TUẦN 12 Ngày soạn :12/11/2012
TIẾT 58 Ngày dạy : 15/11/2012
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Luyện tập tổng hợp)
A. Mục tiêu cần đạt:
Vân dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp vào trong văn chương
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng :
- Nhận diện các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:
- Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề .
TUẦN 12 Ngày soạn :12/11/2012 TIẾT 58 Ngày dạy : 15/11/2012 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Luyện tập tổng hợp) A. Mục tiêu cần đạt: Vân dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp vào trong văn chương B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng. - Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng : - Nhận diện các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản. 3. Thái độ: - Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt C. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề . D. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP. 2. Bài cũ :Kiểm tra 15 phút (Đề và đáp án trang bên) * Kết quả cụ thể: Lớp Điểm >= 8 >=5 < 5 <=3 9A3 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Ở những tiết trước chúng ta đã ôn lại lí thuyết và thức hành làm một số bài tập về từ vựng và biện pháp tu từ từ vựng . * Tiến trình bài học : Hoạt động của gv & hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1:HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP: *Hướng dẫn HS so sánh hai dị bản của câu ca dao - Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon - Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon CCho biết trong trường hợp này,gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? * GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 * HS thảo luận nhóm: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sgk/158 *Hướng dẫn HS làm bài tập 3/158 Đọc đoạn thơ của Chính Hữu trong bài Đồng chí và trả lời câu hỏi: CTrong các từ vai,miệng,chân tay,đầu ở đoạn thơ,từ nào được dùng theo nghĩa gốc,từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? CNghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ,nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ? *GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 4 CVận dụng kiến thức về trường từ vựng,phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ Ao đỏ của Vũ Quần Phương? * Hướng dẫn làm bài tập 5 Yêu cầu hs đọc đoạn trích sgk và trả lời câu hỏi theo sgk *Hướng dẫn làm bài tập 6 Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học: Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. LUYỆN TẬP : Bài 1/158 - Gật đầu: là cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý - Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng => Như vậy từ gật gù thể hiện thích hợp hơn Bài 2/158 - Đội chỉ có một chân sút,ý nói cả đội chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn,không phải chỉ một cầu thủ chỉ thuận một chân - Người vợ lại nghĩ rằng cầu thủ ấy chỉ có một chân để đi thì đá bóng làm sao được - Đây là hiện tượng ông nói gà bà nói vịt Bài 3/158- Các từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân,tay - Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: Vai (hoán dụ),đầu(ẩn dụ) Bài 4/159 - Nhóm từ:đỏ,xanh,hồng nằm cùng trường nghĩa màu sắc - Nhóm từ:lửa,cháy,tro nằm cùng trường nghĩa các sự vật,hiện tượng có liên quan đến lửa Các từ thuộc 2 trường từ vựng này lại có quan hệ chặt chẽ với nhau.Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa.Ngọn lửa đó lan toả trong người anh làm anh say đắm,ngất ngây(đến mức có thể cháy thành tro) và lan toả cả không gian làm không gian cũng biến sắc(cây xanh như cũng ánh theo hồng) Bài 5/159: Các sự vật hiện tượng trong bài văn được đặt tên theo cách: -Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới:rạch.rạch Mái Giầm - Dựa vào đặc điểm của sự vật hiện tượng được gọi tên:kênh,kênh bọ mắt + Một số tên gọi theo cách trên:Con bạc má,rắn sọc dưa,khỉ mặt ngựa, . Bài 6/159:Thay vì dùng từ bác sĩ,kẻ sắp chết còn nết không chừa,cứ một mực đòi dùng từ đốc tờ Phê phán thói sính dùng tiếng nước ngoài của một số người II. Hướng dẫn tự học : - Viết đoạn văn có sử dụng linh hoạt một số biện pháp tu từ từ vựng đã học. - Học bài, xem trước bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận E.Rút kinh nghiệm : TUẦN 12 Ngày soạn :12/11/2012 TIẾT 59 Ngày dạy : 15/11/2012 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: Thấy rõ vai trò kết hợp các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Đoạn văn tự sự - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng : - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ - Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự. 3. Thái độ: - Tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể . C. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề . D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP. 2. Bài cũ : CThế nào là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài : Trong tiết học trước, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: làm cho câu chuyện thêm phần triết lí, sâu sắc. Cách đưa yếu tố nghị luận bằng cách người viết và nhân vật nêu ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Vậy để thực hành nhận diện và viết đoạn văn có yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự, chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay. * Tiến trình bài học : Hoạt động của gv & hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1:Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự -HS đọc đoạn văn Lỗi lầm và sự biết ơn * Thảo luận:CCho biết trong đoạn văn trên,yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? CChỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? * Hoạt động 2:Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Bài 1/161: CBài tập này nêu lên những yêu cầu gì? C Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn?(thời gian,địa điểm,ai là người điều khiển?) C Nội dung của buổi sinh hoạt là gì?Em đã phát biểu vấn đề gì?Tại sao lại phát biểu về việc đó C Em đã thuyết phục với cả lớp rằng Nam là người bạn tốt ntn? => Yêu cầu HS viết đoạn văn trong 10phút theo các gợi ý đã trao đổi.Sao đó gọi HS đọc đoạn văn của mình,hướng dẫn cả lớp phân tích,góp ý.GV nhận xét,đánh giá Bài 2/161 Quy trình giống như bài 1.Riêng phần đoạn văn có thể nêu một số ý sau: CNgười em kẻ là ai? Người đó đã để lại việc làm,lời nói hay một suy nghĩ?điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? CNội dung cụ thể là gì?Nội dung đó giản dị mà sâu sắc,cảm động ntn? C Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên? * GV đọc thêm đoạn văn mẫu viết về người bà với yêu cầu tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.GV chỉ rõ cho HS thấy yếu tố nghị luận ở trong bài văn là ở những câu nào? Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học: Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn - Yếu tố nghị luận trong đoạn văn: câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc,giàu tính triết lý và có tính giáo dục cao.Bài học rút ra từ câu chuyện này có thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về sự bao dung,lòng nhân ái,biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa,ân tình .. II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Bài 1/161 ( Hs tự viết) Bài 2/161 ( Hs tự viết) III. Hướng dẫn tự học : - Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả trong văn bản Bếp lửa - Học bài Ánh trăng và soạn bài Tập làm thơ tám chữ. E.Rút kinh nghiệm : TUẦN 12 Ngày soạn :15/11/2012 TIẾT 60 Ngày dạy : 17/11/2012 LÀM THƠ TÁM CHỮ A. Mục tiêu cần đạt: Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Đặc điểm của thể thơ tám chữ . 2. Kĩ năng : - Nhận diện thơ tám chữ. - Tạo đối, vần, nhịp khi làm thơ tám chữ. 3. Thái độ: - Thêm yêu thích thơ, công việc làm thơ, C. Phương pháp : - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, . D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP. 2. Bài cũ :Kiểm tra vở soạn 3 HS 3.Bài mới: * Giới thiệu bài : Có người ta nhận xét rằng thơ là nhịp điệu của tâm hồn, là phút thăng hoa của con người được diễn đạt lại bằng ngôn ngữ, có vần và có nhịp. Từ xưa đến nay, nhân loại đã để lại bao bài thơ hay, mỗi bài, các tác giả lựa chọn một thể thơ riêng để sáng ghi lại giây phút thăng hoa của mình . Và một trong những thể thê đó là thơ tám chữ . * Bài học : Hoat động của Gv & hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của thể thơ tám chữ : -Gv gọi 3 em đọc ba đoạn thơ trong Sgk. Lưu ý đọc đúng nhịp, đúng dấu câu. CNhận xét về số chữ ở mỗi dòng trong các đoạn thơ trên? CTìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn? Nhận xét về cách gieo vần và cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ? CQua tìm hiểu, em hãy cho biết những đặc điểm của thể thơ tám chữ? -GV gọi 1 em đọc lại ghi nhớ của SGK. Hoạt động 2:Hướng dẫn nhận diện thể thơ tám chữ : -GV yêu cầu HS theo dõi vào các đoạn luyện tập điền từ để thực hiện theo SGK. -HS đọc kĩ đoạn thơ của Huy Cận, chỉ ra chỗ sai và tìm cách sửa. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: -GV nêu yêu cầu, HS thực hiện. GV nhắc lại yêu cầu bài tập 3 Các nhóm cử đại diện trình bày. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học : GV hướng dẫn tự học, HS lắng nghe I. Tìm hiểu chung : 1.Nhận diện thể thơ tám chữ: 1-Ví dụ: Đoạn a: Gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp: Tan-ngàn; mới-gội; bừng- rừng; gắt-mật. Đoạn b: Gieo vần như đoạn a: Về-nghe; học-nhọc; bà-xa. Đoạn c: Gieo vần chân nhưng lại gián cách: Ngát-hát; non-son; đứng-dựng; tiên nhiên. * Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt: + Nào đâu/ những đêm vàng/ bên bờ suối Ta say mồi/ đứng uống/ ánh trăng tan + Mẹ cùng cha/ công tác bận/ không về Cháu ở cùng bà/ bà bảo/ cháu nghe. 2-Ghi nhớ: SGK. II-Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ. Số 1: Điền từ vào đoạn trích “Tháp đổ”. ca hát; ngày qua;bát ngát;muôn hoa. Số 2: Thứ tự các từ điền ở đoạn trích bài” Vội vàng”: cũng mất; tuần hoàn; đất trời. Số 3: Đoạn thơ của Huy Cận chép sai từ “rộn rã” ở câu thứ ba. Am tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ gương ở cuối câu thơ trên. Đoạn thơ được chép đúng khi ta thay từ “rộn rã” bằng từ “vào trường”. III-Thực hành làm thơ tám chữ: Số 1: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Câu 3: vườn Câu 4:...qua Số 2: Yêu cầu câu thơ phải đủ tám chữ. Chữ cuối phải có âm “ương” hoạc”a” và mang thanh bằng. -Gợi ý: + Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương. + Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta. Số 3: HS trao đổi nhóm về sản phẩm đã làm ở nhà, chọn bài và cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, cùng nhận xét và bình điểm giữa các nhóm(theo gợi ý cùa SGK-T151). III. Hướng dẫn tự học : - Sưu tầm một số bài thơ tám chữ . - Tập làm thơ tám chữ không giới hạn về số câu về trường lớp, bạn bè. -Soạn bài: Làng của Kim Lân E.Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: