Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 166 đến tiết 175

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 166 đến tiết 175

TIẾT 166: TÔI VÀ CHÚNG TA (TIẾP)

 (Trích cảnh ba)

 ___Lưu Quang Vũ___

A. Mục tiêu cần đạt.

- Thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những co người có tư tưởng đổi mới, tiến bộ với những kẻ lưu manh, bảo thủ, lạc hậu.

1. Kiến thức:

- Tính cách của các nhân vật tiêu biểu(Hoàng Việt, Nguyễn Chính) và cuộcđấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới giữa tư tưởng tiến bộ với tư tưởngbảo thủ, lạc hậu.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.

2. Kỹ năng:

- Đọc-hiểu một văn bản kịch.

B. Chuẩn bị.

- GV: Giáo án, Sgk.

- HS: Chuẩn bị bài.

- Phương pháp: Tổng hợp.

 

doc 29 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 166 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Giảng:
	Tuần 35
 Tiết 166: tôi và chúng ta (Tiếp)
	(Trích cảnh ba)
	___Lưu Quang Vũ___	
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những co người có tư tưởng đổi mới, tiến bộ với những kẻ lưu manh, bảo thủ, lạc hậu.
1. Kiến thức:
- Tính cách của các nhân vật tiêu biểu(Hoàng Việt, Nguyễn Chính) và cuộcđấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới giữa tư tưởng tiến bộ với tư tưởngbảo thủ, lạc hậu.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
2. Kỹ năng:
- Đọc-hiểu một văn bản kịch.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra.
- Tóm tắt nội dung trích đoạn kịch “Tôi và chúng ta”. Giải thích ý nghĩa 
nhan đề vở kịch.
3. Bài mới. 
 	 * Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
Để hiểu rõ hành động kịch và tính cách của các nhân vật trong cuộc đấu tranh gay gắt cho sự thắng lợi của cái nới cái tiến bộ; tiếp tục ở tiết 2 trong đoạn trích học.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
 Có thể phân chia các nhân vật trong đoạn trích thành 2 tuyến như thế nào?
Giữa cái cũ (bảo thủ, lạc hậu) với cái mới (tiến bộ, khoa học).
Khi Giám đốc đột ngột công bố bản kế hoạch sản xuất mới đã nhận được thái độ như thế nào về phía người nghe?
Vì sao họ có thái độ như vậy?
Khi đại diện cho Ban giám đốc, cho tập thể lãnh đạo, cho cái mới, quyênf giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và thay đổi tổ chức sản xuất-nghĩa là công khai lần đầu tiên tuyên chiến với cơ chế làm ăn và tư tưởng bảo thủ cũ của xí nghiệp thì ngay lập tức nhận được thái độ, phản ứng khác nhau của mọi người. Đó cũng là lẽ dĩ nhiên và dễ hiểu.Đầu tiên là thái độ hoài nghi và sợ hãi, phân vân của kĩ sư Lê Sơn. Anh cho đó là chuyện riêng của hai người và chỉ là kế hoạch trên giấy, không thể thực hiện được. Nhưng được sự động viện, khơi gợi của Giám đốc, anh đã vượt qua được hạn chế của chính mình và quyết định nhập cuộc.Trưởng phòng Tổ chức, trưởng phòng Tài vụ, phản ứng về việc tuyển thêm nhiều nhân công, về tiền lương mới và lương nông thônăng gấp 4 lần. Tất cả đều thuộc chuyên môn riêng của họ, nhưng họ cứ bám vào những nguyên tắc, chính sách, chỉ tiêu đã thành cứng nhắc, lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới để không tán thành đề án mới. Nhưng cuối cùng, trước mệnh lệnh dứt khoát và nghiêm khắc đầy tinh thần trách nhiệm của Giám đốc, họ vẫn phải miễn cưỡng chấp hành nhưng chưa hề thoải mái, tâm phục, khẩu phục. Quản đốc Trương phản ứng vì thói quen được lãnh đạo, được làm một chức vụ quan trọng (mặc dù ông ta nói không ham hố địa vị), nay bỗng nhiên bị xoá bỏ. Ông ta sẽ mất cái quyền được hách dịch, sai phái anh chị em công nhân. Phản ứng của Phó Giám đốc Nguyễn Chính-người đại diện tiêu biểu cho cơ chế cũ, cho sự bảo thủ, lạc hậu, máy móc, cá nhân lọc lõi, khôn ngoan và cơ chế cũ, cho sự bảo thủ, lạc hậu, máy móc, cá nhân lọc lõi, khôn ngoan và xảo quyệt. Ông ta dựa vào cấp trên, không được thì dựa vào nghị quyết của Đảng uỷ, nhân danh đạo đức,nhân danh thành tích của xí nghiệp để cảnh tỉnh và đe doạ Hoàng Việt. Ông ta là người duy nhất dám bỏ ra ngoài với lời đe doạ và thách thức giám đốc: Được, rồi xem !
Để được chấp nhận và chiến thắng, Hoàng Việt và lê Sơn phải vượt qua nhiều cuộc đấu tranh mới mà đây mới là trận đánh đầu tiên, cuộc đối đầu đầu tiên. Bằng những lời phân tích, những suy luận sắc sảo và mới mẻ, Hoàng Việt và lê Sơn mới bước đầu áp đảo, buộc những người dưới quyền chấp hành nhưng chưa được thuyết phục bằng tình cảm và nhất là bằng kết quả cụ thể. Vậy mà cảnh kịch đã hứa hẹn những cảnh đấu tranh vì cái mới và sự tiến bộ phức tạo và quyết liệt hơn.
Nhận xét về phẩm chất tính cách của các nhân vật chính trong đoạn trích.
Cảm nhận của em về cuộc đấu tranh, về xu thế phát triển và kết thúc tình huống kịch?
 Hs đọc to ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
2. Diến biến mâu thuẫn-xung đột trong đoạn trích.
- Đầu tiên là thái độ hoài nghi và sợ hãi của Lê Sơn .
- Trưởng phòng Tổ chức, trưởng phòng Tài vụ, phản ứng về việc tuyển thêm nhiều nhân công, về tiền lương mới.
- Quản đốc Trương phản ứng vì thói quen được lãnh đạo, được làm một chức vụ quan trọng (mặc dù ông ta nói không ham hố địa vị), nay bỗng nhiên bị xoá bỏ. Ông ta sẽ mất cái quyền được hách dịch, sai phái anh chị em công nhân.
- Phản ứng của Phó Giám đốc Nguyễn Chính-người đại diện tiêu biểu cho cơ chế cũ, cho sự bảo thủ, lạc hậu, máy móc, cá nhân lọc lõi, khôn ngoan.
*Tóm lại: Tuỳ từng người mà có những phản ứng khác nhau, nhưng nhìn chung chỉ qua một cuộc họp, đã thấy khó khăn của cái mới khi nó xuất hiện. 
3. Tính các một số nhân vật tiêu biểu qua lời đối thoại của họ trong đoạn trích.
- Quyền Giám đốc Hoàng Việt: nhân vật trung tâm, người đại diện tiêu biểu cho những con người tiên tiến, dám nghĩ dám làm, tin tưởng vào bản thân, vào quần chúng
- Kĩ sư Lê Sơn: Chuyên môn giỏi, hết lòng, hết sức vì xí nghiệp, hiểu biết xí nghiệp sâu sắc, cặn kẽ do nhiều năm gắn bó với nó, tuy vốn nhút nhát, ngại vâ chạm. -Nguyễn Chính: máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều thủ đoạn. Khôn khéo xu nịnh và luồn lọt cấp trên, đánh đổ bốn đời giám đốc, luôn dựa vào cấp trên, vào cơ chế, vào ng
- Quản đốc Trương: một người khô khan, hách dịch, thích tỏ ra quyền thế, nghĩ và làm giáo điều như cái máy.
* Là cuộc đấu tranh giữa hai con đường đi đến sự đổi mới rất gay gắt. Tình huống xung đột của vở kịch nêu ra vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Cuộc đấu tranh gay go nhưng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ vì phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội .
 =>Đây là điểm sáng chói trong kịch của tác giả: Vừa giàu tính biểu tượng sâu sắc vừa giàu tính thời sự. Cái chúng ta phải tạo thành từ cái tôi cụ thể, không có sự chung chung hình thức.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
Xây dựng tình huống kịch hấp dẫn.
2. Nội dung.
Quá trình đấu tranh gay gắt phá bỏ cái cũ xây dựng cách làm việc mới trong những năm 80 của thế kỷ XX.
* Ghi nhớ.
 Sgk Tr180. 
* Luyện tập.
-Tóm tắt sự phát triển mâu thuẫn kịch trong đoạn trích?
-Tính cách của các nhân vật như mục 3 đã học?
	* Hoạt động 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
	- Khái quát nội dung bài.
	-Về nhà.
	+ Học bài.
	+ Chuẩn bị soạn bài Tổng kết phần văn học.
----------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Giảng:
Tiết 167: Tổng kết văn học
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Những kiến thức ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại Văn học Việt Năm đã học.
2. Kỹ năng:
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về thể loại văn học gắn với từng thời kỳ.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, 2 bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra.
	- Việc chuẩn bị cho bài tổng kết văn học đã yêu cầu ở những tiết trước.
3. Bài mới.
	 Đây là bài tổng kết văn học với nội dung rất rộng của toàn cấp trung học 	cơ sở về phần văn bản của 2 tiết tổng kết.
 	 * Hoạt động 2: Nội dung tổng kêt.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Gv hướng dẫn hs lập bảng theo mẫu:
Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà học sinh nêu rõ yêu cầu của 4 câu hỏi và trả lời được theo sự chuẩn bị của mình?
Nhìn vào bảng thống kê đã chuẩn bị Văn học việt Nam tạo thành từ những bộ phận nào?
(văn học dân gian và Văn học Viết)
Giáo viên yêu cầu đọc sách giáo khoa trang 187 và chốt lại được những ý chính.
- Văn học dân gian được hình thành và phát triển như thế nào?
Là tiếng nói cuả ai? được lưu truyền ntn?
Vai trò của Văn học dân gian?
Thể loại của Văn học dân gian?
Kể tên các Tác phẩm văn học dân gian (theo thể loại) mà em đã được học?
 Học sinh đọc mục 2 trang 188.
Văn học viết được phân chia thời gian như thế nào? Cho ví dụ các tác phẩm cụ thể?
Học sinh đọc mục II trang 189?
Văn học Việt Nam được chia mấy thời kỳ lớn (3 thời kì)? cụ thể về thời gian và nội dung phản ánh?
Lấy ví dụ cụ thể các tác phẩm? 
Giáo viên : Hướng dẫn
+Thời kì 1: Các Tác phẩm văn học trung đại:
+Thời kì 2: Văn thơ yêu nước và Cách mạng; văn học 1930- 1945?
+Thời kì 3: Văn học hiện đại chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng đất nước và sau 1975?
 Học sinh đọc mục III trang 191.
?Về nội dung qua các Tác phẩm văn học Việt Nam đã phản ánh lên nội dung lớn là gì? 
Về nghệ thuật có gì đặc sắc?
+Chú ý: Về vẻ đẹp giản dị, tinh tế qua cách thể hiện?
+Tên cụ thể cảu các tác phẩm?
Hs đọc ghi nhớ.
 * Hoạt động 3: Luyện tập. 
-Yêu cầu trả lời 5 bài tập trang 193, 194.
+ Chú ý ở bài tập : Có 1 số điểm khó sử ảnh hưởng trên nhiều phương diện: Thể loại, chủ đề, cốt chuyện , nhân vật , hình ảnh, chi tiết... 
Ví dụ: Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương; bài thơ Con Cò (Chế lan Viên); thơ Nguyễn Du.
I. Thống kê các văn bản đã học từ lớp 6 - 9.
1. Văn học dân gian.
2. Văn học trung đại Việt Nam.
3. Văn học hiện đại Việt Nam.
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam.
 Nền Văn học Việt Nam ra đời, tồn tại phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc; phản ánh tâm hồn tư tưởng, tính cách của con người Việt Nam. Phong phú về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại.
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
 - Văn học Việt Nam được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, văn học viết.
1. Văn học dân gian.
 - Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.
- Là sản phẩm của nhân dân được lưu truyền bằng miệng.
- Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của nhân dân là kho tàng cho văn học viết khai thác, phát triển. Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi văn học viết đã ra đời.
-Về thể loại: Phong phú.
2.Văn học viết. 
Ra đời thế kỉ X.
Thành phần: VH chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
- Văn học Hán: (TK X-X I X) Tiếp thu yếu tố văn học Trung Hoa nhưng mang tinh thần dân tộc.
Ví dụ: Chiếu dời đô, Nam quốc Sơn Hà, Hịch tướng sĩ. Nước Dại Việt ta, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu ...
- Văn học chữ Nôm (thế kỉ XIII).
 Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm). Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu Đoàn Thị Điểm...
- Văn học chữ Quốc ngữ (Thế kỉ XVIII).
Ví dụ: Muốn làm thằng cuội (Tản Đà), Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) 
II.Tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam.
- Văn học Việt Nam phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.
- Văn học Việt nam (chủ yếu nói về văn học viết).
Trải qua 3 thời kì lớn:
+ Từ đầu thế kỷ X đ Cuối thế kỷ XIX
+ Từ thế kỷ XX đ 1945
+ Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đ ... hầm lặng nơi Sa Pa thể hiện trong tác phẩm.
C. Đáp án chi tiết và điểm từng phần.
 Phần trắc nghiệm:(3 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
C
C
D
D
C
B
D
A
C
1 - c 2 – d
3 - e 4 – a
5 - b
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Phần tự luận: ( 7 điểm).
Câu 1( 1,5 điểm).
- Chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 trong bài “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
- Tên thật nhà thơ là Phan Thanh Viễn.
- Thời gian sáng tác bài thơ: Năm 1976 khi lăng Bác vừa khành thành.
Câu 2 ( 5,5 điểm).
a. Mở bài. (0,75 đ)
Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề sẽ phân tích: Vẻ đẹp con
người nơi Sa Pa. 
b. Thân bài.(4 đ)
 - Vẻ đẹp của con người Sa Pa thể hiện qua nhân vật chính là anh thanh niên và một số nhân vật phụ: ông kĩ sư chờ sét, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường... làm nổi bật:
- Cái lặng lẽ của công việc âm thầm ít ai biết đến trong một không gian cũng vắng lặng, âm thầm.
- Trong cái lặng lẽ của đất trời, công việc là những con người, những tâm hồn không lặng lẽ; vì họ đang làm những công việc có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước; là sự hăng say quên mình trong công việc; là tình yêu bồng bột và nồng nàn dành cho công việc, cho đất nước, nhân dân.
-> Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn bình dị, khiêm tốn và hồn nhiên của những con người ở Sa Pa.
c. Kết bài.(0,75đ).
Khẳng định lại vấn đề và giá trị của tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động-những trí thức mới đang thầm lặng lẽ hiến dâng tất cả tâm sức và tuổi trẻ cho nhân dân, cho tổ quốc.
D. Tiến hành kiểm tra.
1. Tổ chức.
	Sĩ số:
2. Kiểm tra. 
 (Thời gian làm bài 90 phút).
- GV cho Hs chép đề.
- Hs chép đề và làm bài.
- GV đôn đốc, nhắc nhở hs.
- HS chủ động, độc lập làm bài.
3. Thu bài, nhận xét.
- Hết giờ Gv thu bài.
- Nhận xét về ý thức và quá trình làm bài của hs.
- Rút kinh nghiệm cho những giờ kiểm tra sau.
E. Hướng dẫn về nhà.
 - Ôn tập lại những kiến thức đã học.
G. Nhận xét giờ. 
	- Gv nhận xét giờ làm bài kiểm tra.
__________________________________________________
Ngàysoạn: 
Giảng:	
Tiết 173: Thư, điện
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Nắm được đặc điểm, tác dụng và cách viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
1. Kiến thức.
- Mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
2. Kỹ năng:
- Mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, một số mẫu thư (điện).
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra.
	- Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
	Sự cần thiết dùng thư điện trong đời sống xã hội; cần hiểu phải dùng thế nào? 
để đạt được yêu cầu và thực hành việc dùng thư điện đó là mục đích của tiết học này.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
 Giải thích ngắn gọn để HS hiểu về loại văn bản thư(điện)chúc mừng, thăm hỏi.
-Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản hết sức kiệm lời, nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ được tình cảm đối với người nhận. Đọc thư (điện), người nhận thường có một thái độ hợp tác tích cực
- Thường là khi nào không thể đến gặp mặt người nhận để chúc mừng hoặc chia buồn thì người viết mới dùng thư (điện).
- Khi gửi thư (điện) cần điền tho thật đầy đủ, chính xác các thông tin (họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát để tránh nhầm lẫn, thất lạc.
Hs đọc sgk T202.
Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?
Có mấy loại thư (điện) chính? Là những loại nào? 
+ Hai loại chính
- Thăm hỏi và chia vui
- Thăm hỏi và chia buồn
Mục đích của các loại ấy có khác nhau không ? Tại sao ?
 Hs đọc to ghi nhớ.
 * Hoạt động 3: Luyện tập.
 - Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
- Mục đích, tác dụng của việc dùng đó khác nhau như thế nào?
- Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
- Nêu những trường hợp cụ thể em đã dùng thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
I. Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng thăm hỏi.
1. Ngữ liệu. 
 Sgk Tr 202.
2. Nhận xét.
a. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Chúc mừng: a, b.
- Thăm hỏi: c, d.
b. Trường hợp cần gửi thư (điện) là:
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
- Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
c. Khác nhau về mục đích, tác dụng.
- Thăm hỏi và chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt... của người nhận.
- Thăm hỏi và chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
3. Kết luận.
 Thư điện chúc mừng, thăm hỏi để bày tỏ chúc mừng hoặc cảm thông chia xẻ.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
1. Ngữ liệu. 
 Sgk Tr 202.
2. Nhận xét.
+ Giống nhau: 
Có người nhận, gửi.
Ngắn gọn, xúc tích.
Tình cảm chân thành.
+ Khác nhau.
Thư thăm hỏi: Chia buồn.
Thư chúc mừng: Chia vui. 
- Nội dung thư (điện) cần nêu được lí do, lời chúc hoặc lời thăm hỏi.
- Cần được viết ngắn gọn súc tích tình cảm chân thành. 
3. Kết luận.
 Ghi nhớ.
 Sgk T204. 
* Luyện tập. 
	 * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
 - Khái quát về một số loại thư, điện.
	- Nhận xét giờ.
 - Về nhà:
	+ Học bài, tập viết một số loại thư, điện.
	 	+ Sưu tầm một số văn bản thư điện để tham khảo.
____________________________________________________
Ngày soạn:
Giảng:
Tiết 174: Thư, điện
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Nắm rõ đặc điểm, tác dụng và cách viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
1. Kiến thức :
- Mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
2. Kỹ năng:
- Mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra.
	- Cách viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi?
- Lấy Ví dụ cụ thể 1 trường hợp em đã dùng, diễn đạt thành lời văn?
3. Bài mới. 
	(Tiếp tục luyện tập nội dung tiết trước).
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Gv cho hs theo dõi yêu cầu cần thực hiện.
Chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1. 
 Hoàn thiện bức điện ở mục a. 
+ Nhóm 2. 
 Hoàn thiện bức điện ở mục b. 
+ Nhóm 3. 
 Hoàn thiện bức điện ở mục c.
- Để hs làm việc ra phiếu.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Bổ xung.
- Gv chữ lại cho hoàn chỉnh.
Lựa chọn tình huống.
Cho Hs đọc yêu cầu đề bài trong sgk.
+ Xác định tình huống rồi viết theo mẫu của bưu điện.
 (Bài 1).
+ Gọi hs trình bày.
+ Hs nhận xét trao đổi.
+ Gv chữa.
II. Luyện tập.
1. Bài tập1 T204.
Hoàn chỉnh 3 bức điện theo mẫu.
2. Bài tập 2 T205.
+ Thư (điện) chúc mừng gồm:
 a, b, d, e.
+ Thư (điện) thăm hỏi gồm:
 c.
3. Bài 3 T205.
	* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Khái quát kết luận về một số loại thư điện chúc mừng, thăm hỏi qua cả 2 tiết.
	- Nhận xét giờ.
 	 - Về nhà:
	+ Học bài, tập viết một số loại thư, điện.
	 	+ Tiếp tục tìm hiểu về một số loại thư, điện.
+ Sưu tầm một số văn bản thư điện để tham khảo và tập viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi.
_________________________________________
Ngày soạn: 
Giảng:
Tiết 175:trả bài kiểm tra tổng hợp 	 
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh:
- Nhận biết được kết quả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm, chỉ ra những ưu điểm, những lỗi đã mắc phải trong bài viết.
- Thấy được lỗi và biết cách khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong bài làm các em mắc phải.
- Ôn lại kiến thức ngữ văn đã học.
B. Chuẩn bị. 
- Kết quả bài làm của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm: 
+ Điểm số của Hs.
+ Những nhận xét, ví dụ trong bài làm của học sinh.
- Phương pháp: Trao đổi, thảo luận.
C. Tiến trình lên lớp. 
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung kiến thức
- Gv yêu cầu hs lần lượt nhớ lại từng đề bài.
GV nêu vắn tắt yêu cầu đề. 
Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.
I. Đề bài.
 (Tiết 171+172).
Phần I. Trắc nghiệm. (3 điểm).
 12 câu.
Phần II. Tự luận.( 7 điểm).
Câu 1. (1,5 điểm). 
 Chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 trong bài “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Cho biết tên thật của nhà thơ và thời gian sáng tác của bài thơ. 
Câu 2. (5,5 điểm).
 Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để thấy rõ vẻ đẹp của con người lao động thầm lặng nơi Sa Pa thể hiện trong tác phẩm.
II. Phân tích đề, lập dàn ý.
Phần trắc nghiệm: 3 điểm
 Gồm 12 câu.
 (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
C
C
D
D
C
B
D
A
C
1 - c 2 – d
3 - e 4 – a
5 - b
 Phần tự luận: ( 7 điểm).
Câu 1( 1,5 điểm).
- Chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 trong bài “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
- Tên thật nhà thơ là Phan Thanh Viễn.
- Thời gian sáng tác bài thơ: Năm 1976 khi lăng Bác vừa khành thành.
Câu 2 ( 5,5 điểm).
a. Mở bài. (0,75 đ)
 Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề sẽ phân tích: Vẻ đẹp con người nơi Sa Pa. 
b. Thân bài.(4 đ)
 - Vẻ đẹp của con người Sa Pa thể hiện qua nhân vật chính là anh thanh niên và một số nhân vật phụ: ông kĩ sư chờ sét, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường... làm nổi bật:
- Cái lặng lẽ của công việc âm thầm ít ai biết đến trong một không gian cũng vắng lặng, âm thầm.
- Trong cái lặng lẽ của đất trời, công việc là những con người, những tâm hồn không lặng lẽ; vì họ đang làm những công việc có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước; là sự hăng say quên mình trong công việc; là tình yêu bồng bột và nồng nàn dành cho công việc, cho đất nước, nhân dân.
-> Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn bình dị, khiêm tốn và hồn nhiên của những con người ở Sa Pa.
c. Kết bài.(0,75đ).
 Khẳng định lại vấn đề và giá trị của tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động-những trí thức mới đang thầm lặng lẽ hiến dâng tất cả tâm sức và tuổi trẻ cho nhân dân, cho tổ quốc.
III. Nhận xét.
 1. Ưu điểm.
- Đa số các em học sinh đều cố gắng khi làm bài, biết cách làm bài, phần ttrắc nghiệm hầu hết các em đều làm đúng.
- Nhiều làm bài có kết quả cao: Nhật, Nghĩa, Thuỳ, Thắng, Thương 
- Diễn đạt tương đối lưu loát, không mắc nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả ...
 - Trình bày sạch đẹp, tương đối khoa học.
2. Nhược điểm.
- Một số em vẫn để bài làm còn sơ sài nội dung chưa thật tốt: Sản, Kỳ...
- Nhiều bài khi diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, vận dụng chưa tốt. 
3. Sửa lỗi.
 Giáo viên hướng dẫn các em sửa một số lỗi cơ bản.
- Hs soát lại bài viết của mình và tự sửa lỗi.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
 	- Lấy điểm.
- Nhận xét tiết trả bài.
- Kiểm tra phần chữa bài của học sinh.
- Về nhà:
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tu tuan 34.doc