Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 157: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 157: Kiểm tra Tiếng Việt

 Tiết 157.

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

1. Mục tiêu bài dạy.

 a) Về kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh cuối học kì II. Trọng tâm là các bài: Các thành phần biệt lập; Nghĩa tường minh và hàm ý; Liên kết câu và liên kết đoạn văn

 b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng dung từ, đặt câu, viết đoạn văn đảm bảo kiến thức Ngữ pháp.

 c) Về thái độ: GDHS ý thức sử dụng chính xác các thành phần câu Tiếng Việt.

 * Ổn dịnh tổ chức: Sĩ số lớp 9B: ./ Vắng:

2. Nội dung đề: (Hình thức: Tự luận)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 157: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 157.
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh cuối học kì II. Trọng tâm là các bài: Các thành phần biệt lập; Nghĩa tường minh và hàm ý; Liên kết câu và liên kết đoạn văn
	b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng dung từ, đặt câu, viết đoạn văn đảm bảo kiến thức Ngữ pháp.
	c) Về thái độ: GDHS ý thức sử dụng chính xác các thành phần câu Tiếng Việt.
	 * Ổn dịnh tổ chức: Sĩ số lớp 9B:./ Vắng:
2. Nội dung đề: (Hình thức: Tự luận)
 a) Ma trận đề:
            Mức độ
Tên
 chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Các thành phần biệt lập;
Khởi ngữ
(Ch)
Nhớ đặc điểm thành phần phụ chú (C1)
(Ch)
Chuyển đổi câu có thành phần khởi ngữ
(C2)
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 1
10%
Số câu:1
Số điểm: 2
20%
Số câu:2
Số điểm: 3
30%
2. Nghĩa tường minh và hàm ý.
(Ch)
Hiểu hàm ý được sử dụng trong văn bản (C3)
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 2
20%
Số câu:1
Số điểm: 1
10%
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
(Ch)
Giải thích được sự liên kết câu
(C4)
(Ch)
Viết đoạn văn đảm bảo liên kết câu, đoạn (C5)
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 2
20%
Số câu:1
Số điểm: 4 
 30% 
Số câu:2
Số điểm: 4 
 40% 
Cộng
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 3
 Tỉ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm: 2 
 Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 5
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
 b) Nội dung đề:
Câu 1. (1đ) : Thành phần phụ chú là gì? 
Câu 2. (2đ): Chuyển các câu sau thành câu văn có thành phần khởi ngữ là các từ được in đậm.
Tôi biết rồi nhưng không nói ra được.
Tôi nghe bài học hôm nay chăm chú lắm.
Câu 3. (2đ): Đọc đoạn trích nói về lời nhắc nhở của nhân vật ông Hai với vợ con: 
Bà Hai bỗng lại cất tiếng:
- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.
Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:
- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.
 (Kim Lân, Làng)
Hãy chỉ ra từ ngữ mang hàm ý trong đoạn trích trên và chỉ rõ ngữ đó mang hàm ý gì?
Câu 4. (2đ): Vì sao nói hai câu văn sau có liên kết với nhau:	
Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy.
Câu 5. (3đ): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 5 câu) nói về tình cảm của ông Hai. Trong đó có ít nhất một câu sử dụng phép thế (gạch chân từ ngữ thể hiện phép thế)
3. Đáp án - Biểu điểm:
Câu 1 : (1đ)
Phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Nó thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, đôi khi được đặt sau dấu hai chấm.
Câu 2: (2đ)
Có thể chuyển như sau:
Biết thì tôi cũng biết rồi nhưng không nói ra được.
Đối với bài học hôm nay, tôi nghe chăm chú lắm
Câu 3 : (2đ) :
Chỉ ra từ ngữ mang hàm ý nằm ở câu văn cuối, bao gồm các từ được gạch chân dưới đây:
 Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.
- Từ nó: hàm ý chỉ bà chủ nhà; không ra cái gì: hàm ý sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra.
Câu 4 : (2đ)
	Hai câu văn có liên kết với nhau vì:
	- Về nội dung: Cùng nói về cảnh cây hai bên đường.
	- Về hình thức: Từ Chỉ có ở đầu câu 2 là từ có vai trò kết nối câu sau với câu trước.
Câu 5 : (3đ)
	Viết được đoạn văn nói về tình cảm của ông Hai. Trong đó có ít nhất một câu sử dụng phép thế (gạch chân từ ngữ thể hiện phép thế)
	Lưu ý: 
	- Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn viết không đảm bảo yêu cầu về thể loại, độ dài của đoạn văn nghị luận là 1 điểm
	- Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn viết không có câu sử dụng phép thế là 1 điểm.
	- Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn viết có nhiều thông tin không chính xác và không liên kết về ý là 0,5 điểm.
	- Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn viết có nhiều lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt là 0,5 điểm.
* Hướng dẫn HS học ở nhà: 
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản về Văn học nước ngoài.
 - Chuẩn bị kĩ nội dung tổng kết Văn học nước ngoài (theo hướng dẫn SGK) 
4. Nhận xét sau khi chấm bài:
- Kiến thức: ..
- Kĩ năng: .....
- Cách trình bày, diễn đạt: ...
.
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày 07 tháng 4 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 157kiem tra tieng viet co ma tran.doc