Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 55

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 55

 Đoàn thuyền đánh cá

 Huy Cận

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức

 - Giúp hs nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.

 -Thấy được vể đẹp tráng lệ,lãng mạn của cảnh thiên nhiên cùng không khí lao động người dân biển qua NT miêu tả xen biểu cảm với các hình ảnh thơ lạ,độc đáo.

 2. Kỹ năng :Rèn kỹ năng đọc diễn cảm,cảm nhận phân tích hình ảnh thơ.

 3. Thái độ :Yêu mến,trân trọng cuộc sống lao động.

III. Chuẩn bị: Thầy :ảnh tác giả +đồ dùng

 Trò :Đọc .chuẩn bị bài ở nhà

III.Tiến trình bài dạy

 1.ổn định lớp(1)

 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của hs (1)

 3.Bài mới(1) Trong nền thơ ca hiện đại VN ,Huy Cận có một vị trí riêng vững vàng.Đó là vị trí của một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào,có chất thơ giàu suy tưởng và đằm thắm một ty con người,quê hương,tổ quốc VN.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11
Ngày soạn :	
Ngày giảng :
 Tiết 51
 Đoàn thuyền đánh cá
 Huy Cận
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức
 - Giúp hs nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
 -Thấy được vể đẹp tráng lệ,lãng mạn của cảnh thiên nhiên cùng không khí lao động người dân biển qua NT miêu tả xen biểu cảm với các hình ảnh thơ lạ,độc đáo.
 2. Kỹ năng :Rèn kỹ năng đọc diễn cảm,cảm nhận phân tích hình ảnh thơ.
 3. Thái độ :Yêu mến,trân trọng cuộc sống lao động.
III. Chuẩn bị: Thầy :ảnh tác giả +đồ dùng
 Trò :Đọc .chuẩn bị bài ở nhà 
III.Tiến trình bài dạy
 1.ổn định lớp(1’)
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của hs (1’)
 3.Bài mới(1’) Trong nền thơ ca hiện đại VN ,Huy Cận có một vị trí riêng vững vàng.Đó là vị trí của một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào,có chất thơ giàu suy tưởng và đằm thắm một ty con người,quê hương,tổ quốc VN.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Gv hướng dẫn đọc:Đây là bài thơ có nhiều h.ảnh thơ bay bổng,lời thơ âm hưởng lâng lâng .3 khổ đầu :giọng hào hứng.3khổ tiếp:giọng chậm.Khổ cuối:nhanh,khoẻ.
Gv đọc mẫu.Gọi hs đọc.Kết hợp tìm hiểu từ khó.
-Dựa vào CT * em hãy nêu hiểu biết của em về tác giả ?
Gv treo ảnh tấc giả và giới thiệu thêm.(Quê hương ông kà cái nôi có truyền thống CM và sinh ra những con người tài giỏi) 
Máy chiếu:-Lửa thiêng(1940)
 -Trời mỗi ngày lại sáng(1958)
-Bài thơ ra đời trong h.c nào ?
-Theo mạch cảm xúc,bài thơ chia mấy phần?Nêu giới hạn, nội dung các phần?
Máy chiếu: Khổ 1,2:Cảnh đoàn thuyền ra khơi
 Khổ3456:Cảnh đánh cá trên biển
 Khổ 7:Cảnh đoàn thuyề trở về.
-Gọi hs đọc khổ 1,2:Nêu nd ?
-Cảnh ra khơi được mtả qua h.ảnh nào ?
-Đây là thời điểm nào trong ngày?
-Sóng cài then,đêm sập cửa?
TRắC NGHIệM:2 câu thơ sử dụng phép tu từ nào?
a.Liệt kê,nói quá. c.Chơi chữ,điệp từ
b.ẩn dụ,hoán dụ. D.So sánh,nhân hoá.
-Em hiểu ntn về 2 câu thơ này? 
GV:Nhà thơ vẽ nên cảnh hoàng hôn trên biển thật lộng lẫy sinh động.Vũ trụ như 1 mái nhà,màn đêm sập xuống như cánh cửa,còn những làn sóng chạy qua chạy lại như những chiếc then cài vào màn đêm.
-Qua 2 câu thơ đầu,khung cảnh TN hiện ra ntn?
-Trong khung cảnh ấy,đoàn thuyền ra khơi được mtả ntn?
-..lại ra khơi?
-Em hiểu ntn về câu thơ “Câu hát căng buồm”
Gv:Câu thơ gơi nên khung cảnh hùng vĩ.Tiếnghát lên đường hăng say,vang xa hoà cùng gió làm căng cánh buồm.
-Nhận xét về hình ảnh thơ trong 4 câu thơ đầu? Qua đó em hiểu thêm gì về tiếng hát lên đường của người dân chài ?
-Tiếng hát ấy được cụ thể hoá qua câu thơ nào? 
-Em hiểu ntn về câu thơ “ Hát rằng cá bạc biển Đông lặng” ?(Câu hát cầu mong, nguyện cầu đánh bắt được nhiều cá,biển lặng sóng êm)
-Nói “cá thu như đoàn thoi” ?(Cá nhiều bơi qua bơi lại,ngang dọc như những đoàn thoi )
-Người dân hát “Đêm ngày đoàn cá ơi “ thể hiện điều gì trong tâm hồn người dân chài?
-Nhận xét giọng điệu hai khổ thơ đầu ?
-Qua đó tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp gì của người dân lao động?
4.Củng cố(1’)
5.Hướng dẫn học(1’)
I.Đọc,tìm hiểu CT
 1.Đọc
 2.Chú thích
 a.Tác giả
 (1919-2005)
-Tên đầy đủ:Cù Huy Cận
-Quê:Đức Thọ-Hà Tĩnh
-Tham gia CM từ trước 1945:Nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với hồn thơ sầu cảm.
 -Sau CM:Thơ ông tràn đầy niềm vui tin yêu cs-Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại VN.
-Thơ ông thường xuất phát từ 2 nguồn cảm hứng:Lãng mạn và thiên nhiên vũ trụ.
+Tác phẩm chính:
b.Tác phẩm:Sáng tác ngày 4.10.1958 nhân chuyến đi thực tế ở Hạ Long-QN.
-In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” .
II.Đọc,tìm hiểu văn bản
 1.Bố cục:3 phần
 2.Phân tích
 a.Cánh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
-Mặt trời như hòn lửa
Sóng cài then,đêm sập cửa.
+Cảnh hoàng hôn ấm áp và đẹp đẽ.
-lại ra khơi
Câu hát căng buồm 
+H.ảnh thơ đẹp đẽ,liên tưởng thi vị:Tiếng hát reo vui,hào hứng ,phấn chấn ngân nga,bay bổng hoà quện với thiên nhiên. 
-Hát:cá bạc,biển Đông lặngcá thu như đoàn thoidệt biển dệt lướiđoàn cá ơi .
+Giọng điệu ngọt ngà,ngân vang:
Thể hiện niềm lạc quan,ước mơ đánh bắt được nhiều cá , ca ngợi sự lao động bền bỉ,lạc quan của người lao động.
+Luyện tập:
Ngày soạn :
Ngày giảng:
 Tiết 52
 Đoàn thuyền đánh cá
 (Huy Cận )
I.Mục tiêu bài dạy
1.Kiến thức:
-Hs cảm nhận được vẻ đẹp tráng lệ của bức tranh thiên nhiên hài hoà với vể đẹp khoẻ khoắn,lãng mạn,hăng say của cs lao động trên biển và niềm vui,niềm tin yêu của nhà thơ trước đất nước và con người đang xây dựng cs mới .Cảm nhận được hiệu quả của các biện pháp tu từ NT được sử dụng trong bài thơ.
2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng đọc,phân tích hình ảnh,nhịp điệu vừa cổ điển vừa mới lạ sáng tạo.
3.Thái độ :Trân trọng cs lao động bình dị,khoẻ khoắn.
II.Chuẩn bị : Thầy –Nghiên cứu bài +Đồ dùng
 Trò -Đọc,trả lời câu hỏi sgk
III.Tiến trình bài dạy
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (3’)
3.Bài mới(1’)
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
-Gọi hs đọc bài thơ.Nhắc lại bố cục ?
-Hs đọc khổ 3,4,5,6:Nêu nd?
-Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển được mtả ntn?
-Thuyền lái gió với buồm trăng ?
Gv:con thuyền ra khơi có gió làm lái,có ánh trăng làm thuyền.Khi trăng lên làm cánh buồm hoà vào ánh trăng mà trở nên to rộng,con thuyền được nâng lên tầm vũ trụ,hoà nhịp cùng thiên nhiên.
-Lướt?(đi nhanh,nhẹ,êm)
-Tư thế con người trong công việc?
-Dò bụng biển?Dàn đan thế trận?(Thăm dò,tìm kiếm nơi có nhiều cá để tung lưới đánh bắt.Đó là 1 công việc kì công,cần phải có sự táo bạo)
-Tgiả đã sử dụng BPNT gì để diễn tả tư thế con người lđ?
-Vẻ đẹp bất ngờ của biển được mtả ntn qua vẻ đẹp các loài cá?
-Đây là những loài cá ntn?
Trắc nghiệm: Câu thơ “Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé” nên hiểu ntn?
a.Nước biển màu vàng choé.
b.Mạn thuyền màu vàng choé.
c.ánh trăng màu vàng choé.
d.Đuôi cá màu vàng choé.
-Vàng choé?(Đây là 1 h.ảnh hùng vĩ,lộng lẫy của biển đêm:Những chiếc đuôi cá vẫy dưới làn nước lấp lánh ánh trăng,ánh sáng chói loá cả ko gian)
-Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ?Qua đó em hiểu thêm gì về vẻ đẹp của biển?
-Nhà thơ còn cảm nhận được điều gì?BPNT? tác dụng?
GV:Biển đêm ko chỉ có tiếng sóng rì rầm mà nhà thơ còn cảm nhận 1 âm thanh khác:Tiếng thở của biển.Có lẽ từ sự liên tưởng phong phú từ âm thanh của thuỷ triều tạo thành hơi thở của biển đêm,của tự nhiên,sự sống.
-Nếu tiếng hát lên đường hăng say,tự tin thì tiếng hát đánh bắt cá trên biển ntn?
-Gõ thuyền có nhịp trăng cao?(ánh trăng sa xuống mặt nước,sóng vỗ vào mạn thuyền)
-BPNT?Qua đó nhà thơ muốn ca ngợi điều gì?
GV:Biển cả và lòng mẹ bao bao la chở che.Mẹ cho dòng sữa nuôi con lớn khôn-Biển cả nuôi sống người dân chài từ bao đời nay.Lòng biết ơn hoà quện trong tiến hát ngợi ca ngọt ngào.
-Khi đêm dần trôi,sao mờ là lúc trời sáng,người dân chài kéo lươí thu cá về.Cảnh lao động ấy được mtả ntn?
-Kéo xoăn tay ?(Kéo thật khoẻ vì cá mắc vào lưới rất nhiều thành chùm)
-Chùm cá nặng gợi sự hình dung ntn về công việc đi biển của người lđ?
-Vẩy bạc,đuôi vàng loé rạng đông?(Cá nhiều,đầy khoang tươi ngon.Tgiả dùng từ loé vừa gợi ánh bình minh đang đến vừa gợi sự nhảy nhót của đàn cá.Các màu sắc trắng,bạc,vàng tạo ánh hồng rực rỡ,lộng lẫy)
-BPNT? Qua đó diễn tả điều gì?
-Gọi hs đọc khổ 7:Nội dung?
-Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được mtả ntn?
-Chạy đua cùng mặt trời?(Tiếp tục chạy đua cùng TG,trở về cho kịp trời sáng)
-Tgiả đã sử dụng BPNT gì?Qua đó diễn tả điều gì?
-Tiếng hát trở về có khác so với tiếng hát lúc ra đi?
GV:Vẫn là 1 khúc tráng ca hăng say tạo cảm giác tuần hoàn.Song ở đây là niềm hăng say của sự thắng lợi trong lđ trong 1 tư thế mới:Trong cuộc chạy đua này con người về đích trước.
TRắC NGHIệM: Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu của bài thơ ?
a.Khoẻ khoắn . c.Bay bổng 
b.Sôi nổi d.Cả 3 nội dung trên.
-Qua bài thơ, em hiểu được điều gì vẻ đẹp của con người lao động? 
4.Củng cố(1’)
5.Hướng dẫn học(1’)
b.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm
 -Thuyền lái gió –buồml trăng
Lướt mây cao –biển bằng
-dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
+Cảm hứng lãng mạn,NT nhân hoá :Tư thế của con người lao động chủ động khám phá,chinh phục thiên nhiên.
-Cá nhụ,cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
+Sử dụng TT,đại từ,NT liên tưởng,liệt kê : Sự đẹp đẽ,giàu có của biển cả lấp lánh sắc màu.
-Đêm thở
+NT nhân hoá :Âm sự sống của biển mơ mộng,lãng mạn .
-Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹtự buổi nào.
+NT so sánh ,nhân hoá:Ca ngợi biển giàu đẹp và lòng tự hào,biết ơn biển quê hương.
-kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đôngđón nắng hồng.
+NT ẩn dụ.hoán dụ :Thành quả lđ bội thu.
c.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
-Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
+NT nhân hoá: Diễn tả niềm vui phơi phới của thành quả lao động kì vĩ,rực rỡ,huy hoàng ,chói lọi.
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật
-Hình ảnh thơ đẹp đẽ,kì vĩ.
-Lời thơ nhiều vần bằng tạo âm hưởng ngân xa-Vần trắc tạo âm hưởng mạnh mẽ bay cao.
2.Nội dung
Bài thơ là khúc tráng ca đẹp đẽ về con người lđ mới.Ca ngợi tinh thần lđ hăng say tràn ngập niềm vui phơi phới trong công cuộc kiến thiết đất nước.
IV.Luyện tập
Ngày soạn: 01.11
Ngày giảng: 08.11
 Tiết 53: Tổng kết từ vựng( Từ tượng thanh ,tượng hình)
I.Mục tiêu bài dạy:
1.Kiến thức:
- Giúp hs ôn tập ,hệ thống hoá KT về từ vựng đã học:Từ tượng thanh ,tượng hình,các biện pháp tu từ tiếng Việt.
2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng hệ thống KT,kỹ năng sử dụng từ vựng.
3.Thái độ:- GD ý thức sử dụng từ ngữ,các biện pháp nghệ thuật trong giao tiếp.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, xác định giá trị, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp.
III.Chuẩn bị:
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
Phương pháp: Dạy học theo nhóm, Vấn đáp.
Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời,Bản đồ tư duy.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng kết.
IV.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3.Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức.
Hs mở sgk trang 146.
-Thế nào là từ tượng thanh?
-Lấy VD cụ thể?
-Hãy kể tên 1 số loài vật là từ tượng thanh?
(Mèo , cuốc, tắc kè...)
-Thế nào là từ tượng hình ?
-Tìm từ tượng hình trong đoạn văn BT sgk :Nêu tác dụng?
-Thế nào là phép so sánh?
-Tìm,đọc 1 số câu thơ đã học có sử dụng phép so sánh?
-Liệt kê 1 số thành ngữ có sử dụng phép so sánh? (Đắt như tôm tươi- Rẻ như bèo)
-GV đưa và cho hs phân tích VD:
 Con cò ăn bụi rau răm
Đắng cay chịu vậy,đãi đằng cũng cam.
-H.ảnh con cò tượng trưng cho thân phận người nào trong xã hội pk xưa?(Người nông dân)
-Vì sao gợi sự liên tưởng ấy?
-Qua đó em hiểu thế nào là phép ẩn dụ ?
-Tương tự: GV hướng dẫn cho hs ôn lại KT về các BPTT đã học như :Nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
GV hướng dẫn hs làm từ BT 2.
Phân tích nét NT độc đáo của những câu thơ trích trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
-Hs đọc và nêu yc BT3
-Xác định các BPNT và nêu tác dụng ?
I.Từ tượng thanh-Từ tượng hình:
1.Từ tượng thanh :
-Là những từ mô phỏng âm thanh của TN, con người.
 -VD: ầm ầm, rì rào, sang sảng
 2.Từ tượng hình:
- Là những từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh,trạng thái của người,vật.
-VD:Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng,lồ lộ.
* Bài tập SGK:
úTác dụng:Làm cho hình ảnh những đám mây được miêu tả trở nên chân thực, cụ thể,sinh động hơn.
II.Một số biện pháp tu từ từ vựng:
 1.So sánh:Là phép tu từ đối chiếu sự vật ,sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD:-Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
 ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
- Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 ( Tế Hanh)
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa..
 ( Huy Cận).
2.ẩn dụ:
- ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.(ẩn vế A)
VD:
 -Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
 ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
3.Hoán dụ:
-Hoán dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi, tạo ra sự liên tưởng từ cái cụ thể, chi tiết, bộ phận với cái chung, tổng thể , khái quát .
VD:
 - áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
 - áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
 ( Việt Bắc- Tố Hữu)
-Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 ( Phạm Tiến Duật)
- Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.
 ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
- Bàn tay ta làm nên tất cả
 ( Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)
4.Nhân hoá:
-Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật ,đồ vật, cây cốibằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người.
VD:
- Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
 ( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận).
III.Luyện tập:
1.Bài tập 2:
 a. “Hoa’: cuộc đời Kiều
 “Lá, cây” :Gia đình Kiều.
b.NT so sánh tả tiếng đàn của Kiều với âm thanh của tự nhiên: Tác dụng nhấn mạnh tiếng đàn hay tuyệt vời của Kiều như vốn trời sinh ra đã vậy.
c. Nói quá: Phóng đại ,nhấn mạnh vẻ đẹp ,tài năng 2 chị em Kiều.
d. Nói quá : diễn tả thân thế , khoảng cách giữa 2 người( Thuý Kiều và Thúc Sinh).
e.Chơi chữ
2.Bài tập 3: 
a.Điệp ngữ “còn”
b.Nói quá:Khẳng định ,nhấn mạnh ý chí quyết tâm, Khí thế và sức mạnh vô song của nghĩa quân Lam Sơn.
c.So sánh:Khung cảnh thơ mộng ,thanh bình 
d.Nhân hoá:Sự giao cảm giữa tâm hồn con người và TN.
e.ẩn dụ:Sự gắn bó giữa con và mẹ.Con là nguồn sống, nuôi dưỡng niềm tin nơi mẹ.
4.Củng cố,Luyện tập: (1’)
5.Hướng dẫn về nhà:(1’)
 - ôn toàn bộ KT tiếng việt đã học
 - Ôn lại các bài thơ 8 chữ đã học, chuẩn bị giờ sau tập làm thơ 8 chữ.
 .
Ngày soạn : 02.11
Ngày giảng:
 Tiết 54
 Tập làm thơ tám chữ
I. Mục tiêu bài dạy:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh nhận diện thể thơ tám chữ về đặc điểm và biết vận dụng các kiến thức đã học về văn ,TLV ,tiếng Việt để làm thơ 8 chữ.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng từ bgữ khi tập làm thơ tám chữ.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thơ ca,tập sáng tác văn bản theo cảm hứng.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, đặt mục tiêu, ứng phó với sự căng thẳng.
III.Chuẩn bị:
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
Phương pháp: Đóng vai, dạy học theo nhóm.
Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, động não, hỏi chuyên gia.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Một số bài thơ được sáng tác theo thể thơ tám chữ, Bảng phụ.
IV.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra ý thức chuẩn bị của hs (1’)
3.Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhận diện thể thơ.
-Gọi hs đọc các VD sgk trang 148
-Xác định số lượng chữ ( tiếng) ở mỗi dòng thơ?
-Tìm những chữ có chức năng gieo vần? Vị trí những tiếng gieo vần trong câu thơ?
- Bài thơ có giới hạn số lượng câu thơ ko?
- Cách ngắt nhịp ntn? (Nhịp đa dạng, linh hoạt)
- Vậy qua tìm hiểu 3 ví dụ trên ‘em nhận ra đặc điểm gì của thể thơ 8 chữ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk trang 149 
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
-HS nêu yêu cầu BT.
-GV treo bảng phụ và làm sẵn những ô chữ để hs lên điền từ vào.
-Nhận xét cách gieo vần ? (Vần chân, cách)
-Nhận xét cách gieo vần ? (Vần chân, liền)
-Phát hiện lỗi sai trong câu thơ và sửa lỗi ?
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành.
-Điền từ thích hợp còn thiếu trong các câu thơ sau ?
-HS làm theo nhóm.Đại diện các nhóm đưa ra các câu thơ.
-HS nhận xét, gv sửa.
I.Bài học:
 *Nhận diện thể thơ 8 chữ:
a.Ví dụ :a, b, c.
- Số lượng tiếng:8/câu
- Gieo vần chân liên tiếp hoặc giãn cách.
- Gieo vần lưng.
-Nhịp :5/3 4/4 3/5
b.Ghi nhớ: SGK
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1:Điền từ
2.Bài tập 2:Điền từ
-nghĩa là tôi cũng mất
xuân vẫn tuần hoàn
tiếc cả đất trời
3.Bài tập 3: Xác định câu sai
-rộn rã :Không hiệp vần với “ cửa gương”(Câu 2)
- Sửa lại:vào trường.
III.Thực hành
1.Bài 1:Điền từ
-đầy một trời đỏ nắng
-lướt bay qua.
2.Bài2:Làm câu thơ cuối
-Tâm hồn mình đầy ắp nỗi nhớ thương.
-Bóng bạn bè thấp thoáng trong mờ sương.
-Sao tâm hồn còn mãi nỗi nỗi vấn vương.
4.Củng cố,Luyện tập: (1’)
5.Hướng dẫn về nhà:(1’): 
 - Về nhà tập làm 1 bài thơ 8 chữ với chủ đề bạn bè, thầy cô, mái trường.
 - Ôn lại KT về phần VH trung đại VN.
Ngày soạn: 02.11
Ngày giảng:
 Tiết 55
 Trả bài kiểm tra Văn
I. Mục tiêu bài dạy:
1.Kiến thức: - Qua tiết trả bài giúp học sinh củng cố KT về truyện trung đại VN đã học:Giá trị nội dung, tư tưởng, hình thức thể loại, bố cục. Nhận rõ ưu nhược điểm qua bài kiểm tra để có hướng sửa chữa, khắc phục.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết, đánh giá kết quả học tập. 
3. Thái độ:- GD ý thức tự giác, tích cực học tập.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, Kiểm soát cảm xúc, Lắng nghe tích cực, thể hiện sự cảm thông.
III. Chuẩn bị:
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
Phương pháp: Thuyết trình.
Kỹ thuật: Chúng em biết 3, Bản đồ tư duy.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Giáo viên chấm bài.
IV. Tiến trình bài dạy :
 1.ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của hs(1’)
 3. Bài mới(1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
-Yêu cầu hs nhắc lại đề bài.
Đề bài như tiết 48.
-Gv hướng dẫn hs làm phần trắc nghiệm.
I.Đề bài:
 Trắc nghiệm:
 Câu 1 (3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu những nhận xét đúng .
 1.Đọc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” có thể thấy những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua nhân vật Vũ Nương:
Giữ trọn đạo vợ chồng.
Không cầu mong vinh hiển, chỉ mong muốn gia đình hạnh phúc.
Là người có tình cảm nồng thắm, thuỷ chung đối với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng.
Quyết giữ trọn phẩm tiết.
Cả A, B , C , D 
 2.Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương là gì ? 
 Do chiến tranh phong kiến .
B. Do cách cư xử hồ đồ, độc đoán , thói ghen tuông của người chồng.
C. Do ngẫu nhiên.
 Do cuộc hôn nhân không bình đẳng (Giàu – nghèo) 
 Cả bốn nguyên nhân trên.
 3.Yếu tố kỳ ảo ở cuối truyện được tác giả Nguyễn Dữ đưa vào nhằm mục đích gì? 
Khẳng định một lần nữa phẩm hạnh của Vũ Nương 
Thể hiện mong muốn những người chồng như Trương Sinh phải bị trả giá.
Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tất cả các ý trên.
 4. Tác phẩm “ Truyện Kiều ”của Nguyễn Du còn có tên gọi nào khác?
 A. KimVân Kiều truyện B. Đoạn trường tân thanh C. Cả hai tên gọi trên
 5. Điểm chung giữa truyện “ Lục Vân Tiên ” và “ Truyện Kiều ” là gì?
 A.Viết bằng chữ Hán. C.Thể thơ lục bát.
 B.Tiểu thuyết chương hồi D. Truyện thơ Nôm bác học.
 6. Nội dung chính được thể hiện qua đoạn trích “ Hoàng Lê nhất thống chí ”là gì ? 
 A. Chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung 
 B. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh 
 C. Số phận bi đát của lũ vua quan bán nước 
 D. Gồm cả 3 ý A,B, C 
 II.Tự luận :(7 điểm)
 Viết một văn bản giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
2.Đáp án- biểu điểm: 
 Tự luận ( 3đ ) Mỗi câu đúng ( 0,5 đ )
 1. E 2. E 	3. C	4. B 	 5. C	6. D
Trắc nghiệm ( 7 điểm )
* Hình thức là 1 văn bản thuyết minh có bố cục rõ ràng, sai ít lỗi chính tả, câu, trình bày rõ ràng sạch sẽ.	
* Nội dung: Đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du(3 điểm):
+ Sinh năm1765 mất năm 1820, người làng Tiên Điền – huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh.
+ Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
+ Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều những biến động lớn của lịch sử. 
+ Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú; là người có trái tim yêu thương.
+ Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du cả về chữ Hán và chữ Nôm (Nêu được ít nhất bốn tên các tác phẩm cả chữ Hán và chữ Nôm)
- Giới thiệu chung về tác phẩm Truyện Kiều (4 điểm):
+ Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm, dài 3254 câu. Truyện có nguồn gốc từ “ Kim Vân Kiều truyện ” của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ) nhưng làm nên giá trị của truyện Kiều là những sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du. 
+ Về nội dung: Truyện Kiều có giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo lớn. Đó là bức tranh về xã hội bất công tàn bạo, là tiếng nói thương cảm cho số phận bị kịch của con người. Nó lên án, tội ác, tố cáo các thế lực xấu xa tàn bạo trong xã hội đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
+ Về nghệ thuật: Truyện Kiều là tác phẩm tự sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên mọi phương diện: ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, xây dựng nhân vật, tả cảnh ngụ tình.
II.Nhận xét chung :
a.Ưu điểm
-Hs nắm vững y/c đề bài.Có ý thức chuẩn bị tốt.
-Hs nắm vững KT truyện trung đại VN:Thể loại, nội dung.
b.Nhược điểm
-Kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm còn chậm, chưa chính xác.
-KT cơ bản về truyện trung đại còn hạn chế ,nhầm lẫn thể loại.
-Kỹ năng hệ thống, so sánh, đối chiếu và cảm nhận chưa cao.
-Kỹ năng trình bày còn yếu, diễn đạt lủng củng, lan man, sai lỗi câu, lỗi dùng từ, sai lỗi chính tả.
III.Trả bài-Gọi điểm
IV.Đọc bài khá 
4.Củng cố,Luyện tập (1’)
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Tiếp tục ôn kỹ phần VH trung đại.
 -Soạn bài “Đoàn thuyền đánh cá”

Tài liệu đính kèm:

  • docBsoan tuan 11.doc