* MỤC TIÊU:
-Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học.
*KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
Công dụng của dấu phẩy.
1.Kĩ năng:
-Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.
-Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy.
* CHUẨN BỊ:
-HS: Đọc bài, soạn.
-GV: SGK, SGV.
a0 BÀI 32 Tuần: .Tiết131. TIẾNG VIỆT. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY) Ngày soạn: Ngày dạy: * MỤC TIÊU: -Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học. *KIẾN THỨC CHUẨN: 1.Kiến thức: Công dụng của dấu phẩy. 1.Kĩ năng: -Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy. -Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV. *HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. -Hỏi: Công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than? -Chúng ta tiếp tục ôn tập về dấu câu (dấu phẩy). Đây là dấu câu mà các em đã được học ở tiểu học. -Lớp trưởng báo cáo. -Trả lời: Phần I ở vở. * Hoạt động 1 (5’) (KHỞI ĐỘNG). -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần. -Hỏi: Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên? * Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện chữa một số lỗi thường gặp. -Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện. -Hỏi: Hãy giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên? * Chuyển ý: Ta sẽ luyện tập về một số trường hợp dúng dấu phẩy. -HS đọc. Trả lời: a.Đặt sau các từ: Đó, ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, dậy. b.Người, tay, sống, nhau. c.Trung. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời: (Dựa vào ghi nhớ SGK). * Hoạt động 2 (20’) (HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI) I.Công dụng: Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. -Giữa thành phần phụ và chủ ngữ, vị ngữ. -Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. -Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. -Giữa các vế của một câu ghép. I.Chữa một số lỗi thường gặp: 1.a.Đặt sau các từ: mào, sậu, đen, đi, về, lên xuống, nhau, chuyện, nhau. b.Thụ, đông. Vẻo. -Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện. -Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện. -Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện. -Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện. * Đọc thêm: -Gọi HS đọc thêm. -HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. * Hoạt động 3 (18’) (LUYỆN TẬP) III.Luyện tập: 1.a.nay, nước. b.sáng, cây, đồi, lũng, đất, nhà. 2. (Cho HS ghi cách điền đúng, hay). 3. (Cho HS ghi cách điền đúng, hay). 4.Tạo nhịp điệu đều đều, chậm rãi, diễn tả một công việc bền bĩ, lâu đời, lâp đi lặp lại chẳng đổi thay. -Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK. -Học bài. Chuẩn bị “Trả bài tập làm văn và tiếng việt” (nghiên cứu lại các đề đã làm). -HS đọc. * Hoạt động 4 (2’) Hướng dẫn tự học TIẾT 132. TIẾNG VIỆT, TẬP LÀM VĂN. TRẢ BÀI: TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠ0, KIỂM TRA TIẾNG VIỆT * MỤC TIÊU: -Thấy được những ưu, khuyết điểm trong hai bài kiểm tra. -Biết cách khắc phục những khuyết điểm và phát huy ưu điểm. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: * Hoạt động 1 (2’) (KHỞI ĐỘNG) -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh. -Giới thiệu bài: Vừa qua các em đã thực hiện làm bài kiểm tra tập làm văn miêu tả sáng tạo và bài kiểm tra tiếng việt. Hôm nay, thầy sẽ trả hai bài kiểm này để chúng ta cùng rút ra được những ưu, khuyết điểm cho bản thân. * Hoạt động 2 (42’) (TRẢ BÀI KIỂM TRA) I.Trả bài tập làm văn: -Gọi HS nhắc laị đề bài. GV viết đề lên bảng rồi gọi HS xác định yêu cầu của đề. -Gọi HS xây dựng dàn ý chi tiết (dàn ý ở sổ chấm trả bài). -Phát bài và hướng dẫn nhận xét bài làm. -GV tổng kết, biểu dương, nhắc nhở, nêu một vài lỗi phổ biến nhất cần phải khắc phục ngay và những lưu ý cho bài làm tới. II.Trả bài kiểm tra tiếng việt: -Nhận xét chung. -Gọi HS bổ sung ý kiến thành đáp án đúng. -Phát bài. Biểu dương, nhắc nhở. * Hoạt động 3 (1’) (CỦNG CỐ-DẶN DÒ) -Về xem lại bài kiểm tra. Chuẩn bị “Tổng kết phần văn và tập làm văn”. * Câu hỏi soạn: BT tr 155, 156. Ký duyệt TUẦN 34 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 133-134. VĂN, TẬP LÀM VĂN. TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN * MỤC TIÊU: -Nắm được các phương thức biểu đạt đã sử dụng trong các văn bản đã học. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài trước. -GV: SGK, SGV. * HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN: * Hoạt động 1 (KHỞI ĐỘNG) -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh. -Giới thiệu bài: Các em đã học xong phần văn và tập làm văn của chương trình lớp 6. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài tổng kết lại hai phần ấy. Đây là những kiến thức hết quan trọng trong chương trình, làm cơ sở để các em học ở chương trình lớp 7. * Hoạt động 2 (TỔNG KẾT – ÔN TẬP) A.Tổng kết phần văn: -Câu 1:Gọi HS đọc.Yêu cầu HS về nhà thực hiện. -Câu 2:Gọi HS đọc .Thực hiện: HS đọc lại các khái niệm ở SGK (bài 1, 5, 10, 14, 29). -Câu 3: Gới ý để HS về nhà tự tìm hiểu. -Câu 4: Gọi HS đọc. Ỵêu cầu HS nêu ý kiến. -Câu 5: Gọi HS đọc. Trả lời: Giữa truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm giống nhau về phương thức biểu đạt: Truyện nào cũng giống nhau về phương thức biểu đạt tự sự để thuật lại những sự việc và những diễn biến của sự việc đó. -Câu 6: yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm. -câu 7: Yêu cầu HS về nhà xem thêm. B.Tổng kết phần tập làm văn: I.Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học: -Câu 1: Gọi HS đọc, yêu cầu HS về nhà thực hiện. -Câu 2: Gọi HS đọc. Thực hiện. SỐTT TÊN VĂN BẢN PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÍNH 1 Thạch Sanh Tự sự 2 Lượm Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 3 Mưa Miêu tả. 4 Bài học đường đời đầu tiên Tự sự, miêu tả. 5 Cây tre Việt Nam Miêu tả, biểu cảm. -Câu 3: HS đọc. Thực hiện (không cần ghi bảng, chỉ cần trả lời: Tự sự, miêu tả). HẾT TIẾT 133 II.Đặc điểm và cách làm: (13’) -Câu 1:Gọi HS đọc, thực hiện: VĂN BẢN MỤC ĐÍCH NỘI DUNG HÌNH THỨC Tự sự Thông báo, giải thích, nhận thức. Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả. Văn xuôi tự do. Miêu tả Cho hình dung, cảm nhận. Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người. Văn xuôi tự do. Đơn từ Đề đạt yêu cầu. Lý do và yêu cầu. Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó. -Câu 2,3,4,5,6,7 yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu. III.Luyện tập: 1.Gọi HS đọc. Yêu cầu HS kể lại bằng một bài văn. 2.Gọi HS đọc (HĐ nhóm 3 bàn) viết ra giấy và trình bày. 3.Gọi HS đọc. Trả lời: Thiếu mục đích viết đơn (viết để làm gì?). * Hoạt động 3 Hướng dẫn tự học -Về xem lại bài, thực hiện các BT. Chuẩn bị “Tổng kết tiếng việt”. * Câu hỏi soạn: -Xem trước các lược đồ tr 167, 168 và chép các lược đồ vào vở. BÀI 33-34 TIẾT 135. TIẾNG VIỆT. TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT * MỤC TIÊU: Oân tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt. *KIẾN THỨC CHUẨN: 1.Kiến thức: -Danh từ,đôïng từ,tính từ;cụm danh từ,cụm động từ,cụm tính từ. -Các thành phần chính của câu. -Các kiểu câu. - Các phép nhân hóa,so sánh,ẩn dụ,hoán dụ. - Dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than,dấu phẩy. 2.Kĩ năng: - Nhận ra các từ loại và phép tu từ. -Chữa được các lỗi về câu và dấu câu. * CHUẨN BỊ: -HS: Xem trước bài. Chép mô hình vào vở. -GV: SGK, SGV, bảng phụ chép sẵn các lược đồ. * HƯỚNG DẪN –THỰC HIỆN: * Hoạt động 1 (2’) (KHỞI ĐỘNG) -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh. -Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ tổng kết phần tiếng việt, những kiến thức cơ bản nhất về tiếng việt của chương trình lớp 6. * Hoạt động 2 (22’) (ÔN TẬP) 1.Các từ loại: -GV treo bảng phụ lược đồ. GoÏi HS trình bày và nêu các khái niệm. 2.Các phép tu từ: -GV treo bảng phụ lược đồ. GoÏi HS trình bày và nêu các khái niệm. 3.Các kiểu cấu tạo câu: -Cũng theo các thao tác như trên. 4.Các dấu câu: -Cũng theo các thao tác như trên. * Hoạt động 3 (20’) (LUYỆN TẬP) 5.Luyện tập: -Gọi HS lần lượt cho ví dụ về các từ loại, các phép tu từ, kiểu cấu tạo câu, dấu câu đã học. * Hoạt động 4 (1’) Hướng dẫn tự học -Xem lại bài. Chuẩn bị “Ôn tập tổng hợp (đọc trước nội dung ôn tập). TIẾT 136. ÔN TẬP TỔNG HỢP * MỤC TIÊU: -Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và tả) trong bài viết và kỹ năng viết bài. Tích hợp các kiến thức và kỹ năng của môn ngữ văn. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài. -GV: SGK, SGV. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: * Hoạt động 1 (2’) (KHỞI ĐỘNG) -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh. -Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ học bài “ôn tập tổng hợp”, một bài có ý nghĩa tổng kết lại những kiến thức môn ngữ văn trên cơ sở tích hợp ba phân môn: Văn hoc, tiếng việt, tập làm văn. * Hoạt động 2 (41’) (ÔN TẬP) 1.Văn học: Giúp HS nắm được: -Đặc điểm thể loại của các văn bản đã học. -Nội dung cụ thể của các văn bản. -Sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại. -Nội dung, ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng. 2.Tiếng việt: Giúp HS nắm được: -Các vấn đề câu: Các thành phần chính, câu trần thuật đơn, chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ. -Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. 3.Tập làm văn: Giúp HS ôn lại: -Văn tự sự: Dàn bài, ngôi kể, thứ tự kể, cách làm. -Văn miêu tả: Khái niệm, mục đích, thao tác cơ bản. -Đơn từ: Cách viết, các lỗi thường mắc. * Hoạt động 3 ( 2’) (CỦNG CỐ-DẶN DÒ) -Chuẩn bị “Chương trình ngữ văn địa phương” (soạn BT tr 161). -Về ôn tập để chuẩn bị kiểm tra tổng hợp (ba phân môn: văn học, tiếng việt, tập làm văn). Ký duyệt TUẦN 35 Ngày soạn: Ngày dạy: KIỂM TRA TỔNG HỢP TIẾT 137-138. * MỤC TIÊU: -Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần (văn, tiếng Việt, tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 6 tập 2. -Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá. TIẾT 139-140. CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG * MỤC TIÊU: -Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống. -Liên hệ phần văn bản nhật dụng để làm phong phú thêm nhận thức về các chủ đề đã học. *KIẾN THỨC CHUẨN: 1.Kiến thức: Vẻ đẹp,ý nghĩa của một số di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh ở địa phương. 2.Kĩ năng: Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử(danh lam thắng cảnh) ở địa phương. -Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng. -Trình bày trước tập thể lớp. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn (chuẩn bị ở nhà) -GV: SGK, SGV. * HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN: * Hoạt động 1 (2’) (KHỞI ĐỘNG) -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh. -Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ học bài “chương trình ngữ văn địa phương”. Đây là một bài giúp ta thêm yêu quý quê hương mình đang sống, chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường, các di tích lịch sử . . . * Hoạt động 2 (87’) (THỰC HÀNH TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG) 1.Thảo luận nhóm (15’) -Hướng dẫn HS trao đổi nhóm, chia nhóm trao đổi theo các vấn đề đã nêu trong phần chuẩn bị ở nhà (4 nhóm). 2.Trình bày ý kiến (60’) -Đại diện nhóm nêu ý kiến, trình bày kết quả trao đổi: Trình bày bằng miệng, tranh ảnh về danh lam thắng cảnh . . . 3.Nhận xét, đánh giá (12’) -Gọi HS nhận xét, bổ sung. -GV tổng kết, đánh giá: Nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng; tuyên dương những nhóm, HS tiêu biểu, rút ra bài học chung. * Hoạt động 3 (1’) Hướng dẫn tự học -Về ôn lại các văn bản giới thiệu về di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh đã học. -Tìm hiểu bảo vệ môi trường địa phương Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: