Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 45: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 45: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

 Tiết 45. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.

 ( Phạm Tiến Duật)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.

 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

 - HS: Tìm hiểu bài ở nhà.

C. Tiến trình hoạt động :

1.Tổ chức :

2. Kiểm tra : - Đọc diễn cảm bài thơ " Đồng chí" - Chính Hữu?

 - Phân tích hình ảnh " đầu súng trăng treo" trong bài thơ?

3.Bài mới:

 Nếu Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của thi ca cách mạng thì Phạm Tiến Duật chính là cánh chim đại bàng tung bay trên Trường Sơn rực lửa. Ông được coi là viên ngọc Trường Sơn. Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn", mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" là bài thơ mang phong cách đó.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 45: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14 / 10 / 2012
Ngày dạy: 9a 15 / 10
 9b 15 / 10
 Tiết 45.	 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.
 ( Phạm Tiến Duật) 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
 - HS: Tìm hiểu bài ở nhà.
C. Tiến trình hoạt động :
1.Tổ chức :
2. Kiểm tra : - Đọc diễn cảm bài thơ " Đồng chí" - Chính Hữu?
 - Phân tích hình ảnh " đầu súng trăng treo" trong bài thơ?
3.Bài mới:
 Nếu Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của thi ca cách mạng thì Phạm Tiến Duật chính là cánh chim đại bàng tung bay trên Trường Sơn rực lửa. Ông được coi là viên ngọc Trường Sơn. Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn", mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" là bài thơ mang phong cách đó.
- Gv đọc mẫu, nêu y/c đọc: Giọng vui tươi, khoẻ khoắn, gần với giọng kể.
- Nêu những nét cơ bản về tg, tp?
Những tập thơ chính: 
 * Vầng trăng quầng lửa(1970), Nổi tiếng nhất với tp “Bài thơ vè tiểu đội xe khong kính”
 * Ở hai đầu núi(1981)
 * Vầng trăng và những quầng lửa(1983)
 * Thơ một chặng đường(tuyển tập-1994)
 * Nhóm lửa(1996)
 * Tiếng bom và tiếng chuông chùa(1997)
 * Tuyển tập Phạm Tiến Duật(in xong 17/11/2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng) 
̣
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Bài thơ là cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ, nên không chia đoạn mà sẽ đi phân tích theo những ND nổi bật của bài thơ (PT bổ dọc bài thơ).
- Vậy hãy xác định nội dung nổi bật của bài thơ?
- Tôi phải thêm “Bài thơ về...” để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ chứ không phải một khúc văn xuôi. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ. Những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung.(Tác giả nói về bài thơ của mình)
- Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ?
Hình ảnh những chiếc xe không kính thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn của tác giả.
- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tg khắc họa với những câu thơ nào?
- Theo em - h/ả này có thực không?
- N/x về giọng điệu của 2 câu thơ?
- Chiến tranh không phải chỉ làm cho xe vỡ kính mà chiến tranh còn làm cho xe bị thương như thế nào nữa?
- Trong chiến tranh , h/a những chiếc xe không kính có hiếm không?
- H/ả người chiến sĩ lái xe hiện lên với những phẩm chất cao đẹp nào?
- Người chiến sĩ ấy điều khiển những chiếc xe không kính với tư thế ntn?
- Tg đã dùng NT tu từ gì để diễn tả?
- Với cái “nhìn thẳng” ấy, ta cảm nhận được điều gì ở người chiến sĩ?
- Khi lái xe không kính, người lính lái xe có cảm giác ntn?
- Những câu thơ đó diễn tả tốc độ của chiếc xe ntn?
?Lời thơ đã phản ánh hiện thực ntn ở nơi chiến trường? ( Đó là nơi vô cùng ác liệt và gian khổ, giữa sự sống và cái chết thật mỏng manh).
- Người lính lái xe chấp nhận hiện thực đó với thái độ ntn?
- Nhận xét giọng điệu của hai khổ thơ?
- Từ đó vẻ đẹp nào trong tính cách của người lái xe được bộc lộ?
- Hai khổ thơ tiếp theo miêu tả nét sinh hoạt ntn của tiểu đội lính lái xe? Đó là những câu thơ nào?
 - N/x về luật bằng trắc và NT tu từ trong câu thơ?
- Em hiểu gì về cuộc sống của họ qua chi tiết ấy?
- Nêu cảm nhận về khổ thơ cuối?
- Khái quát lại những thành công về nội dung và nghệ thụât của bài thơ?
I. Đọc,tìm hiểu chung:
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 - Tác giả: Phạm Tiến Duật (14/1/1941 - 4/12/2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Là nhà thơ xuất sắc trong nền VH Việt Nam hiện đại.
 - Tác phẩm: Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và đưa vào tập thơ " Vầng trăng - quầng lửa"
 Nhớ - Phạm Tiến Duật 
 Có vết thương xoàng mà đưa đi viện 
 Hàng còn chờ đó chuyến xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
 Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
 3. Thể thơ: Tự do (câu dài, 4 câu một khổ, nhịp điệu linh hoạt, ít vần)
II. Phân tích:
ND: 1. Nhan đề bài thơ
 2. H/ả những chiếc xe không kính.
 3. H/a các chiến sĩ lái xe.
1. Nhan đề bài thơ:
 - Hai chữ Bài thơ nói lên cách khai thác hiện thực - (Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, hay chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu khai thác) chất thơ vút lên từ hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- " Không có kính kính vỡ đi rồi"
- Thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo, nổi bật trong bài thơ - Những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường.
® Chiếc xe không kính là h/ả có thực, thực đến trần trụi, tg giải thích nguyên nhân cũng rất thực: “ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Xe không có kính vì kính đã bị vỡ do sức ép, sức rung của bom.
- Hai câu thơ rất gần với văn xuôi, giọng điệu tinh nghịch, vui đùa pha chút ngang tàng biểu lộ thái độ bình thản, chấp nhận gian khó.
- “Xe không kính, không đèn, không mui, thùng có xước...”
-> Chiến tranh còn làm cho chiếc xe biến dạng thêm.
=> Hình ảnh xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm, rất lính của tác giả mới cảm nhận được vẻ khác lạ của nó, khiến nó trở thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
 Hơn thế nữa tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.
3. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe: Hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.
 a. Đẹp ở tư thế ung dung mà hiên ngang, khí phách:
 + “Ung dung...
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng 
 -> Điệp từ “nhìn” thể hiện niềm sảng khoái bất tận, tư thế hiên ngang sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
 + Cảm giác của người lính khi lái chiếc xe không kính: 
 “Nhìn thấy gió... 
 ...Như sa như ùa vào buồng lái” 
 -> Diễn tả về tốc độ chiếc xe đang lao nhanh với cảm giác mạnh, đột ngột (bởi xe không có kính chắn gió) nhưng vô cùng lãng mạn (khiến người đọc hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác như chính mình đang ngồi trên chiếc xe không kính đó). 
 b. Đẹp ở thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy:
 “ Không có kính, ừ thì có bụi, ướt áo
 ...Chưa cần rửa,
 Chưa cần thay...
 -> Giọng điệu ngang tàng, nghịch ngợm.
 -> Cấu trúc lặp: ừ thì, chưa cần
® Dường như mọi gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ- trái lại- họ xem là một dịp thử sức mạnh và ý chí mình. Bất chấp gian khổ khó khăn để vượt lên hoàn thành nhiệm vụ.
 c. Đẹp ở tinh thần sôi nổi, vui nhộn, lạc quan của những người lính:
 +“ Gặp bè bạn...Võng mắc chông chênh”
 -> Sẵn sàng thân ái, chia sẻ gian nguy, tâm hồn cởi mở.
 +...“Lại đi, lại đi trời xanh thêm” 
-> Câu thơ với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi tạo âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng. Hình ảnh bầu trời xanh phơi phới một niềm lạc quan, yêu đời.
Khẳng định khó khăn, gian khổ ngày càng tăng nhưng nhiệm vụ đánh giặc vẫn là trên hết. Không có khó khăn nào, kẻ thù nào cản nổi xe ta đi. Đơn giản vì trong xe có một trái tim của người chiến sĩ lái xe anh hùng.
- Điều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn chính là lòng yêu nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
III. Tổng kết:
 - Ghi nhớ : (SGK)
IV. Luyện tập:
 - Nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ?
 4. Củng cố: 	(Gv khắc sâu kiến thức trọng tâm.)
 5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài, đọc thuộc bài thơ, ôn tập giờ sau kiểm tra .
 - Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá.
 _______________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45 BAI THO VE TIEU DOI XE KHONG KINH.doc