Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 34, 35: Kiều ở lầu ngưng bích. (trích ‘‘truyện Kiều’’ - Nguyễn Du)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 34, 35: Kiều ở lầu ngưng bích. (trích ‘‘truyện Kiều’’ - Nguyễn Du)

Tiết 34, 35 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH.

 (Trích ‘‘ Truyện Kiều’’ - Nguyễn Du)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn tủi, và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du (diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình).

B. Chuẩn bị:

 - GV: Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

 - HS: Tìm hiểu bài ở nhà.

C. Tiến trình bài dạy:

 1. Tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc văn bản " Cảnh ngày xuân"

 - Khung cảnh ngày xuân đã được TG Nguyễn Du miêu tả ntn?

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 34, 35: Kiều ở lầu ngưng bích. (trích ‘‘truyện Kiều’’ - Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23 / 9 / 2012
Ngày dạy: 9a 27 / 9
 9b 27 / 9 
Tiết 34, 35	 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH. 
 (Trích ‘‘ Truyện Kiều’’ - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn tủi, và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. 
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du (diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình).
B. Chuẩn bị:
	- GV: Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	- HS: Tìm hiểu bài ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy:
 1. Tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc văn bản " Cảnh ngày xuân"
 - Khung cảnh ngày xuân đã được TG Nguyễn Du miêu tả ntn?
 3. Bài mới: 
- Đọc mẫu.
- YC: Đọc với giọng trầm buồn, phù hợp với tâm trạng buồn chán, cô đơn, tuyệt vọng của kiều.
 - Đoạn trích thuộc phần nào của TP Truyện Kiều?
 - Tìm bố cục của VB? Nội dung chính mỗi phần?
- Thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được giới thiệu ntn?
- Thế nào là khóa xuân ?
- ý thơ có gì đặc biệt ? Vì sao tg lại nêu như vậy ? ( Thật vô lí, vì trăng phải ở vị trí xa hơn núi nhiều, nhưng sở dĩ có thể tả như vậy vì là cảnh ban đêm, đêm trăng sáng, trăng xa nhưng sáng hơn nên có cảm giác gần,núi gần hơn nhưng mờ ảo nên có cảm giác xa hơn trăng.) 
- Vì sao tg sử dụng 2 từ ‘‘Vẻ, tấm’’trước trăng và non ?
- Hiểu ngữ ‘‘ở chung’’ nghĩa là gì ?
- Có nhận xét gì về không gian này ?
- N/X về cảnh ở đây ? Cảnh giàu màu sắc không ?
- N/X chung về không gian, cảnh vật ở đây ?
- Vì sao cảnh rộng, đẹp nhưng buồn đến tái tê như vậy ?
- Giải nghĩa từ Bẽ bàng ? Bẽ bàng thuộc loại từ gì ?
- Ý thơ muốn nói điều gì về N/V Kiều ?
- Câu thơ này muốn nói điều gì ?
- Hãy chốt lại nét chung nhất về ND và NT của P1 ?
 Tiết 35 9a 1 / 10 9b 1/10 
- Đọc tám câu tiếp
- Giải nghĩa từ ‘‘ chén đồng’’?
( Chén rượu mà Kiều đã cùng với Kim trọng thề nguyền đính ước thiêng liêng dưới trăng)
( ‘‘Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song’’)
- Tin sương luống những rày trông mai chờ’’- ai trông chờ ai đây?
 (Kiều hình dung cảnh KT trở về không gặp nàng, ngày đêm khắc khoải, mong chờ tin tức của nàng, đau khổ và thất vọng đến nhường nào khi nàng bặt vô âm tín). 
- Qua đó ta hiểu gì về tình cảm của nàng với KT?( Kiều nhớ KT da diết)
- Câu thơ này nói về ai đây?
- Những thổn thức yêu đương này có được bộc bạch thành lời không, hay chỉ nhưc nhối trong tâm tưởng? ->
( chỉ thể hiện trong suy nghĩ, tâm tưởng, không nói thành lời -> Độc thoai nội tâm – Tiết 63 )
- Nỗi nhớ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Hiểu thế nào về câu thơ “ Xót người?( Nàng thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin nàng từ khi sao mai đón bình minh vẫn còn le lói đến khi sao hôm xuất hiện báo một ngày đã đi qua). 
- Giải thích thành ngữ “ Quạt nồng ấp lạnh”?
- Giải thích điển tích, điển cố “ Sân Lai, gốc tử?
- ý tg muốn diễn đạt là gì?
- Với thành ngữ, điển cố Kiều dùng để giãi bày tâm sự này ta hiểu gì về tấm lòng của Kiều đối với cha mẹ?
- (Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành
  chuộc cha)
- Qua 8 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều, em hiểu Kiều là người ntn?
 - Nghệ thuật của ngôn ngữ ở đoạn thơ mà tg sử dụng là gì?
- Tám câu cuối diễn tả tâm trạng của Kiều ntn ?
- Nỗi buồn của Kiều được tg sử dụng NT tu từ gì để diễn tả ? NT tu từ đó nằm ở cụm từ nào ? Tác dụng của nó ?
- Đó là những cảnh nào ?
- Trong những câu thơ này có câu hỏi tu từ, đó là câu thơ nào?
- Những cảnh đó nêu lên ND gì? 
(Hay là nàng muốn gửi gắm nỗi nhớ thương vời vợi, khắc khoải nơi quê nhà vào cánh buồm xa tắp, thấp thoáng đó).
- Dự báo điều gì về cuộc đời Kiều?
- Qua những chi tiết trên – Hãy nhận xét về tâm trạng của Kiều?
( tâm trạng ngổn ngang trăm mối, ngơ ngác, bàng hoàng, hốt hoảng, buồn nhớ, lo lắng, tiếc nuốiđang đan dệt, giăng mắc chằng chịt trong tâm khảm Kiều.)
- Nghệ thuật nổi bật của 8 câu thơ cuối là gì?
- VB "Kiều ở lầu Ngưng bích" có nét chung gì về ND và đặc biệt về nghệ thuật?
- Trong VB có những câu hỏi. Vậy có cần phải trả lời không? ( Không, vì nó là câu hỏi tu từ)
I. Đọc, tìm hiểu chung:
 1. Đọc :
 2. Chú thích :
- Vị trí đoạn trích : Thuộc phần 2 “Gia biến và lưu lạc.
- Từ khó : (Vừa phân tích vừa tìm hiểu)
 3. Bố cục : 3 phần
 - 6 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua tâm trạng của Kiều.
 - 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu, cha mẹ.
 - 8 câu cuối: Nỗi buồn của Kiều.
II. Phân tích:
 1. Bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua tâm trạng của Kiều:
 - ‘‘ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
 Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung’’ 
 +‘‘ Khóa xuân’’ : Kiều bị giam lỏng.
 +‘‘Vẻ non xa, tấm trăng gần’’ : trăng xa nhưng sáng hơn nên có cảm giác gần, núi gần hơn nhưng mờ ảo nên có cảm giác xa . 
 +‘‘ Vẻ... tấm...’’ : (Không tả kĩ non) vì non mờ xa, chỉ thấy dáng vẻ (của non).
 + ‘‘ở chung’’ : Non và trăng cùng nằm trong một bầu trời, vũ trụ - (còn ngụ ý) Người - trăng - non cùng hòa điệu, cùng chung nỗi sầu da diết. 
 - ‘‘ Bốn bề bát ngát xa trông’’
-> không gian mênh mông, bát ngát ( cả chiều rộng và chiều cao).
 - ‘‘ Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia’’
-> giàu màu sắc ( có núi xanh, trăng trong, vàng cát, hồng cây) nhưng lãng đãng, nhạt nhòa, ảm đạm( trăng gần thật đấy nhưng vẫn xa lạ biết bao, bởi đây đâu phải là trăng, mây, núi, biển nơi quê nhà).
=> Khung cảnh thiên nhiên đẹp và nên thơ nhưng hoang vắng, rợn ngợp đến lạnh người.
( Bởi nơi ấy đang giam một thân phận cô đơn, trơ trọi, xung quanh không một bóng dáng thân quen, không một tâm hồn bầu bạn, Kiều rất đỗi cô đơn, bởi khi đứng trước thiên nhiên hùng vĩ, choáng ngợp – con người càng nhỏ bé, đơn côi, yếu ớt .)
 ‘‘ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
 Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng’’. 
 + Bẽ bàng : Xấu hổ, tủi nhục, đau đớn, thương cho thân phận bơ vơ, trơ trọi của mình.
 + mây sớm đèn khuya : Gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Không gian giam hãm con người, khắc sâu thêm nỗi cô đơn, hiu quạnh, buồn tủi của Kiều.
 + Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng : Kiều gửi một nửa vào cảnh vật, một nửa giữ trong lòng( bởi những nỗi niềm chua xót, đau thương, nhớ nhung, khiến tấm lòng Kiều như bị chia xé, hoặc một nửa để nơi đây, còn một nửa gửi về quê hương xứ sở ,nơi có nửa quả tim mình, có người yêu ở đó, có thiên tình sử đẹp nhất thế gian và còn có cha mẹ già ngày ngày tựa cửa mòn mỏi ngóng tin nàng).
*TK : - ND : Cảnh đẹp nhưng Kiều buồn nên cảnh cũng nhuốm màu sầu não.
 - NT : Đoạn thơ (vừa tả cảnh vừa tả tình) tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh chỉ là cái nền để thể hiện, để tự bộc lộ tâm trạng của nhân vật( đó là nỗi cô đơn thăm thẳm của nàng Kiều).
 2. Nỗi nhớ người yêu, cha mẹ:
 a. Nỗi nhớ Kim Trọng:
- "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 Tin sương luống những rày trông mai chờ’’ 
-> (Đặt nỗi nhớ người yêu lên đầu) Kiều đã không giấu giếm nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt của mình với KT (Mối tình đầu ngây thơ, trong sáng vẫn đang nhức nhối, cháy bỏng trong tim). 
 - “ Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
 -> Càng nhớ người yêu, Kiều chạnh lòng nghĩ đến thân phận bơ vơ (côi cút) của mình (nơi góc biển chân trời, đất khách quê người, Kiều xót xa ân hận như một kẻ phụ tình), càng ý thức không thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung với chàng.
=> Lời thơ ít, ý thơ nhiều, ngôn ngữ độc thoại nội tâm được sử dụng tài tình.Trong lời thơ như có nhịp thổn thức của con tim yêu thương đang nhỏ máu.
 b. Nhớ cha mẹ:
- “ Xót người tựa cửa hôm mai
-> Nàng thương cha mẹ sáng chiều tựa cửa ngóng tin nàng.
- Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?”
-> Nàng xót thương (da diết và day dứt khôn nguôi) lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được chăm sóc, phụng dưỡng.
 - “ Sân Lai cách mấy nắng mưa
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
-> “ Sân Lai cách mấy nắng mưa” - vừa nói được sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi sự tàn phá của thời gian, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người.
-> “ Có khi gốc tử đã vừa người ôm” - Cha mẹ đã ngày một già yếu.
=> Thành ngữ (Quạt nồng ấp lạnh), điển tích, điển cố (Sân Lai, gốc tử) đều nói lên tấm lòng hiếu thảo của K.
 (Nhớ cha mẹ, nàng luôn ân hận, day dứt vì mình đã phụ công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ). 
 -> được Nguyễn Du thể hiện cao đẹp và xúc động.
->( Trong hoàn cảnh hiện tại Kiều đang vô cùng đau đớn, buồn tủi, bất hạnh, nhưng trái tim Kiều vẫn đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha) 
 * TK: 
 - ND: Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha, đáng trân trọng.
 - NT: Ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã diễn tả thật chân thực, cảm động nỗi nhớ da diết, khắc khoải của Kiều. Qua ngôn ngữ, nỗi nhớ thương của Kiều như tự lên tiếng.
 3. Nỗi buồn của Kiều :
- ‘‘ Buồn trông ... Buồn trông...
-> Điệp ngữ : buồn trông, nhấn mạnh nỗi buồn từ trong sâu thẳm cõi lòng dâng trào, tràn ngập, thấm đẫm cả cảnh vật.  
- Cảnh trong nỗi buồn của Kiều :
 . Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển
 . Hoa trôi man mác về đâu?
 . Nội cỏ rầu rầu
 . Gió và sóng kêu, cuốn ầm ầm
-> Con thuyền bé nhỏ, mờ ảo (tận ngoài khơi xa khi chiều xuống, như con thuyền không bến đang) lênh đênh trôi dạt trong vô định như cuộc đời Kiều. 
-> Cánh hoa mỏng manh, yếu ớt đang nổi chìm, dập vùi giữa ngọn nước mới sa hay chính là cuộc đời Kiều đang mỏng manh , chìm nổi.
-> Nội cỏ rầu rầu, xanh xanh, nhạt nhòa hòa với màu trời, màu mây -> nỗi buồn bàng bạc, thẫn thờ, ngơ ngác .
-> ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi - như dự báo một tương lai khủng khiếp đầy tai ương bất trắc đang chờ đợi nàng và bất ngờ ập xuống đầu nàng. 
=>NT : Từ láy, nhân hóa, câu hỏi tu từ, ẩn dụ miêu, tả nội tâm nhân vật, tả cảnh ngụ tình.
III. Tổng kết: 
- Nghệ thuật: Dùng từ láy, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, nhân hóa... khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại (NT độc thoại nội tâm) và bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- ND : Tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng Kiều. Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi,lo lắng, sợ hói trước tương lai vô định . 
* Ghi nhớ : (SGK)
 4. Củng cố: - Đọc VB em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn người phụ nữ như Kiều?
 - VB "Kiều ở lầu Ngưng bích" có nét gì đặc biệt về nghệ thuật?
 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc VB.	
 -Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
 _______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3435 Kieu o lau Ngung Bich.doc