1. Mục tiêu bài dạy.
a) Về kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong trương trình Ngữ Văn lớp 9, học kỳ II.
b) Về kỹ năng: Rèn luyện và đánh giá kỹ năng tổng hợp kiến thức; phân tích truyện; kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn văn và bài văn ).
c) Về thái độ: GD yêu quê hương đất nước; có ý thức học tập tốt.
* Ổn dịnh tổ chức: Sĩ số lớp 9B: ./ Vắng:
2. Nội dung đề: (Hình thức: Tự luận)
Tiết 155. KIỂM TRA VỀ TRUYỆN 1. Mục tiêu bài dạy. a) Về kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong trương trình Ngữ Văn lớp 9, học kỳ II. b) Về kỹ năng: Rèn luyện và đánh giá kỹ năng tổng hợp kiến thức; phân tích truyện; kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn văn và bài văn ). c) Về thái độ: GD yêu quê hương đất nước; có ý thức học tập tốt. * Ổn dịnh tổ chức: Sĩ số lớp 9B:./ Vắng: 2. Nội dung đề: (Hình thức: Tự luận) a) Ma trận đề: Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao 1, Làng (Ch) Nhớ thông tin về tác phẩm (C1) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 1 10% Số câu:1 Số điểm: 1 10% 2, Lặng lẽ Sa Pa (Ch) Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện truyện (C2) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 1 10% Số câu:1 Số điểm: 1 10% 3, Chiếc lược ngà (Ch) Nhớ cốt truyện Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 1 10% Số câu:1 Số điểm: 3 20% 4, Bến Quê (Ch) Nêu và phân tích ý nghĩa của một số hình ảnh trong truyện. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 4 40% Số câu: 1 Số điểm: 4 40% Số câu:1 Số điểm:4 50% 5, Những ngôi sao xa xôi (Ch) Phát biểu cảm nghĩ về tuổi trẻ Việt Nam Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 3 30% Số câu:1 Số điểm:3 30% Cộng Số câu:2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 5 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% b) Nội dung đề: Câu 1. (1đ) : Giới thiệu những nét cơ bản về tác phẩm Làng của Kim Lân. Câu 2. (1đ): Cho biết ý nghĩa nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Câu 3. (1đ): Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu 4. (4đ) : Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có nhiều hình ảnh, chi tiết thực nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng. Hãy nêu và phân tích ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh, chi tiết như thế. Câu 5. (3đ) : Từ các nhân vật trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi , hãy nêu cảm nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước bằng một đoạn văn nghị luận (không quá 15 dòng)? 3. Đáp án - Biểu điểm: Câu 1 : (1đ) Giới thiệu được xuất xứ và nội dung chính của truyện ngắn Làng: - Làng của Kim Lân được viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tác phẩm viết về tình cảm bao trùm và phổ biến của nhân dân ta trong những năm kháng chiến: tình yêu quê hương, đất nước. (0,5 điểm) - Truyện có đặc sắc về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, góp phần diễn tả thành công tình yêu nước qua những tình cảm yêu làng thắm thiết, sâu nặng hòa quyện với lòng nhiệt thành kháng chiến rất riêng, rất cụ thể, sinh động của nhân vật ông Hai. (0,5 điểm) Câu 2: (1đ) Ý nghĩa nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: - Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có nội dung ca ngợi những người lao động bình thường. Với mọi công, có khi rất thầm lặng và sự tận tụy, họ đã góp phần xay dựng và làm đẹp cho cuộc sống, cho đất nước. Truyện cũng gợi ra những suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của công việc lao động, về mối quan hệ của mỗi người với toàn xã hội. Câu 3 : (1đ) : Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đảm bảo ý cơ bản sau: - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận cha vì vết thẹo trên mặt không giống với bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ông Sáu như một người xa lạ. Đến khi bé Thu nhận ra cha, khi tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông sáu phải ra đi. - Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con của mình vào việc làm chiếc lược ngà để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà cho một người bạn để gửi cho con. Câu 4 : (4đ) - Trong truyện ngắn Bến quê hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất, khiến cho những biểu tượng không bị tước đi tính tạo hình và giá trị biểu cảm, chẳng hạn như: + Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện thực ra cũng mang một ý nghĩa khái quát, biểu tượng. Đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc như một bến sông quê, một bãi bồi,... rộng ra là quê hương, xứ sở. + Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên lề đường. Chi tiết này gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi. Câu 5 : (3đ) HS viết được đoạn văn nghị luận thể hiện những suy nghĩ cá nhân về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước từ các nhân vật trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi. Về cơ bản, cần nêu được: - Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi cho thấy vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn: tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. - Họ chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc: hăng hái ra trận, anh dũng và quả cảm, bất chấp mọi nguy hiểm, sẵn sàng quên hạnh phúc cá nhân vì tổ quốc. Thang điểm: + Hình thức: Đoạn văn đảm bảo bố cục ba phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn; đảm bảo kiểu bài, độ dài; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. (1 điểm) + Nội dung: đảm bảo như đáp án. (3 điểm) * Hướng dẫn HS học ở nhà: - Xem lại kiến thức cơ bản về thơ hiện đại. - Xem lại nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 4. Nhận xét sau khi chấm bài: - Kiến thức: .. - Kĩ năng: ..... - Cách trình bày, diễn đạt: ... . Tổ chuyên môn duyệt Ngày 05 tháng 4 năm 2012
Tài liệu đính kèm: