Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 43: Tổng kết từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 43: Tổng kết từ vựng

Tiết 43.

Tổng kết từ vựng

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9 (Từ đơn và từ phức , thành ngữ, nghiã của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)

2.Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng từ đơn , từ phức và hiểu nghĩa của từ, sử dụng đúng từ nhiều nghĩa.

3.Thái độ:

-Có ý thức sử dụng từ đúng với chức năng.

B.Chuẩn bị

- Giáo viên : Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.

-Học sinh : Nghiên cứu tài liệu- Hệ thống kiến thức đã học ở lớp dưới.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 43: Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 10 /2009 
Ngày dạy: 13/ 10 /2009 
Tiết 43.
Tổng kết từ vựng 
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9 (Từ đơn và từ phức , thành ngữ, nghiã của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ) 
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng từ đơn , từ phức và hiểu nghĩa của từ, sử dụng đúng từ nhiều nghĩa.
3.Thái độ:
-Có ý thức sử dụng từ đúng với chức năng.
B.Chuẩn bị 
- Giáo viên : Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
-Học sinh : Nghiên cứu tài liệu- Hệ thống kiến thức đã học ở lớp dưới.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (1’)
-GV kết hợp kiểm tra trong tiết. 
2:Tổ chức các hoạt động.
* Giới thiệu bài ( 1’)
Để giúp các em có cái nhìn tổng quát về kiến thức đã học ở lớp 6 về từ , nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa và vận dụng những kiến thức đó trong giao tiếp, đặc biệt trong tiếp nhận văn bản chúng ta cùng hệ thống những kiến thức trên qua tiết học.
* Bài mới (41’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
 của H/S
Nội dung cần đạt
Hoạt động I
? Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức?
? Em hãy phân biệt các loại từ phức?
GV nêu yêu cầu bài tập
GVnêu yêu cầu bài tập 3
GVcho học sinh thảo luận theo nhóm.
Hoạt động II
? Thế nào là thành ngữ.
GV khái quát chuyển ý.
?Thành ngữ được hiểu như thế nào? Lấy ví dụ?
GV yêu cầu h/s luyện tập.
?Xác định thành ngữ, tục ngữ trong các tổ hợp từ sgk/123?
?Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó?
?So sánh thành ngữ và tục ngữ?
?Yêu cầu h/s tìm hai thành ngữ chỉ động vật và thực vật? Giải thích ý nghĩa và đặt câu có các thành ngữ đó?
?Tìm những thành ngữ trong các văn bản đã học?
Hoạt động III
?Nghĩa của từ được hiểu như thế nào?
GV hướng dẫn học sinh luyện tập.
?Trong những cách hiểu đó em hiểu theo cách nào vì sao?
Bài tập 2 cách làm tương tự như bài tập 1.
?Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ được hiểu như thế nào?
Hoạt động IV
GV nêu yêu cầu bài tập.
?Từ hoa nào được hiểu theo nghĩa gốc? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa được không? Vì sao?
-Nhặc lại KN
-Phân biệt
-Làm độc lập
-Nghe
-Thảo luận
-Trình bày
-Trình bày
-Độc lập
-Giải thích
-Làm độc lập
-Trình bày
-Sưu tầm
-Trình bày
-Giải thích
-Độc lập
-Trình bày
-Độc lập
-Suy luận
I. Từ đơn và từ phức:
1.Khái niệm.
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
 *Từ phức.
+ Từ láy: là những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
2.Bài tập.
*Bài tập 2.
- Từ ghép: ngặt nghèo,giam giữ, tươi tốt bọt bèo, cỏ cây,đưa đón, bó buộc, nhường nhịn ,,rơi rụng. 
-Từ láy :Nho nhỏ ,lạnh lùng ,xa sôi, lấp lánh.
* Bài tập 3.
a. Từ láy có sự giảm nghĩa .
- Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b.Từ láy có sự tăng nghĩa:
- Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
II. Thành ngữ.
1. Khái niệm.
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ: Chó ăn đá, gà ăn sỏi; Một nghề thì sống, đống nghề thì chết...
2. Bài tập.
*Bài tập 1: Phân biệt thành ngữ tục ngữ.
- Thành ngữ:
đánh trống bỏ dùi:làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
được voi đòi tiên tham lam được cái này còn muốn thêm cái khác.
nước mắt cá sấu sự cảm thông thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
-Tục ngữ
gần mực thì đen, gần đèn thì rạng hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo dức của con người.
cho treo mèo đậy muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.
-Thành ngữ thường là một ngữ cố định biểu thị khái niệm.
-Tục ngữ là một câu biểu thị phán đoán, nhận định.
* Bài tập 2. Tìm 2 thành ngữ.
- Chỉ động vật: 
cá chậu chim lồng cảnh tù túng, mất tự do, bó buộc.
+Đặt câu:Cái cảnh giam cầm đúng là cá chậu chim lồng.
 điệu hổ li sơn mèo dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương có ưu thế để bề chinh phục, đẽ bề đánh thắng.
+đặt câu: Công an đã dùng điệu hổ li sơn để bắt tên cướp.
* Chỉ thực vật: 
dây cà, dây muống nói năng dài dòng không rõ ý.
+Đặt câu:Bạn lớp trưởng nói năng chẳng gẫy gọn đúng là dây cà dây muống.
 bẻ hành, bẻ tỏi bắt bẻ vô lí.
+Đặt câu: Ông bảo vệ cơ quan cử bắt bẻ tôi vô lí đúng là bẻ hành bẻ tỏ
* Bài tập 3. Tìm 2 dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương:
-" Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gío bẻ măng..." (Phạm Đình Hổ, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
-Vợ chàng quỉ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Xiết bao ăn tuyết nằm sương
Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao
(Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên)
III. Nghĩa của từ.
1. Khái niệm:
- Nghĩa của từ là nôi dung ( Sự việc,tính chất, hành động quan hệ....) mà từ biểu thị.
2. Bài tập.
*Bài tập 1:
 Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu: 
- Chọn cách hiểu a
- Không thể chọn ( b ) vì nghĩa của mẹ chỉ khác nghĩa của bố ở phần nghĩa '' người phụ nữ''.
- Không thể chọn ( c ) vì trong 2 câu này nghĩa của từ mẹ có thể thay đổi:
- Nghĩa của mẹ trong ''Mẹ rất hiền là nghĩa gốc.
- Nghĩa của mẹ ''Trong thất bại là mẹ thành công'' là nghĩa chuyển.
-Không thể chọn (đ) vì mẹ, bà có phần nghĩa chung là người phụ nữ.
*Bài tập 2.
Chọn cách hiểu đúng.
-Cách giải thích (b) là đúng.
Vì cách giải thích này phù hợp với nguyên tắc giải nghĩa một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
->Cách giải thích (a) không phù hợp vì dùng một cụm từ chỉ thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1.Khái niệm.
-Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
-Từ nhiều nghĩa: 
+Nghĩa gốc.
+nghĩa chuyển.
2.Bài tập.
-Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
-Chuyển nghĩa của từ hoa có tính chất lâm thời nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
-Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa.
* Đánh giá: (2’)
D Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.(1’)
- ôn tập toàn bộ nội dung bài đã học
- Làm hoàn chỉnh bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài:Tổng kết về từ vựng ( tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43 - TV.doc