Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 47: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 47: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Tiết: 47 Ngày dạy : 14/11/2012

CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ

TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu vai trò các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

 2. Kỹ năng

- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.

- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.

 3. Thái độ: Có ý thức nhận biết vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm để sử dụng.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 47: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	 Ngày soạn: 09/11/2012
Tiết: 47	 Ngày dạy : 14/11/2012
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ 
TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu vai trò các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
 2. Kỹ năng
- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
 3. Thái độ: Có ý thức nhận biết vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm để sử dụng.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
I. ĐỀ BÀI:
A. Trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1: Người bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đến thăm tác giả như thế nào?
 A. Đã bấy lâu nay mới đến B. Ngày nào cũng đến	
 C. Thỉnh thoảng lại đến	 D. Một năm rồi mới đến.
Câu 2: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch là gì?
A. Lên núi nhớ bạn.	B. Non nước hữu tình. 
C. Tức cảnh sinh tình. 	D. Nỗi buồn nhớ cố hương.	
Câu 3: Trong các cặp từ sau cặp nào không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Thưởng – phạt B. Trên – dưới.
C. Yêu – thương D. Gần – xa. 
Câu 4: Người viết thể hiện tình cảm, thái độ gì trong bài thơ “Sông núi nước Nam”? 
A. Tự hào về chủ quyền dân tộc. 	
B. Thể hiện hào khí chiến thắng kẻ thù. 	
C. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
D. Tự hào chủ quyền dân tộc và khẳng định ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
Câu 5: Qua hai câu thơ sau Bà Huyện Thanh Quan muốn thể hiện tâm trạng gì?
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
 (Qua đèo ngang)
A. Yêu thiên nhiên. 	B. Hoài cổ, nhớ nước, thương nhà.
C. Nhớ quê xưa. 	D. Buồn cô đơn trước cảnh vật. 
Câu 6: Câu sau mắc lỗi sai gì về quan hệ từ?
 “Vì cố gắng học tập và nó đạt thành tích cao.” 
A. Thiếu quan hệ từ.
B. Thừa quan hệ từ.
C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
B. Tự luận (7 điểm)
 Câu 1: (2 điểm) Nêu ý nghĩa của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”?
 Câu 2: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) nêu cảm xúc của em về đêm trăng quê hương, trong đó có sử dụng từ trái nghĩa, gạch chân các từ trái nghĩa đó.
II. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
 A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A
D
C
D
B
C
 B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
Nêu đúng ý nghĩa của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” : Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
2.0 điểm
2
Yêu cầu:
-Về hình thức:
+ Viết một đoạn văn giới hạn trong khoảng 7 - 10 câu.
 + Trình bày sạch đẹp, viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả, không mắc lỗi diễn đạt
-Về nội dung: 
 + Nêu cảm xúc của bản thân về đêm trăng quê hương: Vẻ đẹp của đêm trăng; kỷ niệm gắn với đêm trăng.
	 + Bài viết chân thành, có hình ảnh, giàu cảm xúc.
 + Có sử dụng từ trái nghĩa.
 + Gạch chân đúng các từ trái nghĩa đó.
1.0 điểm
4.0 điểm
* Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản khi chấm giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá sát thực hơn. 
* Thống kê chất lượng:
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
7A2
7A5
 3. Bài mới: Trong các tiết trước, các em đã được luyện tập cách làm văn biểu cảm, các dạng lập ý, luyện nói về văn biểu cảm đối với sự việc, con người. Nhưng để làm tốt văn biểu cảm, chúng ta cần phải lưu ý điều gì? Đó chính là vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Vậy tự sự, miêu tả có vai trò như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
Cho Hs đọc lại bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
CNhắc lại bố cục của bài thơ? -> Chia làm 4 đoạn.
CChỉ ra phương thức biểu đạt của từng đoạn và tác dụng của những phương thức biểu đạt ấy?
- Đoạn 1: Tự sự (2 dòng đầu), miêu tả (3 dòng sau)
à Tạo bối cảnh chung cho bài thơ.
- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm.
à Uất ức, bất lực vì già yếu.
- Đoạn 3: Tự sự kết hợp với miêu tả (6 câu đầu),
biểu cảm (2 câu sau)
à Nỗi khổ nhiều bề của nhà thơ.
- Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
à Tình cảm cao thượng, vị tha của tác giả.
 CTrong văn bản ở mục 2 (Sgk) có thể chia làm 3 đoạn. Vậy em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt ở mỗi đoạn?
“Những ngón chân xoa bóp khỏi”
-> Miêu tả.
 “Bố đi chân đất  bố đi xa lắm” -> Tự sự
 ”Bố ơi!  thành bệnh” -> Cảm nghĩ.
- Miêu tả, tự sự -> Gợi cảm xúc.
Nếu không có các yếu tố miêu tả, tự sự thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không? (không)
 CĐoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
 CQua việc phân tích hai văn bản trên, em rút ra kết luận gì về vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm?
Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Gọi hs đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Kể lại bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá bằng văn xuôi biểu cảm.
Yêu cầu: Diễn xuôi bài thơ bằng lời văn của mình sao cho mạch lạc, thành chuyện. Đồng thời đảm bảo các nội dung sau: 1/ Cảnh nhà bị phá trong gió thu; 2/ Cảnh trẻ con cướp tranh và tâm trạng uất ức của tác giả; 3/ Nỗi khổ mà gia đình Đỗ Phủ phải chịu trong đêm mưa gió; 4/ Ước mơ của nhà thơ.
 Học sinh luyện nói trước lớp. Gv sửa bài
Bt2: Hs dùng lời của mình để diễn đạt lại mẩu chuyện Kẹo mầm
Gv gợi ý, yêu cầu Hs về nhà làm vào vở soạn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung về tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm
1. Văn bản 1: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Đoạn 1: Tự sự + miêu tả
- Đoạn 2: Tự sự + biểu cảm
- Đoạn 3: Tự sự + miêu tả + biểu cảm 
- Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp
=> Từ kể và miêu tả, nhà thơ bộc bạch nỗi niềm của mình, nỗi thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá nát.
2. Văn bản 2 (Sgk/137): Bố tôi
- Đoạn 1: Miêu tả: ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân của bố.
Tự sự: Việc ngâm chân của bố.
- Đoạn 2: Tự sự + miêu tả: Việc đi làm vất vả của bố.
-> Tự sự + miêu tả đóng vai trò làm nền tảng, khơi gợi cảm xúc.
- Đoạn 3: Biểu cảm trực tiếp: thể hiện tình yêu thương, nỗi lo lắng, lòng kính trọng của người con đối với bố.
=> Tự sự và miêu tả nhằm khơi gợi tình cảm, cảm xúc, do tình cảm, cảm xúc chi phối.
* Ghi nhớ: (Sgk/138)
II. Luyện tập
Bt1
Bt2: Dùng lời văn của em viết lại văn bản Kẹo mầm, căn cứ vào những điểm chính sau:
- Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm.
- Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ và hình ảnh người mẹ.
- Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
III. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm kỹ nội dung bài học; học thuộc ghi nhớ.
	- Hoàn thành bài tập số 2.
- Soạn bài mới Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 E. Rút kinh nghiệm 
TUẦN 12	 Ngày soạn: 10/11/2012
TIẾT 48	 Ngày dạy: 14/11/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A.Mục tiêu cần đạt: 
 - Nhằm ôn lại những kiến thức và phương pháp làm bài văn biểu cảm kết hợp với miêu tả cho HS. Giúp các em nhận ra chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
 - Các em nhận rõ được những ưu - khuyết điểm trong bài làm của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục sau khi tham khảo đáp án của GV..
 - Rèn luyện các kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt, tìm hiểu đề, lập dàn bài
B. Chuẩn bị: 
- GV chấm bài, nhận xét ưu khuyết điểm cụ thể trong bài làm của HS, giúp HS rút kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
- HS ôn kiến thức và phương pháp làm văn biểu cảm kết hợp với miêu tả.
C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
2.Bài cũ: Kết hợp trong bài mới.
3.Bài mới: GV nêu yêu cầu tiết trả bài.
 I .TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 * Hoạt động 1: GV : Ghi đề : Loài cây em yêu (Cây cà phê)
* Hoạt động 2: GV : Hướng dẫn HS tìm ý, thảo luận xây dựng dàn ý.
- HS : Thực hiện trình bày.
- GV : treo bảng phụ (tham khảo giáo án tiết 31,32)
- GV : Nhận xét ưu- khuyết điểm :
 - Gv nhận xét ưu- khuyết điểm
 - Hs chú y lắng nghe 
 Ưu điểm: Đa số các em nắm được thể loại cần trình bày. Bài làm đảm bảo trọng tâm, biết lựa chọn những chi tiết, đặc điểm gợi cảm của cây để bộc lộ cảm xúc. Nêu được ý nghĩa của loài cây trong cuộc sống và đối với bản thân. Vì thế, đa số bài làm đạt điểm trên trung bình.
Nhược điểm: Cũng giống với bài viết số 1, trong bài này một em mắc lỗi chính tả quá nhiều, chẳng hạn ch/tr, x/s, diễn đạt còn yếu. Một số sa vào miêu tả và liệt kê các chi tiết của cây. Bài làm sơ sài, trình bày cẩu thả.
 Hơn nữa, vẫn còn một số bạn chép tài liệu. Đó không phải là phương pháp học tốt và cô mong lần sau các em tự giác hơn trong việc học bài và làm bài.
Những lỗi sai
- Vườn cà phê nhà em được bố mẹ em chồng rất lâu rồi, lúc em chưa trào đời.
- Trong làng em có rất nhiều loại cây, cây nào cũng có nhưng em thích nhất là cây cà phê vì nó đã gắn bó với gia đình em rất nhiều ấn tượng đến với nó.
- Cây này chiếc lá rất là to và phình lên như những chiếc lá khổng lồ.
- Em thích cây cà phê vì thu cà phê về nhà là bố mẹ em lại trả được nợ.
 Nguyên nhân sai
-Lỗi chính tả không phân biệt được Tr/ Ch
- Lỗi diễn đạt
- Diễn đạt lủng củng, lặp từ
-Lỗi diễn đạt 
 Hướng dẫn sửa lỗi
- Vườn cà phê nhà em được bố mẹ em trồng rất lâu rồi, lúc em chưa chào đời.
- ... nhưng em thích nhất là cây cà phê vì nó rất gần gũi, thân thuộc và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình em.
- Những cây cà phê được chăm bón tốt thì lá rất to, màu xanh mơn mởn trông rất đẹp mắt.
- Em rất yêu quý cây cà phê vì nguồn thu từ nó mà gia đình em trang trải được nợ nần và cải thiện đời sống kinh tế gia đình.
* Hoạt động 3: GV trả bài và hs đối chiếu, lấy điểm.
* Kết quả cụ thể:
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
7A2
7A5
 II. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
* Ưu điểm:
 - Một số HS làm bài tốt, đạt điểm cao.
 - Đa số các em hiểu đề, nắm được yêu cầu của đề và có kiến thức để làm bài.
* Hạn chế:
 - Một số em lười học không có kiến thức để làm bài.
 - Một số em không đọc kĩ yêu cầu của đề đã làm thiếu câu 1 hoặc sai câu 2 phần tự luận.
 - Hình thức bố cục một đoạn văn chưa đúng, trình bày bẩn, cẩu thả, sai nhiều chính tả...
* GV hướng dẫn học sinh chữa bài (Tham khảo đáp án tiết 41)
* Kết quả cụ thể:
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
7A2
7A5
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 Tuan 12T4748.doc