Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 150: Hợp đồng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 150: Hợp đồng

Tiết 150. Hợp đồng

A. Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức.

- Giúp học nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.

- Viết được một văn bản hợp đồng thông dụng.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hợp đồng theo mẫu.

 3.Thái độ:

- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để tạo lập văn bản.

B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 1’)

Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.

* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’)

Trong công tác và cuộc sống nhiều khi chúng ta phải có sự thỏa thuận giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức cơ quan với cơ quan về việc thiết lập hay thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong một công việc có liên quan.như vậy chúng ta cần đến một loại văn bản hành chính đó là hợp đồng. Vậy cách tạo lập văn bản hợp đồng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 150: Hợp đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /07 
Ngày dạy: / /07 
Tiết 150. Hợp đồng
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức.
- Giúp học nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.
- Viết được một văn bản hợp đồng thông dụng.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hợp đồng theo mẫu.
 3.Thái độ:
- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động..
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 1’)
Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’)
Trong công tác và cuộc sống nhiều khi chúng ta phải có sự thỏa thuận giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức cơ quan với cơ quan về việc thiết lập hay thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong một công việc có liên quan...như vậy chúng ta cần đến một loại văn bản hành chính đó là hợp đồng. Vậy cách tạo lập văn bản hợp đồng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 41’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản Hợp đồng mua bán sách giáo khoa.
? Văn bản trình bày vấn đề gì?
? Đây văn bản Hợp đồng, vậy em hiểu Hợp đồng là gì?
? Tại sao cần phải có Hợp đồng?
? Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu gì?
? Kể tên một số hợp đồng mà em biết ?
GV khái quát ý 1 phần ghi nhớ.
GV yêu cầu học sinh đọc lại bản hợp đồng mua bán SGK.
? Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết của hợp đồng gồm có những mục nào ?
? Nhận xét ngôn ngữ trong bản hợp đồng?
GV khái quát ý 2 ghi nhớ
GV khái quát nội dung toàn bài
? Lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng?
GV nêu yêu cầu bài tập 2 hướng dẫn học sinh hoàn thiện ở nhà.
- Đọc.
-Nhận xét
-Khái quát
-Lí giải
-Khái quát
-Độc lập
-Đọc
-Nhận xét
-Nhận xét
-Nghe, ghi
-Đọc ghi nhớ
-Thảo luận
-Nghe, ghi
I.Đặc điểm của hợp đồng.
1 .Đọc văn bản: Hợp đồng mua bán sách giáo khoa
-Văn bản trình bày một số nội dung thảo thuận giữa Công ti sách và Thiết bị trường học với Sở Giáo dục về việc mua sách giáo khoa.
- Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.
-Vì Hợp đồng là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở đẻ các tập thể, cá nhận làm việc theo quy định của pháp luật.
-Về nội dung:
+Các điều khoản ghi trong hợp đồng phải tuân thủ theo pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác ( về nội dung, chất lượng, số lượng công việc, thời gian tiến hành, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia kí kết hợp đồng)
-Về hình thức:
+ Câu văn trong hợp đồng phải ngắn gọn, dễ hiểu và đơn nghĩa; các từ ngữ trong hợp đồng phải được dùng chính xác tránh dùng các từ ngữ chung chung, không dứt khoát.
-Các loại hợp đồng: hợp đồng lao động, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng đào tạo...
II. Cách làm hợp đồng.
- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ... tên hợp đồng...
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chức vụ, ghi rõ họ tên của đại diện các bên tham gia kí hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên ( nếu có)
- Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
* Ghi nhớ: SGK/ 138
III. Luyện tập.
1. Lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:
-Trường hợp cần viết hợp đồng: b, c, e
2. Viết hợp đồng thuê nhà.
( Làm ở nhà)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’)
 - Hoàn thành bài tập 2 / 139.
 - Chuẩn bị bài: Bố của Xi mông

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 150 - TLV.doc