Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Ánh trăng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Ánh trăng

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS biết

-Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặngtình nghĩa của người lính .

- Chỉ ra được sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự , nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại

- Ngôn ngữ ,hình ảnh suy nghĩ ,mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu VB thơ sáng tác sau năm 1975

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một VB trữ tình.

3. Thái độ: Biết tự rút ra bài học về cách sống cho mình qua bài thơ.

B. Chuẩn bị của GV - HS

GV : Tham khảo tài liệu, liên hệ thực tế

HS : Đọc, chuẩn bị bài

C.Tiến trình dạy - học

1. Ôn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

H/a ng mẹ trong bài thơ hiện lên ntn?

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Ánh trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/11/2011
Ngàu giảng:02/11/2011
Tiết 58, Bài 12, Văn bản:
ÁNH TRĂNG
	 ( Nguyễn Duy ) 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết
-Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặngtình nghĩa của người lính .
- Chỉ ra được sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự , nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại
- Ngôn ngữ ,hình ảnh suy nghĩ ,mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu VB thơ sáng tác sau năm 1975
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một VB trữ tình.
3. Thái độ: Biết tự rút ra bài học về cách sống cho mình qua bài thơ.
B. Chuẩn bị của GV - HS
GV : Tham khảo tài liệu, liên hệ thực tế
HS : Đọc, chuẩn bị bài
C.Tiến trình dạy - học
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” 
H/a ng mẹ trong bài thơ hiện lên ntn?
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài
 Bài thơ “ Anh trăng” được viết vào năm 1978 tại TPHCM .Thế hệ nhà thơ - chiến sĩ như Nguyễn Duy từng trải qua bao thử thách gian khổ ,từng chứng kiến bao hi sinh của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống ,gắn bó cùng thiên nhiên ,núi rừng tình nghĩa.Nhưng khi đã sống trong hoà bình giữa những tiện nghi hiện đại không phải ai cũng nhớ những gian nan ,những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua .“ Anh trăng” đã ghi lại một lần giật mình của Nguyễn Duy trước điều vô tình dễ có ấy.
 Bài mới
 Hoạt động của GV
 HĐ của HS
 Nội dung
 - YC đọc chú thích SGK
- ? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhà thơ NDuy?
? Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm ?
- Nêu YC đọc :
+ 3 khổ đầu :giọng kể,nhịp thơ trôi chảy bình thường
+khổ 4: Giọng cao, ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của vầng trăng
+ 2 khổ cuối: giọng thơ tha thiết ,trầm lắng,xúc động 
- Xác định thể thơ 
- VB chia làm mấy phần. ND từng phần
- Xác định phương thức biểu đạt
- YC đọc 2 khổ thơ đầu
GV : Hai khổ thơ đầu nói về vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng thời chiến tranh
- Vầng trăng của tuổi thơ được nói đến qua câu thơ nào ?
- Nghệ thuật của 2 câu thơ trên ? TG muốn nói đến điều gì ?
GV : Tuổi thơ mấy ai có được điều đó. Thuở bộ nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng được ngắm trăng nhưng chỉ ở trên sân nhà :
“ Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em”
- Hai câu thơ tiếp TG nhắc đến hoài niệm nào ?
- Tri kỉ là gì ? ( Biết người như biết mình, bạn rất thân hiểu biết lẫn nhau )
- Giọng thơ ở khổ 1 có gì đặc biệt? Có ý nghĩa như thế nào ?
GV : Từ “ hồi” được nhắc đi nhắc lại 2 lần muốn chỉ ranh giới của tuổi thơ và lúc đã trưởng thành.
- Khổ thơ 2 là lời nhắc nhở của TG về điều gì ? Nghệ thuật ?
GV : Một ý thơ làm lay động tâm hồn người đọc như một sự thức tỉnh lương tâm đối với những kẻ vô tình.
- Vậy mà khi về thành phố quen với những tiện nghi hiện đại con người lại thay đổi NTN?
- TG sử dụng nghệ thuật gì? Nhận xét về giọng thơ . Cho ta biết điều gì ?
GV :Nơi TP lắm điện,cửa gương ngươì ta chẳng chú ý đến ánh trăng . sự xh đột ngột của vầng trăng lúc này có ý nghĩa gì ?
-y/c đọc khổ 4
- vầng trăng xh trong tình huống nào ?
-sự xh đột ngột được thể hiện qua những từ ngữ nào ? gợi lên điều gì trong tâm trí nhà thơ ?
Trước sự xh của vằng trăng nhà thơ có những suy tư gì ? -> P3
- y/c đọc khổ 5
- Em hiểu ntn về hai câu thơ
“Ngửa mặt(1) lên nhìn mặt(2) có cái gì rưng rưng”.
- “Như là đồng là bể như là sông là rừng” Nghệ thuật?
GV: Đoạn thơ bộc bạch chân tình, mang tính biểu cảm khắc sâu điều nhà thơ muốn tõm sự với chúng ta 1 cách nhẹ nhàng mà thấm thía
- y/c đọc.
- trăng tròn vành vạnh ?
- im phăng phắc ?
- kể chi người vô tình ?
-giật mình ( tự vấn lương tâm )
GV:
Khổ thơ mang hàm nghĩa độc đáo : Trăng tròn vành vạnh tượng trưng cho quá khứ đẹp, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “im phăng phắc” chính là ngươì bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta. Một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía :” uống nước phải nhớ nguồn”. Sống trong hoà bìnhkhôngđược quên những nghĩa tình , những hi sinh lớn lao của ND, của đồng đội trong chiến tranh bài thơ còn có ý nghĩa bởi nó đặt ra vấn đề đv quá khứ, với nhữg người đã khuất và cả đv chính mình phải trân trọng những gía trị truyền thống tốt đẹp.
-XĐ thời điểm ra đời của bài thơ, liên hệ với cuộc đời Ng Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí lẽ sống của DT Việt Nam ?
GV : GD + Liên hệ thực tế về đạo lí của người VN ta
Những nét đặc sắc về NT của bài thơ?
GV : Chữ đầu của các dòng thơ không viết hoa đây là dụng ý của TG phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian, kỉ niệm một cách tự nhiên.
Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ
Luyện tập
Cho biết ý nghĩa biểu trưng mang tính triết lí của vầng trăng trong bài thơ ánh trăng của Ng Duy?
- NDuy tên thật Nguyễn Duy Nhuệ (1948). Quê: Thanh Hoá.
- Thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến.
- Chức vụ hiện tại: Đại diện thường trú báo Văn nghệ tại TPHCM
-Tập thơ được giải A do Hội Nhà Văn VN trao tặng
- HS đọc – nhận xét
- 5 chữ
- 3 phần
+ P1: Ba khổ thơ đầu:Kể về sự gắn bó của TG với vầng trăng
+P2 : Khổ 4 : Sự xuất hiện của vầng trăng
+ P3: Khổ 5,6: Cảm xúc và suy tư của nhà thơ
- Tự sự kết hợp biểu cảm
- “ Hồi nhỏ sống với đồng
 Với sông rồi với bể”
- Hai câu thơ 10 tiếng,gieo vần lưng( đồng – sông ), điệp từ “với ” diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, được cảm nhận những vẻ đẹp của tự nhiên, được ngắm trăng trên đồng quê, trên dong sông và trên bãi bể-> Tình yêu ,gắn bó với thiên nhiên
- Vầng trăng thời chiến tranh: Trăng với người lính thành tri kỉ.
- Trả lời
- Là lời nhắc nhở của TG về những năm tháng gian lao củangười lính, ngỡ như điều đó không bao giờ quên trong tâm trí,cuộc đời người đó .
NT so sánh làm nổi bật sự hồn nhiên của người lính.
- Hoàn cảnh thay đổi,con người cũng dễ thay đổi theo,dễ trở nên vô tình( ở rừng – trăng là bạn tri kỉ ) nay sau chiến thắng về thành phố được sống trong ánh điện ở nhà cao của gương thì cái vầng trăng tình nghĩa nagỳ xưa đã bị con người lãng quên, dửng dưng như không quen biết
->vô tình
- So sánh, nhân hoá làm chột dạ nhiều người .Trăng được nhân hoá lặng lẽ đi qua đường như một người dưng không ai còn nhớ,không ai hay.
Giọng thơ pha chút chua xót, thì thầm như một lời trò chuyện,giãi bày,tâm sự . Nhà thơ đang trò chuyện với chính mình, ân hận về sự lãng quên về quá khứ.
 Đọc
-đèn điện chợt tắt , phòng tói om
-Thình lình , vội , đột ngột.
- Vầng trăng tròn xh đột ngột trong tình huống đặc biệt. Vầng trăng tròn, sáng đối lập với “ phòng buyn-đinh tối om” gợi bao kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua . Thời gian khổ của những năm tháng chiến tranh
 Đọc
- mặt (1) : mặt người
-mặt (2) : mặt trăng tròn
- Rưng rưng : tâm hồn rung, động xao xuyến
Hai chữ “Mặt” trong 1 vần thơ mặt ngươì và mặt trăng cùng đối diện. Trăng chẳng nói, chẳng trách thế mà người lính cảm thấy “rưng rưng” xúc động vì bao kỉ niệm đẹp của chợt ùa về
- so sánh , điệp từ “là” nhắc lại những kỉ niệm về vầng trăng xưa với đồng, với bể, với sông, với rừng, với quê hương đất nước
 Đọc
-Là trăng rằm có vẻ đẹp viên mãn
- im, không một tiếng động nhỏ
- là biểu tượng cho sự bao dung độ lượng của nghĩa tình thuỷ chung trọn vẹn mà không cần đền đáp, để rồi con ngươì phải giật mình, tự vấn lương tâm
- Từ 1 câu chuyện riêng bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, t/c đv những năm tháng quá khứ gian lao , tình nghĩa đv thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- “ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc “ Uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lí thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của DTVN.
- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình,tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng
- Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa : Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên ,tự nhiên,là người bạn gắn bó với con người ; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình ,cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên ,vĩnh hằng.
I.Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a, tác giả : SGK
b, Tác phẩm:
Viết năm 1978 tại TPHCM.
2. Đọc
3. Thể thơ : 5 chữ
4. Bố cục : 3 phần
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Sự gắn bó của tác giả với vầng trăng
* Khổ 1
- Giọng thơ thủ thỉ tâm tình đưa người đọc trở về quá khứ : hồi nhỏ rồi hồi chiến tranh con người sống hồn nhiên, chan hoà gần gũi với thiên nhiên
-> Tình yêu, gắn bó với thiên nhiên của nhà thơ.
* Khổ 2
- Là lời nhắc nhở của TG về những năm tháng gian lao củangười lính gắn bó với thiên nhiên ngỡ không bao giờ quên.
* Khổ 3
- Hoàn cảnh thay đổi con người trở nên vô tình với quá khứ.
-So sánh , nhân hoá giọng thơ pha chút chua xót như một lời thú tội chân thành về sự lãng quên quá khứ.
2. Sự xuất hiện của vầng trăng 
Vầng trăng xh đột ngột trong tình huống đặc biệt gợi bao kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua như thức tỉnh tâm hồn ngươì đọc 
3. Cảm xúc và suy tư lặng lẽ của nhà thơ.
*khổ 5
Tâm hồn TG rung động, xao xuyến trước vầng trăng tròn
- sd phép so sánh , điệp từ để nhắc lại những kỉ niệm về vầng trăng xưa 
*Khổ 6
 Là lời cảnh tỉnh , nhắc nhở thấm thía: “uống nước nhớ nguồn”. Sống trong hoà bình không được quên những mất mát, hi sinh của những thế hệ đi trước, những năm chiến tranh gian khổ không được quên thiên nhiên tươi đẹp. 
III. Tổng kết, ghi nhớ
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình,tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng
- Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa : Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên ,tự nhiên,là người bạn gắn bó với con người ; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình ,cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên ,vĩnh hằng.
2. Nội dung- Ghi nhớ: Sgk
4. Y nghĩa
Anh trăng "khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, nghĩa tình ,thuỷ chung sau trước. 
IV. Luyện tập
Củng cố :
Đọc diễn cảm
 Dặn dò: Học thuộc bài thơ+ Phân tích khổ cuối. Soạn Tổng kết từ vựng

Tài liệu đính kèm:

  • docAnh trang 1.doc