Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Tiết 40

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức

- Hiểu được vai trò của mêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm vơi ngoại hình trong khi kể truyện.

2.Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài tự sự.

3.Thái độ.

-Học sinh có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự kết hợp cả miêu tả yếu tố nội tâm.

B. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Chuẩn bị nội dung lên lớp.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/ 10 /2009 
Ngày dạy: 9/10/2009(9a1) 10/10(9a2)
Tiết 40
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Hiểu được vai trò của mêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm vơi ngoại hình trong khi kể truyện.
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài tự sự.
3.Thái độ.
-Học sinh có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự kết hợp cả miêu tả yếu tố nội tâm.
B. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( 4’ )
? Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ?
2: Tổ chức các hoạt động
*Giới thiệu bài ( 1’ )
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu và nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự nhưng mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài. ở chương trình Ngữ văn lớp 9 chúng ta tiếp tục được tìm hiểu yếu tố miêu tả ở mức cao hơn đó là làm văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm. Vậy yếu tố miêu tả nội tâm có tác dụng gì với bài văn tự sự chúng ta cùng tìm hiểu.
* Bài mới. ( 38’ )
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động
 của H/S
Nội dung cần đạt
GV: Treo bảng phụ
HS đọc
? Em hãy tìm những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều?
GV: Từ câu 1 - 4 là những câu thơ miêu tả cảnh.
Từ câu 9 - 14 là những câu thơ miêu tâm trạng TK.
? Dấu hiệu nào giúp em nhận thấy những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng ?
GV: + Vì: Bốn câu đầu tả cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích.
+ Từ câu 9 đến câu 14 tập trung miêu tả những suy nghĩ của Kiều: Nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già. Đó chính là yếu tố nội tâm của nhân vật.
? Đối tượng của miêu tả cảnh và nội tâm ở đoạn trích này là gì ? 
? Qua phân tích em hiểu đối tượng của miêu tả cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm như thế nào ?
GV: nhấn mạnh
 Miêu tả cảnh và ngoại hình: là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng hành động, ngôn ngữ, màu sắc.
- Miêu tả nội tâm là suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật ( những gì không quan sát được từ bên ngoài, nhưng có thể tự quan sát, thể nghiệm)
GV: Các em quan sát đoạn trích.
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật trong đoạn trích?
GV: Ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng cuả TK cho chúng ta cảm nhận được cảnh sống ở đây là rất buồn.
? Nhân vật trong văn bản tự sự thường được xây dựng qua chi tiết nào?
? Qua việc tìm hiểu đoạn trích em hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm của nhân vật ?
? Miêu ta nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự ?
? Yếu tố miêu tả nội tâm có vai trò gì trong việc xây dựng nhân vật?
GV: Bài tập1 đã giới thiệu với chúng ta một số cách miêu tả nội tâm nhân vật. Vậy còn những cách nào nữa chúng ta chuyển sang BT 2
HS: đọc bài tập trên bảng phụ
? Đoạn văn miêu tả tâm trạng của ai? Đó là tâm trạng ntn ?
? Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
? Cách miêu tả đó có tác dụng gì?
? Đó là cách miêu tả nội tâm ntn ?
GV khái quát đó là cách miêu tả nội tâm qua ngoại hình.
? Có mấy cách để miêu tả nội tâm nhân vật ?
GV: + Trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm của nhân vật
+ Gián tiếp bằng cách miêu tả, nét mặt, cử chỉ trang phục của nhân vật
GV: Nội dung của bài hôm nay được ghi đầy đủ trong phần ghi nhớ
GV yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
? Em so sánh điểm khác nhau giữa miêu tả nội tâm và miêu tả, ngoại hình?
GV Để củng cố thêm phần kiến thức của bài hôm nay thầy trò ta chuyển sang phần luyện tập
HS: Đọc yêu cầu BT
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
GV nêu yêu cầu của bài tập: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi.
GV: Muốn chuyển đoạn thơ thành văn xuôi ta cần lưu ý.
? Xác định trước các yếu tố miêu tả ngoại cảnh và nội tâm của nhân vật.
? Với đoạn trích này khi chuyển thành văn xuôi em lựa chọn ngôi thứ mấy?
GV: Khi chuyển cần thể hiện yếu tố miêu tả nội tâm vào đoạn văn.
HS : đọc đoạn văn
GV nêu yêu cầu bài tập 2
GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.
?Xác định yếu tố miêu tả nội tâm?
? Lựa chọn ngôi kể?
HS đọc bài viết
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ở nhà.
-Lưu ý: Kể lại việc đó là việc gì, diễn ra như thế nào?
+Lưu ý miêu tả tâm trạng của bản thân sau khi gây ra việc không hay đó.
-Đọc
Phát hiện
-Nhận xét
-Khái quát
quan sát
Lí giải
-Nhận xét
Thảo luận 3 phút
Khái quát
Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Khái quát
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
-So sánh
-Trao đổi
-Nêu ý kiến
-Phát hiện
-Thực hành chuyển
Đọc
Đọc
-xác định
-Lựa chọn
-Nghe
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Bài tập
* Bài tập 1: Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích .
. Miêu tả cảnh:
...Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
.Miêu tả tâm trạng
...Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
+ Vì: Bốn câu đầu tập chung tả cảnh thiên nhiên.
+ Từ câu 9 đến câu14 tập trung miêu tả những suy nghĩ của Kiều: 
+ Đối tượng miêu tả ở đoạn trích là cảnh ở lầu Ngưng Bích. Còn nội tâm là nội Tâm của Thúy Kiều.
-Miêu tả cảnh và ngoại hình: là những cảnh vật và hình dáng con người.
-Miêu tả nội tâm là suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật 
. Từ việc tả cảnh, ngoại hình mà cho thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật
- Ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, 
> Miêu tả nội tâm là tái hiên những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật
+ Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở dằn vặt, nhưng dung động trong tình cảm tư tưởng của nhân vật
-> Khắc họa đặc điểm tính cách của nhân vật làm cho nhân vật thêm sinh động.
* Bài tập 2.
-Tâm trạng của Lão Hạc, đó là tâm trạng đau đớn vật vã..
-Miêu tả nội tâm thông qua những nét chi tiết trên khuôn mặt Lão Hạc.
-Giúp người đọc hình dung được nỗi đau đớn vật vã trước khi chết của Lão Hạc.
-> Miêu tả nội tâm qua ngoại hình.
Có 2 cách: 
+ Miêu tả nội tâm trực tiếp
+ Miêu tả nội tâm gián tiếp
2.Ghi nhớ: SGK/117
-Miêu tả và ngoại hình:
là miêu tả cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng hành động, ngôn ngữ, màu sắc.
-Miêu tả nội tâm là miêu tả suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật.
II. Luyện tập.
1.Bài tập 1 SGK/117.
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi
-Yếu tố ngoại hình và hành động của nhân vật MGS
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mãy râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
-Yếu tố miêu tả nội tâm TK
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
-Lựa chọn ngôi thứ 3.
*Đoạn văn
2.Bài tập 2: SGK/117
Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó có bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
- Yếu tố miêu tả nội tâm
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
...Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
Khen cho: Thật đã nên rằng
Đã lòng tri quá thì nên
-Ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
*Đoạn văn 
* Đánh giá
D Hướng dẫn hoạt động tiếp nối(2’)
-Nắm được vai trò miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
-Làm hoàn chỉnh bài tập 1 - 2.
-Về nhà làm bài tập 3.
-Chuẩn bị: Lục Vân Tiên gặp nạn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 40 - TLV.doc