BẾP LỬA - Bằng Việt
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
( Hướng dẫn đọc thêm) Nguyễn Khoa Điềm
A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh:
- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật chữ tình - người cháu và hình ảnh bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ Bếp lửa.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ Bếp lửa
- Cảm nhận được tình yêu thương con người và khát vọng của người mẹ Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ -> Lòng yêu thương quê hương đất nước, khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này. Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
Tiết 56-57 : Ngày soạn:281/10/2010 Ngày dạy: /11 / 2010 Bếp lửa - Bằng Việt Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Hướng dẫn đọc thêm) Nguyễn Khoa Điềm A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật chữ tình - người cháu và hình ảnh bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ Bếp lửa. - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ Bếp lửa - Cảm nhận được tình yêu thương con người và khát vọng của người mẹ Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ -> Lòng yêu thương quê hương đất nước, khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này. Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ. B. Chuẩn bị : C. Tiến trình lên lớp : * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ này. * Giới thiệu bài : nhắc lại bài thơ viết về tình bà cháu Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) để dẫn vào bài. * Dạy bài mới ? Nêu những nét chính về tác giả Bằng Việt ? ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu. HS đọc. ? Bài thơ là lời của ai, nói với ai, nói về điều gì ? (Lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên những suy ngẫn về bà và lòng kính yêu bà ) ? Nêu mạch cảm xúc của bài ? ? Dựa vào mạch tâm trạng của n/v trữ tình, hãy nêu bố cục của bài thơ ? ? Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ (biểu cảm + tự sự). ? Sự hồi tưởng bắt nguồn từ hình ảnh nào ? Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả hình ảnh đó ? ? Những từ ngữ ấy gợi lên điều gì ? ? Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại ? ? Những kỉ niệm đó gợi ra điều gì ? ? Nhà thơ đã suy ngẫm về bà như thế nào? ? Những suy ngẫm của người cháu về bà đã gợi cho em cảm nhận gì về hình ảnh người bà - người phụ nữ VN ? GV bình: ? Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại? ? Vì sao tác giả viết "Ôi kì lạ bếp lửa". - Giáo viên bình. “Rồi sớm rồi chiều ... Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niền tin dai dẳng” ? Vì sao ở hai câu dưới tg’ dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại bếp lửa ? Em hiểu những câu thơ trên ntn ? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì ? GV bình: Tg’ còn nhận ra 1 điều sâu xa: bếp lửa được bà nhen không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà còn chính được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bởi vậy từ bếp lửa, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát: bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. ? Tình cảm của cháu đối với bà được biểu hiện ntn trong bài thơ ? ? Từ tình cảm với bà đã khởi nguồn cho những tình cảm nào khác ở người cháu ? ? Bài thơ "Bếp lửa" nói về bà, về tình bà cháu, qua đó còn chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín. Đó là ý nghĩa gì ? ? Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Học sinh thảo luận nhóm. ? Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ? ? Có người nói rằng: "hình ảnh trong bài thơ là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa". Em nghĩ gì về nhận xét ấy? I. Tìm hiểu chung. 1- Tác giả: - Sinh năm 1941 - Quê: Thạch Thất - Hà Tây (nay là Hà Nội) - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ. 2- Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: 1963, khi đang du học tại Liên Xô. b. Đọc. Giải nghĩa từ khó c. Mạch cảm xúc: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. d. Bố cục: 4 phần + Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc cho dòng hồi tưởng về bà. + Khổ 2, 3, 4, 5: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. + Khổ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. + Khổ cuối: Nỗi nhớ không nguôi về bà. II. Phân tích: 1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu. - Bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa: chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm -> hình ảnh quen thuộc, gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo, tấm lòng chi chút của bà. - Kỉ niệm tuổi thơ bên bà + Năm đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe, khói hun nhèm mắt -> Tuổi thơ thiếu thốn, nhọc nhằn, gian khổ. + Cháu ở cùng bà, bà bảo..., bà dạy..., bà chăm... -> sự cưu mang đùm bọc đầy chăm chút của bà. + Tiếng chim tu hú -> gợi hoài niệm, gợi tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu. 2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. a. Suy ngẫm về bà + “Lận đận đời bà ..mấy chục năm rồi ...” -> sự tần tảo, đức hi sinh, đầy yêu thương + “ Nhóm bếp lửa ...Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” -> Bà là người nhóm lửa, là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình. b. Hình ảnh bếp lửa - Được nhắc lại 10 lần - Hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà. Vì bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với khó khăn gian khổ đời bà - Bếp lửa- kì lạ và thiêng liêng : hằng ngày bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương - Bếp lửa -> ngọn lửa: mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát - bà là người truyền lửa, truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ tiếp nối. 3. Tình cảm bà cháu - Cháu nhớ khôn nguôi về bà với lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn bà. - Đó chính tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu thương con người, tình yêu đất nước. III. Tổng kết. 1. Nội dung: - Bài thơ có ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ của mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời. 2. Nghệ thuật: - Hình tượng "bếp lửa" vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. - Kết hợp miêu tả + biểu cảm + tự sự + bình luận. - Giọng điệu, thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. (Hướng dẫn đọc thêm) GV đưa hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc thêm 1. Giới thiệu những nét chính về tác giả Ng.K. Điềm và bài thơ “Khúc hát ru....”. 2. Bố cục của bài thơ ntn ? Trong từng khổ thơ có mấy lời ru ? tác dụng của cách lặp cấu trúc, cách ngắt nhịp trong bài thơ ? 3. Hình ảnh người mẹ Tà ôi - Người mẹ làm những công việc gì? trong hoàn cảnh nào ? - Mẹ có những ước mong gì ? - Những việc làm và ước mong đó biểu hiện tình cảm gì của mẹ ? 4. Tình cảm của mẹ đối với con được thể hiện sâu sắc nhất ở hình ảnh thơ nào ? Vì sao ? 5. Bài thơ giúp em hiểu gì về cuộc sống và tình cảm của nhân dân ta thời kháng chiến chống Mĩ ? C. Củng cố, dặn dò - Học thuộc lòng 2 bài thơ. Nắm nội dung nghệ thuật của bài. - làm bài tập phần Luyện tập - Chuẩn bị tiết 58: soạn bài ánh trăng * Rút kinh nghiệm .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 58 : Ngày soạn:28/ 10 /2010 Ngày dạy: /11/ 2010 ánh trăng Nguyễn Duy A. Mục tiêu cần đạt - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình. - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ. B. Chuẩn bị : C.Tiến trình dạy học * Kiểm tra bài cũ : 1. Đọc thuộc lòng một khổ của bài thơ "Khúc hát ru...... mẹ"? 2. Em thích nhất những câu thơ nào ?Vì sao? * Giới thiệu bài mới: Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mỹ nửa cuối thế kỉ XX. Thế hệ này từng trải qua nhiều thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, cùng sống gắn bó cùng thiên nhiên núi rừng, tình nghĩa nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom ác liệt , được sống trong hoà bình, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ "ánh trăng" ghi lại một thoáng, một lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy. Bài thơ là tiếng lòng, là cảm xúc và suy ngẫm của riêng nhà thơ nhưng ko chỉ bó hẹp như thế mà nó còn có ý nghĩa nhắc nhở, gợi suy nghĩ và liên tưởng xa rộng hơn nhiều. ? Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Duy? ? Bài thơ ra đời trong thời điểm nào ? Nêu hoàn cảnh lịch sử nước ta thời ấy ? - GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu. HS đọc - 3 khổ đầu: giọng kể nhịp chảy trôi bình thường. - Khổ 4: giọng đột ngột cất cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự xuất hiện vầng trăng. - Khổ 5, 6: giọng thơ thiết tha rồi trầm lắng cùng xúc cảm và suy tư lặng lẽ. - Giải nghĩa từ khó ? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? ? Dựa theo mạch thơ, có thể chia bố cục của bài thơ ntn ? ? Nhận xét về bố cục của bài thơ ? ? Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Học sinh đọc 3 khổ đầu. ?Theo từng mốc thời gian, trong ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật trữ tình, hình ảnh vầng trăng có sự thay đổi ntn ? ? Tại sao có sự thay đổi đó ? ? Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc nào là bước ngoặt để từ đó tg’ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm? ? Em hãy tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình khi đó ? ? Những từ ngữ đó diễn tả tâm trạng, cảm xúc gì ? ? Vì sao nhân vật trữ tình có cảm xúc, tâm trạng đó ? GV hướng dẫn HS liên hệ với cuộc đời của tác giả để giải thích. ? Vầng trăng ở khổ thơ cuối hiện ra ntn và mang ý nghĩa gì ? GV bình: Hình ảnh Trăng cứ tròn vành vạnh biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, chung thuỷ, mà còn là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trong cuộc sống. "ánh trăng im phăng phắc" mang chiều sâu tư tưởng có tính chất triết lí: Trăng chính là người bạn-nhân chứng tình nghĩa mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và mỗi chúng ta): Con người thì có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt, nhân hậu, bao dung. ? Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang ý nghĩa gì ? ? Khổ thơ nào thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết ls của bài thơ ? (Khổ cuối) ? Qua hình tượng vầng trăng, qua cái “giật mình” của nhân vật trữ tình, bài thơ là lời nhắc nhở ai, nhắc nhở điều gì ? ? Bài thơ đề cập đến truyền thống đạo lí gì của dân tộc ta ? (uống nước nhớ nguồn) ? Phát biểu chủ đề của bài thơ ? ? Em rút ra cho mình bài học gì về thái độ sống ? ? Em có nhận xét gì về kết cấu, giọng điệu của bài thơ ? Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với bài thơ ? Học sinh đọc to ghi nhớ. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - 1948, quê ở Thanh Hoá. - Nhà thơ, chiến sĩ. - Ông là nhà thơ tiêu biểu thời kháng chiến chống Mỹ. 2- Tác phẩm a. Thời điểm sáng tác: năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày giải phóng miền Nam) b. Đọc. Giải nghĩa từ khó c. Thể thơ: thơ năm chữ d. Bố cục: 3 phần - Phần1(2 khổ đầu): hồi nhỏ, hồi c/tranh - Phần 2 (khổ 3): hồi về thành phố - Phần 3 (3 khổ cuối): khi điện tắt -> Bố cục theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. e. Phương thức biểu đạt - Biểu cảm: ý nghĩ, cảm xúc của n/v - Tự sự: kể câu chuyện với các mốc thời gian và tình huống II. Phân tích 1- Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ - Hình ảnh vầng trăng + Hồi nhỏ, hồi chiến tranh: vầng trăng thành tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa + Hồi về thành phố: vầng trăng như người dưng -> Hoàn cảnh sống thay đổi, tình cảm với vầng trăng cũng thay đổi. + Đèn điện tắt: vầng trăng tròn, trăng cứ tròn vành vạnh, ánh trăng im phăng phắc - Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình + đột ngột: ngỡ ngàng, thảng thốt + Ngửa mặt lên nhìn mặt, rưng rưng: xúc động, hoài niệm về quá khứ + giật mình: day dứt, ân hận về sự vô tình Khổ cuối: trăng tròn vành vạnh (tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn), ánh trăng im phăng phắc (người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc) - Vầng trăng: +Là hình ảnh của thiên nhiên đất nước, là người bạn tri kỉ + Là biểu tượng cho quá khứ gian lao, nghĩa tình + Là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. (vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng) 2- Chủ đề, ý nghĩa của bài thơ - Bài thơ là lời tự nhắc nhở đồng thời cũng là lời nhắc nhiều người, nhiều thời về thái độ, tình cảm đối với thiên nhiên đất nước, với quá khứ gian lao phải thuỷ chung, tình nghĩa. - Chủ đề: nhắc nhở mọi người phải có thái độ sống đúng đạo lí của người Việt Nam: uống nước nhớ nguồn. III. Tổng kết-luyện tập. 1. Nghệ thuật: - Kết cấu: thể thơ 5 chữ, mỗi khổ 4 dòng, đặc biệt chữ đầu dòng thơ của những câu trong khổ không viết hoa. Kết hợp tự sự + trữ tình. - Giọng điệu: giọng thơ tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, như trò chuyện, như giãi bầy tâm sự, như đang độc thoại. Tác dụng: Làm nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm , gây ấn tượng mạnh với người đọc. 2. Ghi nhớ: SGK C. Củng cố, dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập 2. - Chuẩn bị tiết 59: Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) Yêu cầu:ôn lại toàn bộ lí thuyết phần từ vựng, làm trước các bài tập ở nhà. * Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 59: Ngày soạn: 28 /10 /2010 Ngày dạy: /11/ 2010 Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hình tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương. B. Tiến trình lên lớp: * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ ? Kể ra các biện pháp tu từ từ vựng ? Nêu ví dụ minh họa. * Giới thiệu bài: nêu nội dung, yêu cầu của tiết Luyện tập * Tổ chức tổng kết, luyện tập Bài tập1: HS đọc yêu cầu bài tập 1. Gợi ý: Giải nghĩa từ: "gật đầu" và "gật gù"? - Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. - Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý. Từ đó lựa chọn từ thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao? Từ gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong c/s. Bài tập 2: Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói : "Chỉ có một chân sút" -> Hoán dụ-> Cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay. - Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ). Bài tập 4: HS đọc bài tập, xác định yêu cầu ? Xác định các trường từ vựng trong đoạn thơ? Tác dụng của việc sử dụng trường từ vựng ấy trong việc thể hiện nội dung bài thơ. - Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ (áo đỏ), xanh (cây xanh), hồng (ánh hồng). - Trường từ vựng chỉ lửa: ánh (hồng), lửa, cháy, tro. - Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây ( đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm không gian cũng biến sắc ( Cây xanh........ theo hồng). -> Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. Bài tập 5: - HS đọc yêu cầu bài tập 5. - Học sinh làm theo nhóm : Thi tìm tên gọi ........ Các sinh vật, hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sinh vật hiện tượng được gọi tên. VD: Cà tím, cá kiếm, cá kim, chè móc câu, chim lợn, chuột đồng ..... Bài tập 6: - Học sinh đọc truyện cười ở SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ Chi tiết gây cười: sự vô lí của thói sính dùng chữ. Thay vì dùng từ "bác sĩ", kẻ sắp chết còn nết không chừa, cứ một mực đòi dùng từ "đốc tờ". C. Củng cố, dặn dò - Làm hoàn chỉnh các bài tập - Chuẩn bị tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Yêu cầu: đọc kĩ đoạn văn , trả lời các câu hỏi, làm trước bài 1,2 (mục II) ra giấy nháp * Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... Tiết 60 : Ngày soạn:28/10 / 2010 Ngày dạy: /11/2010 Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận A. Mục tiêu cần đạt - Hệ thống hoá kiến thức về văn tự sự. - Giúp HS rèn, thực hành đưa các yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự một cách hợp lí. B. Tiến trình lên lớp : * ổn định lớp. kiểm tra bài cũ ? Nêu dấu hiệu của nghị luận trong VBTS ? Tác dụng của nghị luận trong văn tự sự ? - Đọc bài tập 3 SGK * Giới thiệu bài : nêu nội dung, yêu cầu của tiết luyện tập * Tổ chức luyện tập Học sinh đọc đoạn văn ở SGK. ? Chỉ ra yếu tố nghị luận ở đoạn văn trên? Nêu rõ vai trò của từng yếu tố nghị luận trong việc làm rõ nội dung đoạn văn. ? Nếu ta bỏ yếu tố nghị luận ấy đi thì nội dung đoạn văn tự sự sẽ như thế nào? Giáo viên chép đề lên bảng. ? Xác định yêu cầu của đề. Học sinh đọc đoạn văn tham khảo. ? Xác định yếu tố nghị luận? ? Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận ấy trong đoạn văn này? GV gợi ý cho HS viết bài theo các ý : ? Người em kể là ai? Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ. Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung cụ thể là gì? Nội dung ấy giản dị mà sâu sắc như thế nào? Cảm động ra sao? Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên . HS viết đoạn văn, GV gọi 5-6 em lên trình bày , sửa chữa lỗi (nếu có). I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự. * Văn bản: Lỗi lầm và sự biết ơn. + Câu "Những điều viết lên cát ..... trong lòng người": làm câu chuyện giàu tính triết lí " Cái giới hạn, cái trường tồn" trong đời sống tinh thần con người. + Câu "Vậy mỗi chúng ta ........ lên đá" : Làm cho câu chuyện sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục . Đó là bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ, ghi nhớ ân nghĩa, ân tình, nhắc nhở con người có cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp. -> Nếu ta tước bỏ yếu tố nghị luận ấy đi thì tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm và do đó ấn tượng về câu chuyện cũng nhạt nhoà. II. Luyện tập: Bài tập 2: Viết về những kỉ niệm sâu sắc với một người bà kính yêu. - Yêu cầu: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. * Đoạn văn: Bà nội (Duy Khán). - Yếu tố nghị luận: "Người ta ........ nó gẫy". + Từ một lời dạy "Con hư ....... bà", tg’ bàn về "tấm gương" và hiệu quả của nó trong giáo dục gia đình: "Bà như thế ......." . Đây là yếu tố nghị luận "suy lí". + Từ cuộc đời và những lời dăn dạy của bà, tg’ bàn về một "nguyên tắc" giáo dục: "Người ta ....... nó gẫy". Đây là yếu tố nghị luận "khái quát hoá". - Có thể nói, yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên chính là những "suy ngẫm" của tg’ về nguyên tắc giáo dục, về phẩm chất và đức hy sinh của người làm công tác giáo dục. Bài tập 1: Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 1. Gợi ý: a, Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm.....) b, Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã viết về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về v/đ đó. c, Em đã thuyết phục cả lớp rằng là Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lí lẽ, VD, lời phân tích). HS viết đoạn văn . 2 HS đọc bài làm của mình - Lớp nhận xét- GV nhận xét, đánh giá. C. Củng cố, dặn dò - GV lưu ý HS những vấn đề cần thiết khi viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Làm hoàn chỉnh các bài tập - Chuẩn bị tiết 61 - 62: Soạn bài "Làng". * Rút kinh nghiệm .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: