Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Văn bản Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Văn bản Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:Giúp HS thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo qua đó cảm nhận được nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.

- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: soạn bài, đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị tranh ảnh về t/g, tác phẩm

- HS học bài cũ, đọc văn bản và soạn bài theo cách hiểu qua hệ thống câu hỏi phần đọc – hiểu và sự hướng dẫn của GV.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Văn bản Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 10/ 04/ 2013
TUẦN 29
TIẾT 148 – VĂN BẢN
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
Trích Rô-bin-xơn Cru-xô 
Đ. Đi-phô
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Kiến thức:Giúp HS thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo qua đó cảm nhận được nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. 
 Kĩ năng:
Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
 CHUẨN BỊ:
GV: soạn bài, đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị tranh ảnh về t/g, tác phẩm
HS học bài cũ, đọc văn bản và soạn bài theo cách hiểu qua hệ thống câu hỏi phần đọc – hiểu và sự hướng dẫn của GV.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: 	
Bài mới:
*GV vào bài bằng đoạn phim ngắn trong đó nhân vật “tôi” - Rô-bin-xơn tự giới thiệu về mình. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
? Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn trích với giọng trầm tĩnh, vui vẻ pha chút hóm hỉnh. Đặc biệt chú ý đoạn văn miêu tả diện mạo.
- Từ khó theo 8 chú thích ở SGK.
? Tác phẩm thuộc thể loại nào?
? Văn bản gồm 4 ý nhưng các ý lại không trùng khớp với các đoạn. Đoạn cuối cùng có mấy ý? Các ý được ngắt ra ở chỗ nào? từ đó tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần?
-GV lưu ý: có thể chia thành 4 phần hoặc 2 phần đều được.
Hoạt động 2:
-GV: khi tự cảm nhận về bức chân dung của mình, Rô-bin-sơn nghĩ rằng mình có thể làm cho người đối diện sợ hãi hoặc phá lên cười bởi vẻ kì quái của mình. Vậy bức chân dung đó như thế nào mà chính thân chủ
? Trong bức chân dung tự họa, em thấy Rô-bin-xơn hiện lên với bộ trang phục như thế nào?
? Áo của Rô-bin-xơn được miêu tả ntn?
? Chiếc quần có gì đặc biệt?
? Qua lời kể, em thấy bộ trang phục của Rô-bin-xơn như thế nào? Bộ trang phục lôi thôi cồng kềnh đó còn có ý nghĩa như thế nào?
- Bộ trang phục không còn bất cứ dấu vết nào của đời sống văn minh, nhưng Rô-bin-xơn kể và tả về nó với sự hài lòng bởi tất cả được tạo ra nhờ bàn tay lao động, công sức và sự khéo léo của chính chàng.
GV: Ở trên đảo hoang để duy trì sự sống với tư cách một con người thì đó quả là một thử thách lớn. Bên cạnh việc tạo ra một ngôi nhà ngăn nắp, tạo ra ánh sáng vào ban đêm, tự tạo ra lịch bằng cách vạch lên thân cây, viết nhật kí và dạy Vẹt biết nói tiếng người để chống lại sự lãng quên của xã hội trong chiều dài thời gian thì anh còn tự may quần áo cho mình, thứ nhất để đảm bảo sức khỏe, chống lại cái nắng của miền nhiệt đới và quan trọng hơn cả là để khẳng định ý thức và vai trò con người của mình.
? Cùng với trang bộ trang phục đặc biệt đó là những vật dụng nào trang bị cho Rô-bin-xơn?
?Điểm những thứ mà Rô-bin-xơn trang bị trên người,em nhận thấy đặc điểm chung của những đồ vật đó là gì?
- với những vật dụng lỉnh kỉnh đó, ta hình dung Rô-bin-xơn suốt ngày bận rộn với công việc chặt cây, dựng lều, rào giậudựng lên “cơ ngơi” của mình.
? Trong bức chân dung tự họa của vị chúa đảo, diện mạo được nhắc đến ở vị trí nào? độ dài như thế nào? Diện mạo của Rô hiện lên ra sao?
? Vì sao Rô-bin-sơn chỉ kể kĩ về bộ ria mép mà không chú trọng nói đến mặt, mũi, miệng, mắt, tóc tai?
-thường thường, trong bức họa chân dung, gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Nhà họa sĩ trong bức tranh của mình cũng giống các nhà văn khi miêu tả nhân vật, điều quan tâm trước hết chính là khuôn mặt, thế nhưng ở đây có sự ngược lại: diện mạo được nói đến sau cùng với số dòng không nhiều lắm. Điều này chỉ có thể lí giải bằng việc nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình theo ngôi thứ nhất.
? Em có nhận xét gì về diện mạo của Rô-bin-sơn? Diện mạo đó cho ta thấy điều gì về cuộc sống. Công việc?
? Đặc sắc vể nghệ thuật của tác giả khi khắc họa nên bức chân dung của Rô-bin-xơn là gì?
GV chuyển ý:
Vậy đằng sau bức chân dung tự họa ấy là một cuộc sống như thế nào? đời sống tinh thần của Rô-bin-sơn khi một mình trên hoang đảo ra sao, chung ta sang phần 2
? Bức chân dung đọc lên có vẻ vui vui , ngồ ngộ, nhưng đằng sau đó là cả một cuộc sống với nhiều chi tiết hiện lên thấp thoáng. Qua lời kể và tả của Rô-bin-sơn em nhận thấy cuộc sống của anh trên đảo hoang là một cuộc sống như thế nào?
- Đối mặt với thời gian, không phải tính bằng giờ, bằng ngày mà bằng năm.=> sức chịu đừng khủng khiếp sự tra tấn của thời gian.
 - GV: Đối với Rô-bin-sơn lúc này, cuộc sống đầy những khó khăn trên đảo hoang không chỉ là sự đối mặt với những khó khăn về mặt vật chất tinh thần đơn thuần nữa, mà cuộc sống trên đảo là một cuộc chiến với số phận, cuộc chiến để sinh tồn và cuộc chiến để làm người.
-GV : ta hình dung một người sinh ra và lớn lên trên nước Anh ( miền Ôn đới với khí hậu ôn hòa ) giờ phải sống với khí hậu thất thường, khắc nghiệt ở vĩ tuyến miền xích đạo quả không dễ chịu chút nào.
- Trong thời gian 15 năm trên đảo hoang, để có được những tấm da dê túm buộc thành những cái gọi là mũ, dù, quần áo, giày, dâyanh đã phải trải qua bao cuộc săn bắt dê trên đảo.
- dù một thân một mình, với những thứ vớt vát được trên con tàu đắm ( khẩu súng, đạn ghém, thuốc súng, cưa, rìu, kéo, dao cạo, hạt giống lúa mì...) bằng sự lao động cần cù, khéo léo và sáng tạo trong lao động, anh đã tự trồng được lúa mì làm lương thực, nuôi dê cho chúng sinh sản, lấy thịt để ăn, lấy sữa để uống, chặt cây cưa gỗ để dựng lều để ở
?cuộc sống khó khăn vất vả là thế thì đời sống tinh thần của Rô-bin-sơn như thế nào?
- GV: vượt lên làm chủ hoàn cảnh, Rô-bin-xơn cũng tự vượt lên làm chủ bản thân mình. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, con người ra dễ sinh cau có, lầm lì, dữ tợn. Nhưng ở Rô-bin-xơn ta thấy anh vẫn giữ được niềm lạc quan yêu đời, giữ được nụ cười vui sống. => Chính sự hài hước là vũ khí tinh thần quan trọng thể hiện sự tự tin và lạc quan vượt lên thử thách.
? Qua nhân vật Rô-bin-sơn, em rút ra bài học gì? 
-Rô-bin-xơn Cru-xô mãi mãi là bài học cho mọi thế hệ vì sự cố gắng không mệt mỏi của con người trong cuộc chiến chống lại số phận, chống lại sự lãng quên của con người để có thể tồn tại và sống theo đúng nghĩa của từ “sống”.
? Em hãy nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
=> khép lại trang sách, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vẫn sống động từng chi tiết với nụ cười thường trực có sức hấp dẫn kì lạ. Rô-bin-xơn là hiện thân của con người lí tưởng không biết lùi bước trước bất kì thử thách khắc nghiệt nào. điều đó giúp ta hiểu vì sao Rô-bim-xơn Cru-xô của Đê-ni-ơn Đi-phô lại cuốn hút và say mê biết bao thế hệ trẻ trên khắp hành tinh này và bài học rút ra từ nhân vật này vẫn luôn nguyên giá trị trong cuộc sống.
I./ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm (sgk/128, 129)
2. Đọc, tóm tắt
*Từ khó (sgk)
3. Thể loại: tiểu thuyết phiêu lưu.
4. Bố cục: 2 phần
- Phần 1( đoạn 1): Rô-bin-xơn tự cảm nhận về bức chân dung của mình.
- Phần 2 ( còn lại): Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn.
II./ TÌM HIỂU CHI TIẾT
Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn
*Trang phục:
- Mũ: làm bằng da một con dê, to đùng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì và có thêm mảnh che sau gáy.
- Áo: bằng tấm da dê, vạt áo dài tới bắp đùi.
- Quần cũng bằng da dê, lông dê thõng xuống đế giữa bắp chân.
- “Giày” trông giống ủng, bao quanh chân và buộc bằng dây.
=> Tự tạo bằng da dê, lôi thôi, cồng kềnh nhưng tiện dụng.
ó Bảo vệ thân thể và thể hiện ý thức làm người, làm chủ hoàn cảnh.
*Trang bị:
+Thắt lưng rộng bản quanh người;
+ Rìu con, cưa nhỏ dắt hai bên sườn 
+ Đai bằng da dê quàng vai,
+ Dưới cánh tay có túi thuốc súng và
đạn ghém. 
+ Sau lưng đeo gùi; 
+ Vai khoác súng, 
+ Dù lớn giương trên đầu.
=> Lỉnh kỉnh nhưng đều là các công cụ lao động, săn bắn và tự vệ 
ó Hữu ích và phù hợp với anh.
*Diện mạo:
- Da không đến nỗi đen cháy
- Râu ria mọc dài hơn gang tay.
- Ria mép xén tỉa thành một cặp to tướng kiểu Hồi giáo.
Kì quái.
ó hình ảnh con người lao động, hoạt động để sinh tồn.
*Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ 1 xưng “tôi”
- Ngôn ngữ tự sự + miêu tả
- Giọng điệu hài hước, dí dỏm,..
Cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn trên đảo hoang
*Cuộc sống:
+ Cô đơn, đối mặt với chính mình, với thời gian dài đằng đẵng.
+ Thiếu thốn mọi thứ,
+ Thời tiết khắc nghiệt,
+ Phải lao động vất vả, cực nhọc để tạo lập cuộc sống cho mình.
ó Cuộc sống vất vả, khó khăn, nhiều thử thách để có thể sinh tồn.
*Tinh thần:
+ Không phàn nàn, than thở trước gian khổ,
+ Can đảm, kiên cường đương đầu với hoàn cảnh nghiệt ngã,
+ Lạc quan, hài hước, giàu niềm tin.
Rút ra bài học: phải giữ được tinh
thần lạc quan, phải luôn có ý chí vượt lên hoàn cảnh khó khăn để sống.
III./ TỔNG KẾT
1. Nội dung:
Qua bức chân dung tự họa, người đọc hình 
dung được cuộc sống vô cùng khó khăn, 
gian khổ với những thử thách hết sức ngặt 
nghèo của số phận cùng ý chí, nghị lực vượt 
lên hoàn cảnh và tinh thần lạc quan của Rô 
bin-xơn trên đảo hoang.
2. Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất chân thực và nhân vật kể chuyện. 
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên.
 - Giọng điệu nhẹ nhàng, hài hước dí dỏm.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Giáo viên củng cố kiến thức bằng đoạn phim chuyển thể từ chính đoạn trích trong
sách giáo khoa cho học sinh theo dõi. Để thấy được rõ hơn về chân dung, diện mạo của nhân vật, từ đó cảm nhận sâu sắc hơn về tinh thần, ý chí và nghị lực của nhân vật.
HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docRo bin xonngoai dao hoang co vi deo.doc