Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 28: Văn bản: Cảnh ngày xuân

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 28: Văn bản: Cảnh ngày xuân

Văn bản

CẢNH NGÀY XUÂN

( Trích – Truyện Kiều của Nguyễn Du)

A. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : HS hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, kết hợp với bút pháp gợi tả các từ ngữ giầu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm rất riêng , qua cảnh tác giả muốn nói lên tâm trạng của nhân vật.

2. Kí năng : Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả, phân tích h/a giàu chất tạo hình để tả cảnh đẹp thiên nhiên.

3. Thái độ : Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên,phong tục, lễ hội.

B. CHUẨN BỊ :

GV : Giáo án

HS : soạn bài theo câu hỏi sgk

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. ổn định

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p )

Câu hỏi : Đọc thuộc đoạn trích « Chị em Thỳy Kiều » cho biết về nội dung và nghệ thuật ?

- Cảm nhận về hai bức chân dung TV, TK

3. Bài mới : Mùa xuân là đề tài đ¬ược các thi nhân đề cập đến , mỗi tác gỉa có cái nhìn về mùa xuân khác nhau, Nguyễn Khuyến ( Ao thu lạnh lẽo n¬ước trong veo

Nguyễn Du có cái nhìn về mùa thu rất riêng không lẫn với bất kì mùa thu của nhà thơ nào ? nét riênng độc đáo đó được thể hiện như¬ thế nào ?.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 28: Văn bản: Cảnh ngày xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20 /9/2011
Ngày giảng 22 /9/2012
TIẾT 28 
 Văn bản
CẢNH NGÀY XUÂN
( Trích – Truyện Kiều của Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU  : 
 1. Kiến thức : HS hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, kết hợp với bút pháp gợi tả các từ ngữ giầu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm rất riêng , qua cảnh tác giả muốn nói lên tâm trạng của nhân vật.
2. Kí năng : Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả, phân tích h/a giàu chất tạo hình để tả cảnh đẹp thiên nhiên.
3. Thái độ : Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên,phong tục, lễ hội.
B. CHUẨN BỊ :
GV : Giáo án
HS : soạn bài theo câu hỏi sgk
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ ( 5p )
Câu hỏi : Đọc thuộc đoạn trích  « Chị em Thỳy Kiều » cho biết về nội dung và nghệ thuật ? 
- Cảm nhận về hai bức chân dung TV, TK
3. Bài mới : Mùa xuân là đề tài được các thi nhân đề cập đến , mỗi tác gỉa có cái nhìn về mùa xuân khác nhau, Nguyễn Khuyến ( Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Nguyễn Du có cái nhìn về mùa thu rất riêng không lẫn với bất kì mùa thu của nhà thơ nào ? nét riênng độc đáo đó được thể hiện như thế nào ?....
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung văn bản 
? Đoạn trích nằm ở phần nào của truyện ? nó nói tới sự việc nào của truyện ?
* Vị trí: từ câu 39 --> 56 miêu tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh
- Yêu cầu hs đọc và nêu chú thích.
( Cần đọc mạch lạc rõ ràng, diễn cảm).
? Văn bản có bố cục như thế nào ? nêu nội dung của các phần ?
Hoạt động2 : Đọc hiểu văn bản.
- Hs đọc 2 câu đầu và cho biết khung cảnh mùa xuân được miêu tả như thế nào ? ( thời điểm, không gian..)
? T / g đó sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- Ẩn dụ, nhân hóa.
? Em có cảm nhận gì về không gian của mùa xuân qua hai câu thơ đầu ?
--> Mùa xuân trôi đi nhanh, sang tháng 3
GV : Dẫn dắt
? Chi tiết nào cho em biết nét riêng, đặc biệt của mùa xuân trong bài thơ ?
? Gợi tả khung cảnh thiên nhiên tháng 3 tác giả đã sử dựng những biện pháp nghệ thuật gì ?
? Qua 2 câu thơ em có cảm nhận gì về khung cảnh thiên nhiên ở đây ?
Giảng : Thảm cỏ non trải rộng với gam màu xanh, là nền cho bức tranh xuân, một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân, cảnh sống động có hồn, nó thể hiện sự sáng tạo của ND
GV : Một khung cảnh thiên đẹp như vây rất phù hợp với tính chất một buổi đi chơi thanh minh, nó là nền cho buổi đi chơi thanh minh được vui hơn.
? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh chơi xuân ?
? Nhận xột cỏc từ ngữ mà t/g sử dụng
? Em thấy các từ ngữ mà tác giả sử dụng có tác dụng như thế nào?
? Em có cảm nhận chung gì về khung cảnh trong lễ hội tiết thanh minh
Giảng: Bằng vài nét chấm phá tác giả cho người đọc thấy một không gian nhộn nhịp của mùa xuân trong tiết thanh minh, đồng thời thấy được khả năng sử dụng từ ngữ tài tình của tác giả. Đồng thời t/g đó thệ hiện t/c với phong tục tập quỏn của dõn tộc – đó là truyên thống văn hóa tâm linh của các dân tộc phương đông hoàn toàn không mang tính chất mê tín, lạc hâu.
GV: Mặc dù náo nhiệt nhưng nó gợi ra một khung cảnh rất thanh bình đó là cảnh chị em TK du xuân trở về.
? Chị em Kiều ra về trong tiết trời như thế nào? chi tiết nào cho em biết điều đó?
? Đó là những loại từ gì? qua những từ ngữ này em thấy khung cảnh mùa xuân cuối chiều như thế nào?
? Các từ láy đó miêu tả cảnh vật hay tâm trạng?
GVbình : Từ nao nao, thơ thẩn.gợi cảm giác như cảnh vật nhuốm mà tâm trạng. Thiên nhiên đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng , con người cũng băng khuâng xao xuyến vì một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra
? Khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu thơ cuối cảm nhận như thế nào?
GV Liên hệ thực tế : Trong một buổi đi chơi, sau những lúc thoả thích với những thú vui,...lúc ra về là lúc người ta xao xuyến, bâng khuâng, không khí tươi vui nhộn nhịp phải nhường chỗ cho sự luyến tiếc
Hoạt động2
? Nêu các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản ?
? Các biện pháp nghệ thuât đó có tác dụng gì ?( hay nó gợi ra khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?)
 - Hs đọc
- Hs thực hiện
10
30p
I) ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc và giải nghĩa từ
2. Vị trí đoạn trích
- Từ câu 39 --> 56 miêu tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh
3.Bố cục : 3 phần
-Phần 1 : 4 câu đầu ; Khung cảnh mùa xuân
-Phần 2 : 8 câu tiếp ;khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
-Phần 3: còn lại: cảnh chị em Thuý Kiều đi du xuân trở về
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Khung cảnh ngày xuân.
-  con én đưa thoi.
Thiều quang chín chục đã ngoài 60
- Cỏ non xanh tận chân trời 
- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
-> Ẩn dụ, nhân hóa, ngôn ngữ thuần Việt giàu hình ảnh nhạc điệu.
=> Không gian trong trẻo, màu sắc hài hoà tươi sáng, cảnh vật mới mẻ tinh khôi, giầu sức sống và rất gợi cảm.
2. Khung cảnh lễ hội tháng 3
- Gần xa nô nức yến anh 
- Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
- Dập dìu tài tử giai nhân
- Ngựa xe như nước áo quần như nêm
- Ngổn ngang gò đống kéo lên
- Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
--> Động từ, tính từ ẩn dụ. 
=> Không khí đông vui tấp nập, náo nhiệt. 
3. Chị em kiều đi du xuân trở về.
- Tà tà...
- ...thơ thẩn..
- Nao nao...
- Nhịp cầu nho nhỏ...
--> Từ láy
=> Cảnh vắng, người thưa tâm trạng buồn rầu luyến tiếc
III/ TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả, từ ngữ giàu chất tạo hình, sánh tạo.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu.
2. Nội dung
- Bức tranh tươi đẹp trong sáng mới mẻ tinh khôi đầy sức sống của mùa xuân.
3. Ghi nhớ (sgk)
IV. LUYỆN TẬP
 So sánh cảnh xuân trong thơ cổ và thơ của Nguyễn Du.
 Củng cố - dặn dò
? Nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu. 
Học thuộc lũng đoạn trích
Soạn bài Thuật ngữ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 28- CANH NGAY XUAN.doc