Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 19: Phép phân tích và tổng hợp

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 19: Phép phân tích và tổng hợp

PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.

 - Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận .

 - Bồi dưỡng ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn để viết được bài văn đúng và hay.

II. Chuẩn bị :

· GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

· HS : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

- Các phép phân tích văn bản : Giả thuyết, so sánh, đối chiếu, giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, tổng hợp

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 19: Phép phân tích và tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
21
12
2010
TUAN :
19
NGAY DAY :
23
12
2010
TIET :
94
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
	- Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận .
	- Bồi dưỡng ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn để viết được bài văn đúng và hay.
II. Chuẩn bị :
GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
HS : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1)
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
- Các phép phân tích văn bản : Giả thuyết, so sánh, đối chiếu, giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, tổng hợp 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
* Gọi HS đọc vb “Trang phục” ( phần I – SGK ).
-H: Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì ? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì ? Tác giả dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó ?
-H: Sau khi đã nêu một số biểu hiện của những “qui tắc suy ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề ? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn ?
Hđ 1 : Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
* Đọc bài văn : Trang phục.
* Phân tích, suy luận -> Trả lời :
- Aên mặc phải chỉnh tề. Sự thiếu chỉnh tề, không đồng bộ sẽ rất chướng mắt, phản cảm.
- Hai luận điểm chính trong vb :
 + Aên mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung ( công cộng ) và riêng ( tuỳ công việc, sinh hoạt ).
 + Aên mặc phải phù hợp với đạo đức : giản dị, hoà mình vào cộng đồng.
=> Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
- Phép phân tích.
* Phép tổng hợp . Phép lập luận này thường đặt ở cuối vb hay đoạn văn.
I . Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
-H: Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép lập luận gì ?
-H: Thế nào là phép phân tích ?
-H: Thế nào là phép tổng hợp ?
* Khái quát -> Nêu
- Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu .. và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.
Hđ 2 : Hd HS luyện tập .
* Gọi HS đọc các bt phần luyện tập.
* Gv nhắc lại yêu cầu của câu hỏi 1 -> Hs trả lời, HS khác góp ý -> GV kết luận.
-H: Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc ntn ?
-H: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách ntn ?
-H: Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò ntn trong lập luận ?
Hđ 2 : Luyện tập.
* Đọc và xác định yêu cầu của câu hỏi.
* Tìm ý và cách phân tích -> Nêu
* Xác định những lí do phải chọn sách mà đọc -> Nêu.
* Xác định cách phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách -> Trình bày.
* Suy luận.
II. Luyện tập.
 Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong vb Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm :
 1. - Tác giả phân tích ý : Đọc sách tốt cuộc là một con đường của học vấn.
 - Phân tích theo trình tự trước sau, theo quan hệ nhân quả : Học vấn là của nhân loại -> Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại -> Sách là kho tàn quí báu -> Nếu chúng ta  Nếu xoá bỏ  làm kẻ lạc hậu.
 2. Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc :
 - Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích.
 - Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.
 - Sách có loại chuyên môn cao, có loại thường thức, chúng liên quan nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức.
 3. Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách :
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
- Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa, không ích lợi gì.
4. Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận, vì có sự phân tích lợi – hại, đúng – sai, thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
Hđ 3 : Củng cố
* Gọi HS nhắc lại những nội dung cần ghi nhớ -> GV góp ý.
Hđ 3 : Củng cố
* Nêu những đơn vị kiến thức của bài học.
Hđ 4 : Dặn dò 
Nắm nội dung kiến thức bài học.
Làm các bài tập của bài “Luyện tập phân tích và tổng hợp”

Tài liệu đính kèm:

  • doc19 - PHEP PHAN TICH VA TONG HOP.doc