Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 136 đến tiết số 140

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 136 đến tiết số 140

Hướng dẫn đọc thêm: BẾN QUÊ

 (Trích)

 Nguyễn Minh Châu

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản:

-Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.

-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.

2.Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.

B. Chuẩn bị:

-Tập Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Tổ chức:

2. Kiểm tra:

Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nói với con của Y Phương.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 136 đến tiết số 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :15/3/2012
Ngày dạy: /3 /2012
 Tiết 136 
 Hướng dẫn đọc thêm : Bến quê
 (Trích)
 Nguyễn Minh Châu
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản: 
-Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.
-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.
2.Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.
B. Chuẩn bị:
-Tập Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nói với con của Y Phương.
3.Bài mới:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và kể tóm tắt cốt truyện.
?Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
Hãy tìm hiểu bố cục văn bản này theo cốt truyện?
Hãy nhận xét về thể loại , phương thức biểu đạt của truyện? Nêu cảm nhận ban đầu của em về tên truyện Bến quê?
? Trong truyện, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào?
? Tại sao nói đó là tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải là hoàn toàn bịa đặt vô lí?
-Tình huống đó đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề tác phẩm?
I.Tiếp xúc văn bản:
1.Đọc và kể:
* Đọc : Thể hiện giọng trầm tĩnh, suy tư xúc động và đượm buồn .Chú ý giọng trữ tình, xúc cảm ở một số đoạn tả cảnh.
*Kể tóm tắt:
2. Tìm hiểu chú thích:
-Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) Một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời chống Mĩ và là hiện tượng nổi bật trong văn học nước ta những năm 80 của thế kỉ XX.
- Từ khó: SGK
3. Bố cục:Theo cốt truyện 
-Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên (...bậc gỗ mòn lõm)
-Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, lại nhờ bọn trẻ giúp anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh và nghĩ ngợi.(Còn lại)
4.Thể loại: truyện ngắn , kết hợp kể ,tả, trữ tình và triết lí một cách giản di, nhỏ nhẹ mà thấm thía.
-Tên truyện gợi những hình ảnh quen thuộc về làng quê và gợi tình thân thương.
II. Đọc- Hiểu văn bản
1.Tình huống truyện, tình huống của nhân vật chính: Nhĩ
-Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân...Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờvào sự giúp đỡ của người khác,mà chủ yếu là Liên-vợ anh. Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước đó anh đã từng có điều kiện đi rất nhiều nơi trên thế giới.
-Tình huống này trớ trêu như một nghịch lí vì Nhĩ là một người làm công việc phải đi nhiều, vậy mà cuối đời anh lại bị buộc chặt vào giường bệnh.
-Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông, quen mà lạ và anh không thể đi tới đó được dù chỉ một lần. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát của mình, nhưng cậu bé lại để lỡ chuyến đò.
=>Từ đó tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà buộc bản thân phải nếm trải.=>Đó cũng là chủ đề và đặc sắc của câu chuyện.
? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ, cảnh vật, thiên nhiên hiện lên ở những chi tiết nào?
? Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào? Có tác dụng gì?
Nhĩ đã hỏi Liên những gì? Thái độ của Liên ra sao?
?Nhĩ đã cảm nhận được điều gì với mình?
-Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Liên với Nhĩ, qua thái độ, cử chỉ của chị với chồng, qua suy tư của Nhĩ với vợ->Liên là người vợ như thế nào? Nhĩ đã cảm nhận về vợ như thế nào?
? Khao khát cuối cùng của Nhĩ là gì? vì sao anh lại có khao khát đó? Nhận xét gì về tâm trạng của Nhĩ lúc này?
Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ đã làm gì? Điều đó có thực hiện được không? Từ đây anh đã rút ra một qui luật nào nữa trong cuộc đời mỗi con người?
? Hành động kì quặc của Nhĩ là gì? ý nghĩa của hành động ấy?
Nhận xét về nghệ thuật ,nội dung của truyện? 
2.Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
*Cảnh vật, thiên nhiên:
-Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn
-Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm ra
-Vòm trời như cao hơn
-Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non
=>Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa. Tạo thành không gian có chiều sâu, rộng.
Cảnh vật được cảm nhận một cách tinh tế, vừa quen, vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên Nhĩ cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
*Với Liên:
-Hỏi : “Đêm qua em có nghe thấy gì không?”, “Hôm nay là ngày mấy?”
-Liên im lặng, né tránh
=>Bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống đựơc bao lâu nữa. Anh phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát, không lối thoát.
+Liên nói:
-Anh cứ yên tâm...
-Có hề sao đâu...
Chị âu yếm , vuốt ve bên vai chồng
+Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc áo vá, “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh”
...Cũng như cánh bãi bồi, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ đời xưa....
=> Nhĩ càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc và cảm động. Liên thương yêu chồng, tần tảo, hi sinh vì chồng con.Nhĩ đã tìm thấy chỗ dựa và sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình. Hình ảnh so sánh thật là sát hợp.
*Khao khát của Nhĩ:
-Đặt chân lên bãi bồi bên kia sông ->Đây chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu xa trong cuộc sống chen vào những ân hận, xót xa.Như có cái gì không phải với quê hương, với tuổi trẻ của mình.
-Nhờ con sang sông, đứa con bị cuốn hút vào đám cờ thế bên đường nên để lỡ chuyền đò duy nhất trong ngày
=>Nhĩ không giận con vì biết nó chưa hiểu ý mình.Anh rút ra quy luật: Đời người thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình.
Một quy luật khác được rút ra từ trải nghiệm của Nhĩ là sự cách biệt khác nhau giữa các thế hệ già, trẻ, cha con :Dù rất thương nhau nhưng đâu dễ hiểu nhau. Làm thế nào để các thế hệ thật hiểu nhau, bổ sung cho nhau đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn.
*Hành động kì quặc của Nhĩ:
-Giơ cánh tay gầy khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một ai đó
=>Anh muốn giục đứa con nhưng qua đó thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích đừng la cà, chùng chình dềnh dàng, vô bổ. Hãy dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK
Củng cố, dặn dò:
-Chủ đề của truyện này là gì?
-Liên hệ bản thân em có lần nào “chùng chình, vòng vèo” trong một việc nào đó không?
 Về nhà: Học bài, chuẩn bị bài:Những ngôi sao xa xôi
	*Rỳt kinh nghiệm
Ngày soạn :15/3/2012
Ngày dạy: /3 /2012
 Tiết 137 : Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 (t1)
 A.Mục tiêu cần đạt:
 -Hệ thống hoá kiến thức về:
 Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Nghĩa tường minh và hàm ý
-Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới :
? Hãycho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu ?
GV hướng dẫn hs ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết
Khởi ngữ
 Thành phần biệt lập 
Tình thái
Cảm thán
Gọi - đáp
Phụ chú
xây cái lăng ấy
Dường như
Những người con gái... nhìn ta như vậy
Thưa ông
Vất vả 
? Nhắc lại thế nào là khởi ngữ ?
?Nhắc lại khái niệm các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú ?
? Tại sao những thành phần này lại được gọi là thành phần biệt lập ?
- Vì đó là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập 
I.Khởi ngữ và thành phần biệt lập :
Bài tập 1 :
 Xây cái lăng ấy ->  là khởi ngữ
Dường như -> thành phần tình thái
Những người con gái.... như vậy -> thành phần phụ chú
Thưa ông -> thành phần gọi đáp
Vất vả quá ! -> thành phần cảm thán
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
 - Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ : Về , đối với
 -Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
-Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn , mừng giận...)
- Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thànhphần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm
Củng cố,dặn dò
Về học bài, làm bài.
Soạn tiết tiếp theo.
*Rỳt kinh nghiệm
 Ngày soạn :15/3/2012
 Ngày dạy: /3 /2012
 Tiết 138 : Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 (t2)
A.Mục tiêu cần đạt:
 -Hệ thống hoá kiến thức về:
 Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Nghĩa tường minh và hàm ý
-Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
Đọc bài tập 1, các nhóm làm vào bảng phụ
Ghi kết quả vào bảng tổng kết
Mỗi nhóm phân tích một đoạn sau đó trình bày trước lớp
Trả lời câu hỏi
Đọc bài tập 1, tìm hàm ý trong câu 
Đọc bài tập 2, tìm hàm ý trong câu
II.Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn
B.Bài tập
1. Bài tập 1
Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm trong các đoạn văn:
a, Sử dụng phép nối: nhưng, nhưng rồi, và
b,Sử dụng phép lặp từ vựng:cô bé
phép thế đại từ:cô bé->nó
c, Sử dụng phép thế đại từ: bây giờ cao sang rồi....chúng tôi nữa ->thế
2. Bài tập 2: ghi kết quả vào bảng phụ (theo mẫu ở SGK)
Phép liên kết:
lặp từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa,liên tưởng
thế
nối
từ ngữ tương ứng
cô bé
+cô bé-nó
+thế
nhưng, nhưng rồi,và
3.Bài tập 3
Phân tích sự liên kết giữa nội dung và hình thức ở đoạn văn đã làm trong bài tập 2 mục I
 Nhà văn Nguyễn Minh Chõu là cõy bỳt xuất sắc nhất của nền văn học VN hiện đại. ễng là người luụn trăn trở, tỡm tũi và đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật trong cỏch viết của mỡnh đặc biệt là sau năm 1975. Truyện ngắn ô Bến quờ ằ là một tỏc phẩm cú tớnh chất triết lớ sõu sắc, mang tớnh trải nghiệm, cú ý nghĩa tổng kết cuộc đời của một con người. Nhõn vật Nhĩ trong cõu chuyện là hỡnh búng một con người rất thực với đời sống nội tõm phong phỳ đầy trải nghiệm. Qua việc sỏng tạo hỡnh tượng nhõn vật Nhĩ, Nguyễn Minh Chõu đó giỳp người đọc thức tỉnh sự trõn trọng những vẻ đẹp và giỏ trị bỡnh dị, gần gũi của cuộc sống, quờ hương. 
- Liên kết về mặt ND: Các câu trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chung là:Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “ Bến quê”
- Liên kết về hình thức:
 + Phép thế: NMC - ông
 + Phép lặp: NMC, nhân vật Nhĩ
II.Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
A.Lí thuyết
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
B.Bài tập
1. Bài tập 1
-Đọc câu chuyện Chiếm hết chỗ
-Hàm ý câu: “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” là: Địa ngục mới chính là nơi giành cho các ông nhà giàu
2. Bài tập 2
a, Câu : “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp”là
-Đội bóng chơi không hay
-Tôi không muốn bình luận về việc này.
b,Câu: “Tớ báo cho Chi rồi” là
-Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn
-Tôi không muốn nhắc đến Nam và Tuấn
=>Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng
Củng cố, dặn dò
-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập
-Chuẩn bị bài Tổng kết về ngữ pháp
*Rỳt kinh nghiệm :
Ngày soạn :15/3/2012
 Ngày dạy: /3 /2012
Tiết 139. Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ(t1)
I. Mục tiờu cần đạt:
	Giỳp HS: 
	- Cú kĩ năng trỡnh bày miệng một cỏch mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đỏnh giỏ của mỡnh về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Luyện tập cỏch lập ý, lập dàn bài và cỏch dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II. Chuẩn bị:
	GV: soạn bài
	HS: Lập dàn bài cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
III. Lờn lớp
	1. Ổn định tổ chức 
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 
	3. Bài mới
 Trên cơ sở hs chuẩn bị bài ở nhà , gv xây dựng dàn ý cơ bản cho hs 
? MB cần giới thiệu những gì?
 ? Theo em, thân bài cần xây dựng những hệ thông luận điểm nào?
? Để triển khai luận điểm 1, em cần trình bày những luận cứ nào?
? Khi triển khai luận điểm 2, em cần thể hiện cảm nhận của mình về những hình ảnh thơ nào?
 ? Phần kết bài , em sẽ dự định trình bày những ý gì?
 Gv nêu yêu cầu của tiết luyện nói:
- Đúng nội dung đề yêu cầu
- Có cách nói truyền cảm, tránh học thuộc lòng
Gv chia nhóm, cử đại diện hs từng nhóm lên trình bày
GV nhận xét phần luyện nói của hs
Khuyến khích cho điểm hs
I. Lập dàn ý cho đề văn 
Bếp lửa sưởi ấm một đời- bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt
A. Mở bài:
- Giới thiệu tỏc giả, tỏc phẩm
- Nêu vấn đề nghị luận: 
Qua hình tượng bếp lửa, ngời cháu muốn ca ngợi đức hy sinh, sự tần tảo và tình yêu thơng bao la của bà , đồng thời nói lên lòng biết ơn, thương nhớ bà khôn nguôi.
B. Thõn bài:
 1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn hồi tưởng cảm xúc về bà: ( 3 dòng thơ đầu)
- Hình ảnh bếp lửa chờn vờn sương sớm
- Hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm
 2. Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa( 4 khổ tiếp theo)
- Kỷ niệm những năm tuổi thơ với khói hun nhèm mắt cháu, với những năm cả nước ngập trong nạn đói
- Kỷ niệm 8 năm sống bên bà: âm thanh khắc khoải của tiếng tu hú, những việc làm , lời dạy bảo ân cần của bà dành cho cháu
3. Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
- Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng cháu bao niềm yêu thương, bao hoài bão ước mơ
- Người cháu chợt nhận ra điều thiêng liêng, kỳ lạ trong ngọn lửa, bếp lửa
4. Lòng kính yêu, biết ơn của người chỏu với bà.
C. Kết bài: 
Khẳng định vấn đề cần nghị luận
ý nghĩa giỏo dục đối với mỗi người về tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình thiêng liêng qua bài thơ.
II/ Luyện nói trên lớp 
	4. Củng cố 
	Nhắc lại cỏc nội dung chớnh đó ụn tập.
	5. Dặn dũ:
	- Trình bày đề luyện nói thành bài	
*Rỳt kinh nghiệm
 Ngày soạn :15/3/2012
 Ngày dạy: /3 /2012
 Tiết 140 : Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ(t2)
A.Mục tiêu cần đạt:
Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Tích hợp với các văn bản thơ đã học, với kiến thức Tiếng Việt.
-Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, nói theo dàn ý
B. Chuẩn bị: 
Học sinh chuẩn bị lập dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Tổ chức
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới
*Hoạt động 2:
Hoạt động nhóm:
Lập dàn ý
Cả lớp lắng nghe, nhận xét bài của mỗi nhóm
I.Lập dàn ý:
1. Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, bài thơ
2.Thân bài:
a,.Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.
-Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc
Con chim chiền chiện,hót vang lừng
Từng giọt long lanh rơi.......tôi hứng.
=>NT đảo trật tự cú pháp(câu 1), miêu tả màu sắc âm thanh, cách chuyển đổi cảm giác(tôi hứng)- Cảnh gợi không gian phóng khoáng nhưng lại đằm thắm , dịu dàng, tươi mát. Mùa xuân Việt Nam thật là tươi đẹp.
-Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng 
mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
=>NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo(Lộc xuân)
Mùa xuân đến với con người: người cầm súng, người ra đồng-Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước 
-Tất cả: Hối hả, xôn xao.
(Điệp ngữ, từ láy, so sánh)
=>Nhịp điệu khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.
b, Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người:
-Ta làm:
 Con chim hót
 Một cành hoa
 Một nốt trầm xao xuyến
=>Ao ước được góp phần vào làm tươi đẹp mùa xuân.
“Ta” :Số ít mang sắc thái trang trọng, vừa là số nhiều, vừa nói được niềm riêng, vừa diễn đạt được cái chung. Đó là tâm sự, ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
+Liên tưởng: Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.
+Điệp cấu trúc:
Ta làm...
Ta nhập...
Dù là....
=>Tất cả làm cho bài thơ có một sức sống riêng.
3.Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
II.Trình bày trước nhóm
III. Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 2920112012.doc