Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 133: Trả bài tập làm văn số 6 ở nhà

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 133: Trả bài tập làm văn số 6 ở nhà

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

 Củng cố những kiến thức tập làm văn đã học: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, sự kiện, chủ đề tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

- Nhận diện được những lỗi sai và sửa được lỗi.

3. Thái độ : GD ý thức sửa chữa bài viết.

II. ĐỒ DÙNG

 Không

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. ổn định tổ chức( 1) Lớp 9a./ 30; lớp 9b: ./ 26.

2. Kiểm tra đầu giờ ( Không kiểm tra bài cũ)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 133: Trả bài tập làm văn số 6 ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06 / 03/ 2012
Ngày giảng: 08/ 03/ 2012
Tiết 133
Trả bài tập làm văn số 6 ở nhà
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : 
 Củng cố những kiến thức tập làm văn đã học: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, sự kiện, chủ đề tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Nhận diện được những lỗi sai và sửa được lỗi.
3. Thái độ : GD ý thức sửa chữa bài viết.
II. Đồ dùng
 Không
III. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức( 1’) Lớp 9a.../ 30; lớp 9b: .../ 26.
2. Kiểm tra đầu giờ ( Không kiểm tra bài cũ)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung 
* Hoạt động 1 Khởi động.
H. Nêu bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu sơ bộ ý kiến nhận xét, đánh giá của bản thân.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật, có phân tích và chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm.
 GV: căn cứ vào bố cục của bài văn và cách làm bài văn nghị luận chúng ta hãy cùng tìm hiểu để kiểm chứng bài viết của mình.
Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài
* Mục tiêu
 Củng cố những kiến thức tập làm văn đã học: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 Nắm được nội dung cần thực hiện trong dàn bài.
* Cách tiến hành
- GV chép đề bài lên bảng, HS đọc lại đề bài
H. Yêu cầu của đề bài là gì?
H. Để làm được bài viết này các em cần lấy tri thức ở đâu?
- Trong tác phẩm truyện và một số văn bản liên quan nói về số phận người phụ nữ.
H. Mở bài cần trình bày những vấn đề nào?
H. Thân bài cần trình bày mấy luận điểm và đó là những luận điểm nào ?
H. Kết bài cần làm gì ?
Hoạt động 3. Nhận xét và hướng dẫn chữa bài.
* Mục tiêu
- Rèn kỹ năng phân tích, chứng minh nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
- Nhận diện được những lỗi sai và sửa được lỗi.
* Cách tiến hành
- Ưu điểm 
+ Xác định được yêu cầu của đề. 
+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng.
+ Trình bày sạch, đẹp.
( bài của Thưởng,Chiến 9a; Xuân, Diễn ( 9b)
- Nhược điểm
 + Nắm được yêu cầu nhưng không đưa được những luận điểm mang tính thuyết phục. Mang nặng tính kể lể 
 + Trình bày lộn xộn, chữ viết cẩu thả, không viết hoa tên riêng, không có dấu câu, thậm chí chữ viết thiếu nét, thiếu dấu.
Bài của Kết, Thành, Hới (9a); Hồng, Hoạt, Anh( 9b)
1
* Đề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
1.Tìm hiểu đề.
- Nghị luận về một tác phẩm truyện.
2. Lập dàn bài 
* Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật và đánh giá sơ bộ về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
* Thân bài
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân ( d/c)
- Nguyễn Dữ đau đớn trước bi kịch cuộc đời của Vũ Nương.( d/c)
- Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.( d/c)
- Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.( d/c)
- Nhận xét về nghệ thuật : tình huống truyện, sử dụng từ ngữ hình ảnh, ngôn ngữ và kết hợp giữa các chi tiết thực và kì ảo.
* Kết bài
 Đánh giá chung về nhân vật Vũ Nương và về tác phẩm.
III. Nhận xét và chữa lỗi
1. Nhận xét
2. Chữa lỗi
Tên lỗi và học sinh mắc lỗi
Lỗi
Chữa lỗi
Lỗi chính tả
Kết, Hới, Han, Hạnh, Long ( 9a)
Hồng, Hoạt, Anh, Xuân( 9b)
Sảy ra truyện, Thừa kính, Trồng, gen, sức khẻo, vũ nương
Chanh dành, cái trết, gẻ lạnh, gét bỏ, nghuyễn dữ
Xảy ra chuyện, chồng, ghen, sức khỏe, Vũ Nương
Tranh giành, cái chết, ghẻ lạnh, ghét bỏ, Nguyễn Dữ.
Lỗi dùng từ
( Bay 9a)
Kết hợp giữa thực và ảo làm cho câu chuyện cổ kính hơn.
Kết hợp giữa thực và ảo là cho câu chuyện thêm phần li kì và hấp dẫn.
Lỗi diễn đạt
Hồng, Hoạt, Thúy ( 9b)
Hạnh, Quyền
 ( 9a)
- Trong XHPK có rất nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng trong đó có Nguyễn Dữ là tác phẩm truyện người con gái nam xương
- Trong các tác phẩm VHVN có rất nhiều tác phẩm được nhà văn nói lên số phận oan nghiệt của người phụ nữ lúc bấy giờ.
- Nguyễn Dữ cho ta thấy xã hội lúc bấy giờ người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi dưới chế độ PK và thân phận hẩm hiu.
- Chuyện người con gái Nam Xương là một bài nổi tiếng thể hiện hạnh phúc gia đình và sự chia cách được Nguyễn Dữ thể hiện sâu sắc
- Trong XHPK có nhiều những tác phẩm viết về người phụ nữ với những số phận bất hạnh, nhưng vẫn ngời lên phẩm chất đáng quý. Hãy đến với tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ để hiểu thêm về thân phận của những người phụ nữ đó qua nhân vật Vũ Nương.
- Dưới ngòi bút của mình Nguyễn Dữ đã xây dựng hình ảnh của những người phụ nữ bất hạnh với thân phận hẩm hiu bị vùi dập
“ Chuyện Xương” của Nguyễn Dữ đã lên án chiến tranh đã trà đạp lên hạnh phúc gia đình
Hoạt động 4. Công bố kết quả
* Mục tiêu
 Nhận biết được kết quả bài viết của mình, của bạn để từ đó có những điều chỉnh cho những bài viết sau.
* Cách tiến hành
 GV công bố điểm của học sinh
 Lấy điểm vào sổ.
III. Công bố điểm
4.Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung của tiết học
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Học sinh về nhà tiếp tục ôn tập bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Viết lại bài theo dàn ý trên lớp
- Chuẩn bị bài: ôn tập văn bản nhật dụng
( Đọc và trả lời các câu hỏi sgk )

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 133.doc