Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 131, 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 131, 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

A- Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.

- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

2. Kĩ năng: - Tiếp cận 1 VB nhật dụng

 - Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.

II. Chuẩn bị của GV – HS:

1. GV: chuẩn bị đề kiểm tra.

2. HS: - Chuẩn bị bài, ôn tập theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.

III. Các hoạt động lên lớp

1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của HS

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 131, 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 5 / 3 / 2012.
Tiết 131,132:
tổng kết phần văn bản nhật dụng
A- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng: - Tiếp cận 1 VB nhật dụng
 - Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: chuẩn bị đề kiểm tra.
2. HS: - Chuẩn bị bài, ôn tập theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.
III. Các hoạt động lên lớp 
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của HS
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế,đ/hướng chú ýcho HS.	
Phương pháp: Thuyết trình 
HĐ2: Ôn tập khái niệm, đặc điểm văn bản nhật dụng.
Mục tiêu:HS nắm được khái niệm, đặc điểm của VB nhật dụng.
Phương pháp:vấn đáp, nêu vấn đề, Thuyết trình, giải thích, minh hoạ.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập về văn bản nhật dụng qua hệ thống câu hỏi.
II. Ôn tập khái niệm, đặc điểm của văn bản nhật dụng.
1. Khái niệm:
- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của con người và cộng đồng.
- Thế nào là văn bản nhật dụng?
- Thế nào tính cập nhật của VB nhật dụng?
- yêu cầu về tính văn chương được đặt ra với văn bản nhật dụng như thế nào?
- VBND không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại - mọi kiểu văn bản).
- Tính cập nhật của nội dung văn bản: Kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày - cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng - đề tài (đề tài có tính chất cập nhật). VBND tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội.
- Văn bản nhật dụng có thế mạnh riêng giúp học sinh thâm nhập cuộc sống thực tế.
- Tính văn chương của văn bản nhật dụng: không phải là yêu cầu cao, nhưng là yêu cầu quan trọng mới chuyển tải một cách cao nhất - sâu sắc - thấm thía tới người đọc về tính chất thời sự nóng hổi của vấn đề mà văn bản đề cập.
- Văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì về mặt nội dung?
2. Đặc điểm của văn bản nhật dụng: 
a. Nội dung:
- Đề tài của văn bản có tính cập nhật, gắn với cuộc sống
bức thiết hàng ngày, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
- Tất cả các vấn đề luôn được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, được XH và địa phương quan tâm.
- Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế (Thế giới quan tâm).
- Về hình thức, văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì?
b. Hình thức:
- Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản).
- Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết phục.
HĐ 3. Lập bảng tổng kết văn bản nhật dụng: ( bản đồ tư duy )
Lớp
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chính
Nghệ thuật
6
Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử
Bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng của Hà Nội. Tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi trở thành một chứng nhân lịch sử không chỉ của riêng Hà Nội mà của cả nước.
Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sự hấp dẫn của bài văn.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Viết thư
Nghị luận kết hợp với biểu cảm, thuyết minh.
Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của tổng thống Mĩ Phreng - Klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi - ớt - tơn: con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như mạng sống của chính mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại.
Giọng văn truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ phong phú đa dạng.
Động Phong Nha
Bút kí
Thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Động Phong Nha ở miền Tây tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất “Đệ nhất kì quan”. Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có Động Phong Nha cũng như thắng cảnh khác (Được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới).
Tả, kể theo trình tự: từ ngoài vào trong.
- Từ khái quát đến chi tiết cụ thể.
- Kết hợp với những chi tiết lời bình của nhà thám hiểm.
- Lời văn giàu cảm xúc.
7
Cổng trường mở ra.
Tuỳ bút
Biểu cảm kết hợp với tự sự.
Tấm lòng yêu thương và tình cảm sâu nặng đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Nhưng dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng.
Khắc hoạ tâm lí nhân vật rõ nét.
Mẹ tôi
Tuỳ bút
Biểu cảm kết hợp với tự sự.
Qua bức thư của người bố viết cho con, thể hiện tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.
Với những lời nói chân thành sâu sắc của người bố gợi lại những hình ảnh cụ thể về sự hi sinh của người mẹ. Bài viết đầy cảm xúc.
Cuộc chia tay của những con búp bê.
Truyện ngắn
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Cuộc chia tay đau đớn đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gữ gìn. Không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên trong sáng ấy.
- Tình tiết cảm động.
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất phù hợp, tạo sự hấp dẫn, chân thực, giàu sức thuyết phục.
Ca Huế trên sông Hương
Bút kí
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Cố đô Huế nỏi tiếng không phải chỉ có danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hoá âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng được trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
- Miêu tả chân thực và sinh động, giàu yếu tố biểu cảm.
- Sự am hiểu tinh tế của người viết về một di sản văn hoá dân tộc.
8
Thông tin về ngày trái đất năm 2000 
Thông báo
Nghị luận kết hợp với hành chính.
tác hại của việc dùng bao ni lông đoi môi trường 
Giới thiệu chi tiết, cụ thể, số liệu chính xác, lập luận chặt chẽ kết hợp với yếu tố biểu cảm nên tính thuyết phục cao.
Ôn dịch thuốc lá
Xã luận
Thuyết minh kết hợp với nghị luận, biểu cảm.
Tác hại của thuốc lá ảnh hưởng đến kinh tế và sức khoẻ của con người.
- Số liệu cụ thể, chính xác. 
- Bằng cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, cách so sánh bằng yếu tố biểu cảm nên đầy tính thuyết phục.
Bài toán dân số
Nghị luận
Nghị luận kết hợp với tự sự, thuyết minh.
Đất đai không sinh thêm, con người ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình -> Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển XH.
Dựa trên cơ sở một bài toán cổ kể về việc kén rể của nhà thông thái làm cơ sở cho việc lập luận chặt chẽ. Các số liệu cụ thể, chính xác.
9
Phong cách Hồ Chí Minh 
Nghị luận
Nghị luận kết hợp với thuyết minh, biểu cảm.
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
Chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp mạch lạc, phù hợp, hài hoà. Ngôn từ sử dụng chuẩn mực, hình ảnh đẹp.
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Xã luận.
Nghị luận kết hợp với biểu cảm
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hoà bình thế giới.
Bài viết giàu sức thuyết phục bởi lập luận chặt chẽ, tính xác thực cụ thể và nhiệt tình tác giả.
Tuyên bố thế giới  trẻ em
Tuyên bố
Nghị luận kết hợp với thuyết minh.
Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em của cộng đồng quốc tế.
Bố cục mạch lạc, hợp lý. Các ý trong văn bản có mối quan hệ với nhau.
HĐ 4: Tìm hiểu pp học VBND
III. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
- GV hướng dẫn HS rút ra những bài học về
-5yêu cầu:
 phương pháp học văn bản nhật dụng qua hệ thống câu hỏi, gợi ý:
+ Lưu ý ND các chú thích của VB nhật dụng.
+ Liên hệ các v/đề trong VBND và đ/sống XH.
- Muốn học tốt văn bản nhật dụng trước hết cần lưu ý đến vấn đề gì?
+ Có ý kiến quan điểm riêng trước các v/đề đó.
+ Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ v/đề được đặt ra trong VBND.
- Mối quan hệ giữa văn bản nhật dụng với các môn học khác như thế nào? Từ đó có thể rút ra bài học gì?
+ Căn cứ vào các đặc điểm và phương thức biểu hiện để phân tích 1 VBND.
- Qua đó, có thể rút ra những kết luận gì về phương pháp học văn bản nhật dụng?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững chức năng, tính cập nhật của VBND và hệ thống VBND được học ở THCS.
- Chuẩn bị tiết 133: Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt )
 .......................................................................................................... 
 Ngày soạn: 7 / 3 / 2012.
Tiết 133:
Chương trình địa phương
(phần tiếng việt)
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:- Mở rộng vốn từ ngữ địa phương.
- Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được 1 số TN địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.
- Biết nhận xét cách sử dụng TN địa phương trong các bài viết phổ biến hoặc trong văn chương NT.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: - Tìm hiểu kĩ chuẩn kiến thức, SGK , SGV ngữ văn địa phương Hà Tĩnh .
 - Bảng phụ. Sưu tầm trong thơ - ca – nhạc có sử dụng từ ngữ địa phương Hà Tĩnh.
2. HS: - Chuẩn bị bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.
III. Các hoạt động lên lớp 
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của HS
2.Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK.
- Cho câu thơ:
 “ Những người ló đụn, tiền kho
I.Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xét VD:
 - Có thể thay thế các từ in đậm bằng từ toàn dân nhưng sắc thái biểu cảm, màu sắc địa phương trong
Rọt như chạc chỉn, mồm to bằng tròi “
? Có thể thay các từ in đậm bằng từ ngữ toàn dân được không? Vì sao?
câu ca dao bị giảm đi nhiều. Vì vậy không thể thay.
? Nhận xét cách dùng từ trong đoạn văn sau. Em hãy chữa lại cho đung với văn viết.
- Đoạn văn dùng nhiều từ địa phương, không hợp với phong cách ngôn ngữ viết, làm giảm sự trong sáng, gây cản trở đến giao tiếp. Các từ địa phương cần phải
 chữa lại là ( từ được gạch chân )
“ Đến bây giừ em vẫn chưa biết quê cha. Bởi vì cha em đã để mẹ em, đi rất ngái, hơn 10 năm rồi. Hai mẹ con em ở với bà ngoại. Bà ngoại cho em hay: quê em ngái lắm, ở miền rú rừng, đàng sá đi lại rất khó khăn. Dù nhớ quê, em cũng không tài chi về được.”
Hoạt động 2: H/dẫn HS đọc kĩ ghi nhớ
2. Kết luận:
? Qua 2 bài tập trên em có nhận xét gì về tiếng địa và cách sử dụng từ địa phương? 
- Tiếng địa phương là tiêng nói riêng của cư dân ở 1 vùng nhất định. Về căn bản, đó chỉ là chi nhánh ngôn ngữ của toàn dân
- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương. Biết sử dụng đúng lúc đúng chổ thì từ ngữ địa phương sẽ góp phần tạo nên giá trị biểu đạt cao cho lời nói.
Hoạt động 3: H/dẫn luyện tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận:
? Tìm 1 số câu thơ, lời hát viết về HT có sử dụng từ ngữ địa phương.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Một số câu trong các ca khúc viết về 
Hà Tĩnh có dùng từ địa phương.
- Đi mô rồi cũng nhớ về HT ( N-V-Tý )
-Trời mô xanh bằng tròi Can Lộc
- Đại diện nhóm trả lời. Nhóm nào trả lời được nhiều, nhóm đó được điểm.
- Các nhóm khác nhận xét. GV bổ sung.
? Phân tích sắc thái địa phương trong bài dân ca sau:
“ Muối ba năm muối đương còn mặn
 Ba vạn sáu ngàn ngày nỏ xa. ” 
? Đoạn thơ sau đây có 1 số từ địa phương. Em hãy chỉ rõ từ nào Nguyễn Du dùng, từ nào HS viết sai? Hãy sửa lại cho đúng với nguyên tác.
Nước mô xanh bằng dòng nước sông La (Doãn Nho)
- Đẹp lắm ai ơi Sông La, Hồng Lĩnh
Xô Viết quê mình gái nỏ kém chi trai ( Lê Hào )
- Răng biết nước Sông La
 Răng biết rú Hồng Lĩnh 
2. Bài tập 2:
- Các từ địa phương là các h/ảnh quen thuộc được dùng theo lối ẩn dụ, cách nói quá  -> Khẳng định 1 tình cảm thiêng liêng, mãnh liệt, thủy chung son sắt của những đôi lứa yêu nhau
 => Cách dùng từ ngữ, h/ảnh, âm hưởng của làn điệu dân ca đã góp phần khẳng định nét văn hóa đẹp đẽ trong con người HT xưa và nay.
3. Bài tập 3: 
Các từ địa phương có trong đoạn thơ ( Trích “ Truyện Kiều – Nguyễn Du )
ả ( TK là chị )
Ngài ( người – mỗi người một vẽ )
Coi ( xem )
San ( sơn )
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Hoàn thành các BT đã làm ở lớp.
- Đọc trước một số đề bài ( SGK trang 99 ) để chuẩn bị Viết bài TLV số 7
- Chuẩn bị tiết 134, 135: Viết bài TLV số 7.
 Ngày soạn: 7 / 3 / 2012.
Tiết 134,135: Viết bài tập làm văn – số 7
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng về kiểu bài nghị luận về 1 t/p truyện ( hoặc đoạn trích ), bài nghị luận về 1 đoạn thơ bài thơ được học ở các tiết trước đó.
- Biết vận dụng 1 cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình 
2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài TLV nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả )
 II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: - Tìm hiểu kĩ chuẩn kiến thức, SGK , SGV và soạn bài.
 - Một số đề văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
2. HS: - Chuẩn bị bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV
III. Các hoạt động lên lớp 
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )
3.Bài mới:
Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng.
Đề bài: Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ “ Viếng lăng Bác ” của nhà thơ Viễn Phương.
Hoạy động 2: Tìm hiểu đề.
 - Thể loại: Nghị luận ( toàn bộ t/p văn học )
 - Nội dung: Tình cảm sâu nặng của t/g và nhân dân đối với Bác.
Hoạt động 3: Lập dàn ý – Bieu diem:
1. Mở bài: ( 1đ)
- Giới thiệu bài thơ “ Viếng lăng Bác ” và t/ g Viễn Phương.
- Bài thơ nói lên 1 cách cảm động tình cảm sâu nặng của t/g và nhân dân miền Nam đối với Bác.
2. Thân bài: ( 7 đ )
Phân tích, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài.
- Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng, thành kính, gợi không khí ấm áp, gần gũi giữa nhân dân MN với Bác.
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người VN.
- Những suy tưởng của t/g, của nhân dân MN qua h/ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
- Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối:
 + Tình cảm lưu luyến.
 + Ước nguyện chân thành.
- Liên hệ với 1 số bài thơ khác viết về Bác -> tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ, đó là tình cảm không chỉ của nhân dân MN mà còn của muôn triệu người VN đối với Bác.
- Đánh giá nghệ thuật của bài thơ.
3. Kết bài: ( 1đ )- Khẳng định lại giá trị bài thơ và nêu suy nghĩ của bản thân.
( Trình bày đẹp, rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng: 1đ )
Hoạt động 4: HS làm bài.
- GV nhắc nhở ý thức làm bài của HS.
- Hướng dẫn HS làm ra vở nháp ( 15’), sau đó viết vào bài làm.
Hoạt động 5: Thu bài.
- GV thu bài về chấm.
- Nhận xét giờ làm bài.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Chuẩn bị tiết 136: Hướng dẫn đọc thêm – Bến quê.
( Đọc kĩ truyện, tóm tắt và soạn theo câu hỏi SGK )

Tài liệu đính kèm:

  • docMAIKA VAN 9 TUAN 28 MOI.doc