Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang

RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

Trích Rô-bin-xơn Cru-xô

Đ. Đi-phô

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:Giúp HS thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo qua đó cảm nhận được nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.

- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: soạn bài, đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị tranh ảnh về t/g, tác phẩm

- HS học bài cũ, đọc văn bản và soạn bài theo cách hiểu qua hệ thống câu hỏi phần đọc – hiểu và sự hướng dẫn của GV.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 24/ 03/ 2012
TUẦN 29
TIẾT 148 – VĂN BẢN
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
Trích Rô-bin-xơn Cru-xô 
Đ. Đi-phô
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Kiến thức:Giúp HS thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo qua đó cảm nhận được nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. 
 Kĩ năng:
Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
 CHUẨN BỊ:
GV: soạn bài, đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị tranh ảnh về t/g, tác phẩm
HS học bài cũ, đọc văn bản và soạn bài theo cách hiểu qua hệ thống câu hỏi phần đọc – hiểu và sự hướng dẫn của GV.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Em hãy nêu những phẩm chất chung và những nét riêng của ba nhân vật: Phương Định, Nho và Thao trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
Bài mới:
*Giới thiệu bài mới:
	Truyện về người sống trên đảo hoang ở Việt Nam cũng có. Theo truyền thuyết đó là truyện về Mai An Tiêm, con nuôi của vua Hùng thứ Mười bảy, bị vua cha đày ra đảo hoang và chàng đã tìm ra giống dưa hấu quý cho đời. Còn Rô-bin-xơn lại là truyện có thật ở thế kỷ XVII, được tiểu thuyết hóa dưới hình thức tự truyện của nhà văn Anh Đe-ni-ơn Đi-phô viết ra năm 1719. Cái giống nhau giữa hai tác phẩm là ca ngợi tinh thần và ý chí của con người đã chiến thắng hoàn cảnh sống, tuy nhiên cũng có sự khác biệt về con người cũng như cuộc sống nơi hoang đảo. Vậy sự khác biệt đó như thế nào, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích đẻ thấy điều đó qua con người và cuộc sống của vị chúa đảo Rô-bin-xơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn trích với giọng trầm tĩnh, vui vẻ pha chút hóm hỉnh. Đặc biệt chú ý đoạn văn miêu tả diện mạo.
? Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
- Từ khó theo 8 chú thích ở SGK.
? Tác phẩm thuộc thể loại nào?
? Văn bản gồm 4 ý nhưng các ý lại không trùng khớp với các đoạn. Em hãy xem đoạn cuối cùng có mấy ý? Các ý được ngắt ra ở chỗ nào? từ đó tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần?
? Qua 4 phần, em nhận ra điều gì ở Rô-bin-xơn?
Hoạt động 2:
? Trong bức chân dung tự họa, em thấy Rô-bin-xơn hiện lên với bộ trang phục như thế nào?
? Áo của Rô-bin-xơn được miêu tả ntn?
? Chiếc quần có gì đặc biệt?
? Qua lời kể, em thấy bộ trang phục của Rô-bin-xơn như thế nào? Bộ trang phục lôi thôi cồng kềnh đó còn có ý nghĩa như thế nào?
-Bộ trang phục không còn bất cứ dấu vết nào của đời sống văn minh, nhưng Rô-bin-xơn kể và tả về nó với sự hài lòng bởi tất cả được tạo ra nhờ bàn tay lao động, công sức và sự khéo léo của chính chàng.
? Cùng với trang bộ trang phục đặc biệt đó là những vật dụng nào trang bị cho Rô-bin-xơn?
?Điểm những thứ mà Rô-bin-xơn trang bị trên người,em nhận thấy đặc điểm chung của những đồ vật đó là gì?
- với những vật dụng lỉnh kỉnh đó, ta hình dung Rô-bin-xơn suốt ngày bận rộn với công việc chặt cây, dựng lều, rào giậudựng lên “cơ ngơi” của mình.
I./ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc – kể tóm tắt
2./ Chú thích
SGK, Tr 128 - 129
a) Tác giả:
b) Tác phẩm:
c) Từ khó.
3. Thể loại: tiểu thuyết tự truyện.
4. Bố cục: 4 phần
- Phần 1( đoạn 1): Rô-bin-xơn tự cảm nhận về mình.
- Phần 2 (đoạn 2 + 3):trang phục của Rô-bin-xơn.
- Phần 3: tiếp đến “Khẩu súng của tôi”: trang bị của Rô-bin-xơn.
- Phần 4 (còn lại): Diện mạo của Rô-bin-xơn.
=> Các đường nét bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn.
II./ TÌM HIỂU CHI TIẾT
Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn
*Trang phục:
- Mũ: làm bằng da một con dê, to đùng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì và có thêm mảnh che sau gáy.
- Áo: bằng tấm da dê, vạt áo dài tới bắp đùi.
- Quần cũng bằng da dê, lông dê thõng xuống đế giữa bắp chân.
- “Giày” trông giống ủng, bao quanh chân và buộc bằng dây.
=> Tự tạo bằng da dê, lôi thôi, cồng kềnh nhưng tiện dụng trong hoàn cảnh ở ngoài hoang đảo.
ó Bảo vệ thân thể và thể hiện ý thức làm người, làm chủ hoàn cảnh.
*Trang bị:
- Quanh người là một thắt lưng rộng bản bằng da dê.
- Quàng vai là một cái đai da dê khác, cuối đai có buộc dây để đeo túi thuốc súng và đạn ghém.
- Gùi đeo sau lưng.
- Súng khoác vai.
- Dù lớn giương trên đầu cũng băng da dê, xấu xí, vụng về.
=> Đều là các công cụ lao động, săn bắn và tự vệ ó Hữu ích và phù hợp với anh.
Cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn trên đảo hoang
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

Tài liệu đính kèm:

  • docRobinxon ngoai dao hoang(1).doc