Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 125 đến tiết 130

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 125 đến tiết 130

* MỤC TIÊU:

 Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường,thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.

 *KIẾN THỨC CHUẨN:

 1.Kiến thức:

 -Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

 -Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên,môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.

 2.Kĩ năng:

 -Biết cách đọc,tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.

 -Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-at-tơn.

 -Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV, tranh.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 125 đến tiết 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 30
TIẾT 125-126. VĂN HỌC.
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
* MỤC TIÊU: 
 Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường,thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
 *KIẾN THỨC CHUẨN: 
 1.Kiến thức: 
 -Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
 -Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên,môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
 2.Kĩ năng: 
 -Biết cách đọc,tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
 -Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-at-tơn.
 -Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
* CHUẨN BỊ:	
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, tranh.
*HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Tại sao gọi cầu Long Biên là chứng nhân cho lịch sử? Nêu ý nghĩa của văn bản?
-Ngày nay, thiên nhiên, môi trường đang bị ô nhiễm khá nặng nề. Con người vô ý hoặc cố ý đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Không phải chỉ đến ngày nay con người mới biết đến việc kêu gọi gìn giữ môi trường, mà trước đây việc làm này cũng đã được đề cập đến trong bài “bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Vì nó đã chứng kiến biết bao thăng trầm, đổi thay của lịch sử. Phần III ở vở.
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Gọi HS đọc chú thích *. Yêu cầu HS nêu xuất xứ?
-GV thuyết giảng về việc người da trắng xuất hiện ở châu Mỹ, đánh đuổi người da đỏ.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý một số đoạn thể hiện tâm tư tình cảm của người da đỏ. Gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ.
-Hỏi: Trong ký ức của người da đỏ luôn khắc ghi điều gì?
-Hỏi: tại sao vị thủ lĩnh nói rằng đó là những điều thiêng liêng?
-Hỏi: Nét nổi bật trong đoạn văn này là phép so sánh, nhân hóa. Hãy tìm và nêu tác dụng của nó?
* Chuyển ý: Người da trắng lo lắng điều gì sau khi giao đất đai cho người da đỏ?
-Hỏi: Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng?
-Hỏi: Những âu lo đó được bày tỏ như thế nào?
-Hỏi: Đoạn văn đã sử dụng nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp, đối. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng? Em hiểu gì về cách sống của người da đỏ?
* Chuyển ý: Cuối cùng người da đỏ đã kiến nghị điều gì với người da trắng? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo?
-Hỏi: Cuối bức thư, thủ lĩnh người da đỏ kiến nghị điều gì?
-Hỏi: Em hiểu thế nào là câu nói “đất là mẹ”?
* Chuyển ý: văn bản đã giáo dục ta điều gì? để hiểu về vấn đề ấy, chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân ý nghĩa.
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: (nhiều HS bổ sung ý kiến, lấy dẫn chứng tr 136, 137 SGK).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo).
* Hoạt động 2 (69’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
Xuất xứ: Bức thư trả lời của thủ lĩnh da đỏ với tổng thống Mỹ 1854. 
II.Phân tích:
1.Nội dung:
 a.Những điều thiêng liêng trong ký ức người da đỏ: (từ đầu . . . cha ông chúng tôi).
-Đất đai, cây lá, tiếng côn trùng, bông hoa . . . đẹp đẽ, cao quý, cần được tôn trọng và giữ gìn.
-Nghệ thuật so sánh, nhân hóa: Sự vật gần gũi, thân thiết với con người. Con người gắn bó, yêu quý, tôn trọng môi trường thiên nhiên.
HẾT TIẾT 125
b.Những âu lo của người da đỏ:
(tiếp . . . ràng buột).
-Đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá: Khai thác, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên . . .
-Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp từ, ngữ, đối . . . thể hiện sự khác biệt giữa hai cách sống, sự tôn trọng, hòa hợp với thiên nhiên, yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường như mạng sống của mình.
c.Kiến nghị của người da đỏ: (còn lại).
Kính trọng đất đai, đất là mẹ  vì đất là nơi sản sinh và là nguồn sống của muôn loài.
 2.Nghệ thuật:
 -Phép so sánh,nhân hóa,điệp ngữ và thủ pháp đối lập.
 -Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm chân thành,tha thiết với mảnh đất quê hương.
 -khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ.
-Hỏi: Qua bức thư của thủ lĩnh người da đỏ, văn bản đã đặt ra vấn đề gì cho nhân loại? (sau khi HS trả lời, GV giới thiệu tranh ở sổ tư liệu cho HS xem).
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập. Yêu cầu HS về nhà thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 3 (12’)
 3.Ý nghĩa văn bản:(SGK)
-Hỏi: Qua ý nghĩa giáo dục của văn bản, bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên và môi trường?
-Học bài. Chuẩn bị “Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ” (tiếp theo).
* Câu hỏi soạn: 
 BT a,b (I); BT 1,2 (II) tr 141 SGK.
-Trả lời: Không chặt phá cây xanh bừa bãi; không săn bắt loài vật vô cớ để mua vui; góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp . . . 
* Hoạt động 4 (4’)
Hướng dẫn tự học
 Tuần: .Tiết 127. TIẾNG VIỆT
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ 
(tiếp theo)
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
* MỤC TIÊU:
 -Nắm được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
 -Biết tránh các lỗi trên.
 *KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức: 
 -Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
 -Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
 2.Kĩ năng: 
 -Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
 -Chữa được các lỗi trên,bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
*HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Ở tiết trước, chúng ta vừa tìm hiểu hai trường hợp thường hay mắc lỗi khi viết. Hôm nay, ta lại tiếp tục phát hiện, tìm cách sửa chữa một số lỗi mà thông thường cũng hay mắc phải.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Gọi HS đọc BT phần (I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu một trường hợp câu viết sai nữa.
-Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS chữa lại cho đúng.
* Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về các lỗi trên mà ta hay thường mắc phải, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi). 
* Hoạt động 2 (18’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:
a.Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
* Cách chữa: Thêm vào chủ ngữ và vị ngữ.
b.Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
* Cách chữa: Thêm vào chủ ngữ và vị ngữ.
II.Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu:
1.Bộ phận in đậm miêu tả hành động của chủ ngữ (ta).
2.Sai về mặt nghĩa.
* Cách chữa: Đưa chủ ngữ ta và một phần của vị ngữ ra đầu câu
VD: ta thấy dượng Hương Thư
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (23’)
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1.a.Cầu /được đổi  Long Biên.
 C V
b.Lòng tôi / lại nhớ  oai hùng.
 C V
c.Tôi / cảm thấy  vững chắc.
 C V
2.(Cho HS điền cách điền đúng, hay).
3.a.Thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
b.Thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
c.Thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
(Cho HS ghi cách làm đúng).
4.a.Sai về quan hệ ngữ nghĩa (cây cầu là chủ ngữ).
-Chữa: Những chiếc xe tải nặng nề vừa bóp còi  yên tĩnh vừa vượt qua cây cầu.
b. Sai về quan hệ ngữ nghĩa. (có nghĩa là mẹ vừa đi học về).
-Chữa:  Thúy được mẹ 
c.Sai về quan hệ ngữ nghĩa.
-Chữa:  gọi em và cho em 
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “Luyện tập về viết đơn và chữa lỗi”.
* Câu hỏi soạn:
BT 1,2,3 tr 143 SGK.
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (2’)
Hướng dẫn tự học
TIẾT 128. TẬP LÀM VĂN.
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH VIẾT ĐƠN
VÀ SỬA LỖI
* MỤC TIÊU:
 Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn.
 * KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức:
 -Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn(về nội dung,về hình thức).
 -Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn.
 2.Kĩ năng: 
 -Phát hiện và sửa các lỗi sai thường gặp khi viết đơn.
 -Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV
*HƯỚNG DẪN –THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Khi nào cần viết đơn? Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn?
-Các em đã được học bài “viết đơn”. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về cách viết đơn và sữa lỗi về đơn.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần I và II ở vở.
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Bước 1: Gọi HS đọc BT ở SGK. GV giao việc cho HS, chia 3 nhóm, mỗi nhóm 1 BT.
-Bước 2: GV gọi HS nêu ý kiến. GV tổng kết, nhắc nhở HS những điều cần ghi nhớ.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện luyện tập.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. 
-Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
* Hoạt động 2 (19’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Các lỗi thường mắc khi viết đơn:
1.Đơn này thiếu các mục cần thiết sau: Quốc hiệu, tên người viết đơn, thiếu ngày tháng, nơi viết, chữ ký.
2.Đơn này mắc các lỗi: Lý do không chính đáng, thiếu ngày tháng, nơi viết đơn. Tên em là ® em tên là.
3.Đơn này mắc các lỗi: Hoàn cảnh đơn không có sức thuyết phục (bệnh nhiều ® không thể tự ngồi viết ® phụ huynh viết). Tên em ® em tên.
-Gọi HS đọc BT1,2, xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ choa lớp ra 2 nhóm, mỗi nhóm 1 BT, mỗi nhóm chia ra hai nhóm nhỏ).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến.
* Hoạt động 3 (18’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
1.2. (Cho HS ghi vào vở đơn viết đúng, hoàn chỉnh).
-Hỏi: Em rút ra được kinh nghiệm gì khi cần phải viết đơn?
-Xem lại bài. Chuẩn bị “Động Phong Nha”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Động khô như thế nào? 2.Động nước? 3.Cảnh ngoài? 4.Giá trị Đông Phong Nha? 5.Ý nghĩa của văn bản? 
-Trả lời: Viết phải đầy đủ các mục, trình bày trang trọng, sáng sủa . . .
* Hoạt động 4 (3’)
Hướng dẫn tự học
Ký duyệt
TUẦN 33
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 31
TIẾT 129. VĂN HỌC.
ĐỘNG PHONG NHA
* MỤC TIÊU: ( Trần Hoàng)
 -Mở rộng thêm kiến thức về văn bản nhật dụng.
 -Thấy được vẻ đẹp dáng tự hào và tiềm năng du lịch của động Phong Nha.
 *KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức : 
 Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha.
 2.Kĩ năng: 
 -Đọc-hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường,danh lam thắng cảnh.
 -Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV
*HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Những điều thiêng liêng trong ký ức người da đỏ là gì? Kiến nghị của người da đỏ?
-Hỏi: Những lo âu của người da đỏ? Nêu ý nghĩa của văn bản?
-Nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “động Phong Nha”, một thắng cảnh nổi tiếng không riêng gì với người Việt Nam mà còn nổi tiếng trên thế giới.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần phân tích 1, 3 ở vở.
-Trả lời: Phần phân tích 2 và III ở vở.
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS nêu xuất xứ.
-Hỏi: Tại sao văn bản này là văn bản nhật dụng?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu động khô Phong Nha xem như thế nào?
-Hỏi: Hãy cho biết vị trí địa lý của động Phong Nha?
-Hỏi: Tại sao gọi là động khô? Nó được miêu tả như thế nào?
* Chuyển ý: Còn động nước thì thế nào? Ta sẽ tiếp tục tỉm hiểu.
-Hỏi: Động nước Phong Nha được kể và tả qua những chi tiết nào?
-Hỏi: Cảnh sắc ra sao?
* Chuyển ý: Tiếp tục ta sẽ tìm hiểu cảnh ngoài của Phong Nha.
-Hỏi: Cảnh ngoài động phong Nha được tác giả cảm nhận như thế nào?
* Chuyển ý: Thế thì động Phong nha có giá trị như thế nào?
-Hỏi: Nhà thám hiểm ngưới Anh đã đánh giá thế nào về động Phong Nha?
-Hỏi: Triển vọng của động Phong Nha ra sao?
* Chuyển ý: Văn bản giúp ta hiểu gì về đất nước Việt Nam? chúng ta sẽ tìm hiểu phần ý nghĩa?
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Nội dung đề cập đến một vấn đề gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người.
-Trả lời: (đoạn đầu văn bản tr 144).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 2 (27’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
Xuất xứ: Trích từ sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ của Trần Hoàng.
II.Phân tích:
 1.Nội dung:
 a.Động khô Phong Nha:
Là hang động lớn nằm trên núi cao có nhiều nhũ đá, cột đẹp.
 b.Động nước Phong Nha:
-Chảy suốt ngày đêm, đi vào bằng thuyền, nhiều buồng, còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá.
-Lộng lẫy,kỳ ảo, thạch nhủ đủ hình, màu sắc, lóng lánh như kim cương, có bãi cát, bài đá 
 c.Cảnh ngoài động Phong Nha:
Ta có cảm giác như lạc vào thế giới của tiên cảnh đầy huyền bí, thiêng liêng.
 d.Giá trị động Phong Nha:
-Được đánh giá cao (7 điều nhất) là thắng cảnh của Việt Nam và thế giới.
-Hấp dẫn các nhà khoa học. Địa điểm du lịch để giới thiệu đất nước Việt Nam với thế giới.
 2.Hình thức:
 -Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình,biểu cảm.
 -Sử dụng các số liệu cụ thể khoa học.
 -Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian,thời gian hành trình du lịch Phong Nha.
-Hỏi: cảnh đẹp Phong Nha gợi cho em suy nghĩ gì về quê hương đất nước? 
-Hỏi: Có dịp (điều kiện) em sẽ đến thăm Phong Nha không? Vì sao?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Đến (tùy theo HS giải thích tại sao).
-HS đọc. Trả lời: Em sẽ giới thiệu động khô, động nước, cảnh ngoài, lời nhận xét của nhà thám hiểm người Anh . . .
* Hoạt động 3 (10’)
3.Ý nghĩa văn bản:(SGK)
-Hỏi: Hãy giới thiệu cảnh đẹp của quê hương em?
-Học bài. Chuẩn bị “Ôn tập về dấu câu”.
* Câu hỏi soạn: 
BT 1,2 (I); 1,2 (II) tr 149, 150, 151 SGK.
-Trả lời: cánh đồng lúa bát ngát, vườn cây ăn trái . . .
* Hoạt động 4 (3’)
Hướng dẫn tự học
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 Tuần:
 Tiết 130. TIẾNG VIỆT.
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than.
 *KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức:
 Công dụng của dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than.
 2.Kĩ năng: 
 -Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than trong khi viết.
 -Phát hiện và sửa đúng một số lỗi thường gặp dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than. 
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập về một số dấu câu mà các em đã được học ở tiểu học: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ nhóm 1 bàn).
-Hỏi: Vị trí của các dấu câu trên dùng khi nào?
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
* Chuyển ý: Nhưng cũng có khi ta lại dùng sai dấu câu. Vậy chúng ta sẽ thực hiện chữa một số lỗi thường gặp.
-Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện từgn phần.
-Gọi HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện tứng phần.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập để phát hiện thêm một số lỗi trong việc dùng dấu câu.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến:
a.dấu (!) b.dấu (?) c.Dấu (!) (!) d.Dấu (.) (.) (.)
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: a.Câu 2,4 là câu cầu khiến nhưng dùng dấu chấm. Đó là cách dùng đặc biệt
b. (! ?) nghi ngờ, châm biếm.
(HS ghi ý tiếp theo).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 2 (21’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Công dụng:
-Thông thường dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, cảm thán.
-Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, chấm than trong ngoặc đơn và sang một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay của từ ngữ đó.
II.Chữa một số lỗi thường gặp:
1.a.Dùng (.) là đúng (phần 1).
b.Dùng (;) là đúng (phần 2).
2.a. Dùng (?) ở câu 1,2 là sai vì không phải câu hỏi.
b.Dùng (!) ở câu 3 là sai vì đây là câu trần thuật đơn.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT5, yêu cầu HS về nhà tự thực hiện.
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (20’)
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1.Lương (.) xám (.) đã đến (.) tỏa khói (.) trắng xóa (.).
2.-Sau chữ chưa thứ hai đặt (?) là sai vì đó là một tiếng trả lời.
-Sau chữ vậy đặt (?) là sai vì đây không phải là câu nghi vấn
3.-Đặt ở câu (1) vì đây là câu cảm thán.
-Đặt ở câu (2) (. Hoặc !) câu câù khiến.
4.Theo thứ tự: (?) (?) (.) (?) (!) (!) (.)
 -Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “Ôn tập dấu câu” (tiếp theo).
* Câu hỏi soạn: BT1,2 tr 157.
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (2’)
Hướng dẫn tự học

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 125-130.doc