền cho mọi người bạn bè tránh xa ma tuý.
 	- Nói "không" với ma tuý, báo cáo cho cơ quan chức trách kịp thời khi phát hiện những hành động buôn bán, tàng trữ 
 	c. Kết bài: Khẳng định lại tác hại của ma tuý đối với cuộc sống cộng đồng.
 	- Cần tránh xa và bài trừ tận gốc cái ác, cái xấu để xã hội trong sạch, văn minh. 
 	C/ Biểu điểm chấm:
 	- Điểm 9-10: bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài làm có cảm xúc, bố cục chặc chẽ, diễn đạt mạch lạc, sai lỗi diễn đạt và chính tả không đáng kể.
 	- Điểm 7-8: Bài viết đạt yêu cầu như điểm 9,10 nhưng về nội dung còn 1 số sai sót nhỏ về dùng từ, lỗi chính tả từ 3 đến 4 lỗi.
 	- Điểm 5-6: Bài làm đúng ý, bố cục đầy đủ nhưng chưa sâu, sai lỗi dùng từ chính tả từ 5 đến 8 lỗi.
 	- Điểm 3-4: Bài làm chưa đạt yêu cầu (đạt 1/3 yêu cầu) nội dung sơ sài, diễn đạt chưa lưu loát, sai lỗi nhiều.
 	- Điểm 1- 2: Bài làm lạc đề chưa nắm vững kiểu bài, quá yếu về diễn đạt, lan man, viết những chuỗi câu vô nghĩa.
 ( Dựa vào bài làm của học sinh để giáo viên cho điểm hợp lý).
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 TUAN 33.doc