Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết dạy 54

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết dạy 54

Tiết 50+ 51: Ngày soạn :4/11 ; Ngày dạy:5/11

Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

I.Mục tiêu bài dạy: Giúp HS

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy: Ảnh chân dung nhà thơ Huy Cận.

2. Trò: Sọan theo câu hỏi sgk.

III.Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: ? Giới thiệu vài nét về tác giả Phạm Tiến Duật?

 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

 ? Cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết dạy 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 50+ 51: 	Ngày soạn :4/11 ; Ngày dạy:5/11 
Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I.Mục tiêu bài dạy: Giúp HS 
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ. 
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Ảnh chân dung nhà thơ Huy Cận.
2. Trò: Sọan theo câu hỏi sgk.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: ? Giới thiệu vài nét về tác giả Phạm Tiến Duật?
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
 ? Cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
H/động của trò
NỘI DUNG CHÍNH
- Cho hs đọc chú thích ê
? Nêu vài nét về tác giả?
- Giới thiệu ảnh chân dung tác giả.
Gv nhấn mạnh thêm đặc điểm thơ ca của ông.
? Hoàn cảch ra đời của tác phẩm?
- Hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi học sinh đọc, kiểm tra 1 số từ khó.
- Gọi học sinh đọc 2 khổ thơ đầu.
? Cảnh ra khơi đc tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
?Tác dụng của nghệ thuật đó?
? Đặt trong cảnh thiên nhiên đó, đoàn thuyền ra khơi với tâm trạng như thế nào?
- Cho hs đọc tiếp 4 khổ thơ tiếp.
? Cảnh đánh cá trên biển được tác giả miêu tả như thế nào?
? Cảm hứng của tác giả?
Gv: con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kỳ vĩ, khổng lồ
? Người lao động có cảm hứng như thế nào về công việc của mình?
? Tác giả đã sử dụng bút pháp gì để miêu tả vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm?
? Chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp của các loài cá trên biển? 
?Cảnh thiên nhiên lúc này như thế nào?
? Nhận xét?
- Cho học sinh đọc khổ cuối.
? Đoàn thuyền trở về trong không khí như thế nào?
? Thời gian? Nghệ thuật?
? Cách lặp lại câu đầu có tác dụng gì?
? Từ “hát” được lặp lại mấy lần?
? Nhận xét về âm hưởng và giọng điệu của bài thơ?
? Nội dung bài thơ?
- Cho Hs viết đoạn văn ngắn .
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
? Thiên nhiên và con người trong bài thơ hòa hợp như thế nào?
- Hs Tb - - quan sát ảnh chân dung tác giả.
- Hs yếu.
- Hs khá.
- Hs Tb đọc. trả lời.
- Hs khá
- Hs Tb
- Hs khá.
- Hs khá.
- Nghe
- Hs khá
- Hs yếu
- Hs Tb
- Hs khá giỏi
- Hs yếu
- Hs khá
- Hs yếu
- Làm việc theo nhóm.
I.Đọc- Hiểu ghú thích :
1.Tác giả: 
- Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng với phong trào thơ mới.
- Thơ ông sau cách mạng tràn đầy niềm vui tươi, tình yêu cuộc sống.
2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1958- Trong chuyến công tác tại ở vùng mỏ Quảng Ninh.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng con người:
- “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”.
êBằng những hình ảnh so sánh và
 nhân hóa độc đáo, thiên nhiên hiện lên thật hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ khỏe khoắn, đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế hào hứng, phấn khởi, mang theo tiếng hát lạc quan phơi phới.
2. Cảnh lao động đánh cá trên biển:
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
.
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
- Bằng cảm hứng lãng mạn của tác giả, giúp ta phát hiện vẻ đẹp của cảnh đánh cá trong niềm vui phơi phới.
“ Ta hát bài ca gọi cá vào”
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”
- Công việc đánh cá của người lao động đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
 * Bằng bút pháp lãng mạn, sức tưởng tượng phong phú à vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc mình.
- Các loại cá đẹp rực rỡ, lộng lẫy hòa với thiên nhiên, trăng sao
3. Cảnh đoàn thuyền trở về:
- Không khí tưng bừng, phấn khởi vì đạt thắng lợi.
- Nghệ thuật nhân hóa, hình ảnh con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi.
* Nghệ thuật:
- Âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới, lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát.
* Nội dung: Bài thơ bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trước đất nước, cuộc sống của tác giả.
V. Luyện tập.
Viết đoạn văn ngắn phân tích khổ thơ đầu bài thơ.
VI. Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
-Tập phân tích 1 khổ thơ .
	Tiết 52: 	Ngày soạn:5/11 ; Ngày dạy:7/11 
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
I.Mục tiêu bài dạy: Giúp HS 
- Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phếp tu từ từ vựng).
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Bảng phụ
2.Trò: Sọan theo câu hỏi sgk.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: ? Thống kê những kiến thức đã được học trong hai bài tổng kết từ vựng trước? (Kết hợp giới thiệu bài).
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
H/động của trò
NỘI DUNG CHÍNH
? Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong các từ sau: (bảng phụ). (Cá nhân).
? Thế nào là từ tượng thanh?
? Thế nào là từ tượng hình?
- Cho ví dụ.
? Tìm tên loài vật là từ tượng thanh?
? Tìm từ tượng hình trong đoạn trích sau?
 ? Tác dụng của những từ tượng hình trên?
? Liệt kê các phép tu từ từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9?
- Phân nhóm thảo luận:
? Phân tích nghệ thuật độc đáo của những câu thơ, câu ca dao sau?
? Tác dụng của nó?
- Bảng phụ nhóm.
- Gọi đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên đối chiếu với bảng phụ của lớp
- Khen nhóm làm tốt.
- Làm bài luyện tập : (Bảng phụ).
- Làm ở phiếu : (cá nhân).
- Soạn bài “Tập làm thơ tám chữ”.
- Hs Tb.
- hs yếu
- Hs khá 
- Hs yếu.
- Thảo luận nhóm.
Đại diện trình bày.
- Làm việc cá nhân. Đại diện trả lời.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
1. Khái niệm:
- Từ tượng thanh mô tả âm thanh.
- Từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
2 Tên loài vật là từ tượng thanh: Mèo, bò, tắc kè...
3. Bài tập:
Những từ tượng hình: lốm đốm. lê thê, loáng thoáng, lồ lộ. 
* Tác dụng: Mô tả hình ảnh đám mây một cách sống động, cụ thể.
II. Một số phép tu từ từ vụng:
1. Khái niệm: (bảng phụ)
2. Bài tập:
a. Phép so sánh: So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc...
*Thể hiện những cung bậc khác nhau của tiếng đàn Kiều.
b. Phép ẩn dụ, nhân hóa, nói quá: Ca ngợi sắc đẹp Kiều, taọ ấn tượng về một nhân vật tài sắc vẹn toàn..
c. Phép so sánh: Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Số 2: 
 d. Điệp từ “còn”; dùng từ đa nghĩa “say sưa”.
e. Nhân hóa: Ánh trăng biến thành người bạn tri âm, tri kỉ. Nhờ nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
e.Ẩn dụ: Từ mặt trời trong câu hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
III. Củng cố- Dặn dò:
- Nắm chắc các nội dung đã học.
- Tìm đọc một số đoạn thơ, văn có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
- Viết đoạn văn cảm nhận về ngày 20/11 (Có sử dụng các biện pháp tu từ).
a b d d
	Tiết 53: 	Ngày soạn :7/11 ; Ngày dạy:9/11 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I.Mục tiêu bài dạy: Giúp HS 
- Nắm được đặc diểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thơ tám chữ.
- Qua hoạt động làm thơ tám chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Một số đoạn thơ tám chữ.
2. Trò: Tập làm một đoạn thơ tám chữ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra vở bài tập 3 em.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
H/động của trò
NỘI DUNG CHÍNH
- Cho Hs đọc 3 ví dụ sgk.
? Về hình thức 3 ví dụ giống, khác nhau ở chỗ nào ( Số chữ mỗi dòng, cách gieo vần, nhịp).
? Tìm và gạch dưới những chữ gieo vần?
? Chỉ ra cách ngắt nhịp?
? Qua phân tích ví dụ, hãy nêu đặc điểm của thơ tám chữ ?
- Cho hs đọc yêu cầu bài tập 1.
? Hãy điền từ vào chỗ trống cho phù hợp nghĩa?
- Phân nhóm giao việc làm bài tập 2,3:
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác bổ sung.
Chú ý phát huy sự sáng tạo của mình.
- Cho học sinh tập sáng tác thơ và bình đoạn thơ vùa sáng tác.
Gv nhận xét, bổ sung.
- Ôn lại đặc điểm thơ tám chữ.
- Hs Tb.
- Hs yếu. 
- Cá nhân..
- Thảo luận nhóm.
Đại diện trình bày.
I.Nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Ví dụ:
- Mỗi dòng thơ đều có tám chữ.
- Cách gieo vần khác nhau:
a. Vần liền, vần chân: an, ưng.
b. Vần chân gián cách.
- Nhịp đa dạng: 3-3-2; 4-4; 5-3;
3-5
2. Kết luận: ( sgk).
II. Luyện tập:
1. Bài 1: Các từ cần điền:
Ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
2. Bài 2: Các từ cần điền:
Cũng mất, tuần hoàn, đất trời.
3. Bài 3:
Ví dụ: Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
4. Bài 4: Tập sáng tác thơ.
III. Củng cố- Dặn dò:
- Hoàn thành bài sáng tác.
a b d d
	Tiết 54: Ngày soạn:9/11 ; Ngày dạy:11/11 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Kiểm tra lại những kiến thức đã học trong chương trình văn học Trung đại, cách làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả.
- Bổ sung những kiến thức chưa đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đáp án, biểu điểm.
2. Trò: Tự kiểm tra lại phần văn học Trung đại, Tập làm văn.
II. Tiến trình lên lớp:
1. Đáp án- Biểu điểm: 
Phần trắc nghiệm: 
CÂU
1
2
3
4
ĐỀ 1
B
C
A
D
ĐỀ 2
C
B
A
D
Phần tự luận:
Đề 1: 
Câu 1: - Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1,5đ).
 - Nội dung nghệ thuật đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (1,5đ).
Câu 2: (5đ): Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trong tám câu cuối đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Nguyễn Du).
- Tâm trạng của Kiều lúc ở lầu Ngưng Bích là :
... 	-Bao trùm không khí ở lầu Ngưng Bích là nổi buồn tê tái đến xé lòng của Kiều : " Buồn trông cửa bể chiều hôm; Buồn trông ngọn nước mới sa; Buồn trông nội cỏ rầu rầu; Buồn trông gió cuốn mặt duềnh" . 
	-Qua khung cảnh ấy càng bộc lộ sự cô đơn, thân phận trôi nổi của Kiều, một nỗi buồn man mác đến mông lung, kinh sợ ...
 * Thiên nhiên hoang vắng, bao la đến rợn ngợp; sự cô đơn trơ trọi, cay đắng, xót xa của Thuý kiều.
 * Tâm trạng đau buồn, lo lắng sợ hãi của Thuý Kiều: Nỗi buồn trào dâng, lan toả vào thiên nhiên như từng đợt sóng.
+ Cửa bể chiều hôm: bơ vơ, lạc lõng.
+ Thuyền ai thấp thoáng xa xa: vô định.
+ Ngọn nước mới sa, hoa trôi: tương lai mờ mịt, không sức sống.
+ Tiếng sóng: sợ hãi, dự cảm về cuộc sống.
+ Buồn trông: điệp từ-> nỗi buồn dằng dặc, triền miên, liên tiếp...
Đề 2: 
Câu 1: - Tác giả Nguyễn Du (1,5đ).
 - Nội dung nghệ thuật đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (1,5đ)/
 Câu 2: (Giống đề 1). 
1. Nhận xét chung về ưu khuyết điểm bài làm:
a. Ưu:
- Một số ít nắm chắc đề, biết cách làm bài theo yêu cầu.
- Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết đẹp.
b. Khuyết:
- Đa số không học lí thuyết. phần tự luận quá yếu, không biết cách trình bày một bài văn nghị luận ngắn theo yêu cầu.
- Một số đọc không kĩ đề ra, xác định đề sai, lạc đề.
- Vốn từ nghèo nàn, chữ viết cẩu thả, lỗi nhiều (Hảo, Lì, Tú, Hòa, Tùng, Thảo (9a); Sơn, Du, Dũng, Quân, Quí, Nguyên, Phan Huy (9b)
- Kĩ năng trình bày một bài nghị luận ngắn còn yếu, diễn đạt vụng, vốn từ nghèo.
2. Kết quả:
LỚP
SHS
0-2
3-4,5
5-6
6,5-10
TB&
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
30
3
13,3
8
26,7
14
46,7
6
20,0
20
66,7
9B
31
4
12,9
12
38,7
11
35,4
4
12,9
15
48,4
CỘNG
61
7
11,5
20
32,8
25
41,0
10
16,4
35
57,4
3 Biện pháp sau kiểm tra:
- Rèn chữ viết, tự chữa lỗi chính tả.
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về Văn học Trung đại: Tác giả, tác phẩm.
- Cách viết một bài văn nghị luận ngắn, cảm nhận về một đoạn thơ, về một nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9(6).doc