Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 6 đến tiết 10 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 6 đến tiết 10 năm 2011

Văn bản :

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

( Trích Gác-xi-a Mác-két )

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1/ Kiến thức.

- Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản

- Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

2/ Kĩ năng.

*KNBD: Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.

*KNS: Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh gía bình luận về hiện trạng nguy cơ c/ tranh; giao tiếp trình bày ý tưởng cá nhân về hiện trạng, giải pháp để đấu tranh.; Ra quyết định những việc làm cụ thể.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 6 đến tiết 10 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/8/2011
Ngày dạy : /8/2011 Tuần 2 Tiết 6-7 
Văn bản :
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
( Trích Gác-xi-a Mác-két )
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1/ Kiến thức.
- Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
- Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2/ Kĩ năng.
*KNBD: Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
*KNS: Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh gía bình luận về hiện trạng nguy cơ c/ tranh; giao tiếp trình bày ý tưởng cá nhân về hiện trạng, giải pháp để đấu tranh.; Ra quyết định những việc làm cụ thể.
3/ Thái độ.
Giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh ngăn chặn chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà trái đất.
B/ CHUẨN BỊ:
- GV:giáo án – sgk , tư liệu về chiến tranh
- HS: chuẩn bị theo câu hỏi sgk.
C/PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, vấn đáp, phân tích tổng hợp, bình giảng,
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
I/ Ổn định lớp.
II/ Kiểm tra bài cũ. 
? Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? hãy lấy d/ chứng minh hoạ.
TL: - Nét đẹp giản dị, thanh cao, rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.-d/c : ..
III/ Bài mới 
Vào bài: Trong chiến tranh t/g thứ 2, những ngày đầu tháng 8/1945, chỉ bằng 2 quả bom nguyên tử đầu tiên, Mĩ đã ném xuống 2 thành phố: Hi- rô- si- ma và Na ga- xa- ki của Nhật làm hơn 2 triệu người bị chết và còn mang di chứng đến bây giờ. TK XX, t/ giới phát minh ra nguyên tử hạt nhân đồng thời phát minh ra những vũ khí giết người hàng loạt khủng khiếp. Từ đó đến nay và tương lai có nguy cơ về 1 cuộc c/tranh hạt nhân tiêu diệt cả 1 t/g hoà bình luôn là mối đe doạ nhân loại. Việc đ/tranh cho 1 t/g hoà bình luôn là nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất khó khăn cho nhân dân các nước.
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
HĐ 1: PP vấn đáp, thuyết trình. KT động não.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả G. G. Mác két.
? Văn bản “Đấu tranh cho một thế gới hòa bình” ra đời trong hoàn cảnh nào.
( HS tr/ bày -sgk-19)
*Hướng dẫn HS đọc: giọng rõ ràng dứt khoát, chú ý đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các từ viết tắt.
- HS đọc - Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho HS.
? Giải nghĩa từ: UNICEF; FAO; thanh gươm Đa-mô-det; dịch hạch.
? Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào và được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
? Nêu bố cục của văn bản, ý của mỗi đoạn.
Đ1: từ đầu Þ sống tốt đẹp hơn: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Đ 2: tiếp Þ của nó: Sự vô lí và sự tốn kém phi lí trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
Đ3: còn lại: Nhiệm vụ đ/tranh, ngăn chặn c/ tranh hạt nhân cho 1 t/ giới hoà bình.
? Hãy nêu luận điểm chính của văn bản trên. Luận điểm trên được triển khai qua những luận cứ nào. ( bảng phụ)
-L/ điểm: C/ tranh h/nhân-hiểm hoạ khủng khiếp đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, n/vụ cấp bách của nhân loại: đ/tranh cho 1 t/giới h/bình.
-L/cứ: + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
 + Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống.
 + C/ tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá
 + Nhiệm vụ của chúng ta: ngăn chặn c/ tranh h/ nhân --> t/ giới hoà bình.
* PP nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp. KT động não. KN giao tiếp, tr/ bày, ra quyết định.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn 1 (từ đầu -> khả năng sống tốt đẹp hơn)
? Nguy cơ c/ tranh h/nhân đe dọa loài người và sự sống trên Trái Đất được t/ giả đưa ra như t/ nào? bằng cách lập luận nào, hãy nhận xét.
-Đặt câu hỏi nghi vấn: Chúng ta đang ở đâu?
-Đưa t/ gian cụ thể: Hôm nay ngày 8/8/1986
-Đưa ra số liệu cụ thể: 50.000 đầu đạn hạt nhân không tập trung ở quốc gia nào- mỗi người chịu 4 tấn thuốc nổ- 12 lần nổ tung xoá mọi dấu vết.
-Sự công phá huỷ diệt hành tinh quanh hệ mặt trời và 4 hành tinh khác.
-Nguy cơ sự sống: như thanh gươm Đa-mô-dét
=> Lập luận chặt chẽ: hỏi, tự trả lời, con số cụ thể, con số và thời gian như thắt lại từng giờ từng phút, con số vô cảm về đầu đạn hạt nhân nguy hiểm như đường dây cháy chậm toả rộng ra. Các chứng cứ như 1 tiếng còi báo động tác động trực tiếp đến con người và sự sống trên trái đất trước 1 thứ thần chết hiện đại.
? Trong đoạn văn t/ g viết: " Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như một thanh gươm Đa-mô-det" có hiệu quả gì trong cách lập luận của t/giả.
-Tính hình tượng so sánh có hiệu quả bất ngờ- gây ấn tượng mạnh: ám ảnh, hồi hộp, lo âu, sự sống bị đe doạ, cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
? Đọc câu cuối đoạn: "Không có...không có" nhận xét cách nói của t/g và phân tích tính chất 2 mặt của nó.
-Dùng b/ pháp lặp từ, lặp cấu trúc tạo giọng văn đa chiều vừa diễn tả hiểm hoạ khách quan vừa biểu hiện thái độ chủ quan.
+Khoa học, tài năng là điều đáng quí.
+Khoa học tài năngkhông gắn với lương tri sẽ là tội ác đối với mọi người-> tính chất 2 mặt này được phân địng rạch ròi.
? Như vậy đoạn văn t/ giả đã chỉ ra được nguy cơ của c/ tranh hạt nhân là gì? Hãy nhận xét chung về cách vào vấn đề của tác giả.
? Theo em, nguy cơ c/ tranh hạt nhấno với cuộc c/ tranh xâm lược của Mĩ, Anh ở I-rắc, chủ nghĩa khủng bố( vụ 11/9/2001 ở Mĩ); sóng thần ở khu vực Đông Nam Á có gì khác? (HS tr/ bày)
 ( HẾT TIẾT 1 - chuyển tiết 2)
* HS đọc : " niềm an ủi...-> thế giới '(-18)
? Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được t/ giả chỉ ra ntn? hãy chỉ ra câu văn khái quát và chứng cứ.
*KN giao tiếp, trình bày:
-Khái quát: " Việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là dịch hạch hạt nhân"
-Chứng cứ: So sánh các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục.
*Giáo viên đưa bảng phụ số liệu so sánh trong văn bản.
Chi phí đầu tư cho các lĩnh vực đời sống xã hội:
-100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ ý tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới.
-Ch/ trình phòng bệnh 14 năm, phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi
-Số lượng Calo cho 575 tr. người 
-Tiền nông cụ cho các nước nghèo để có thực phẩm trong 4 năm
-Xoá nạn mù chữ toàn t/ giới
Chi phí đầu tư cho chiến tranh hạt nhân:
-Gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B1B và 7000 tên lửa vượt đại châu . 
- Bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Ni -mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ 1986 – 2000
-Không bằng 179 tên lửa MX .
-27 tên lửa MX là đủ
-2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí h/ nhân.
 Cuộc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
- Giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo nhất trên thế giới:
+ Dự kiến cứu trợ về y tế
+ Giáo dục
+ Tiếp tế thực phẩm
- Chỉ là một giấc mơ, không thể thực hiện được.
? Hãy nhận xét cách đưa chứng cứ của t/ giả và tác dụng của chứng cứ.
-Chứng cứ đưa ra có hệ thống, so sánh đối chọi con số-> sự tốn kém quá mức kì quặc vô lí..
-Vừa ngầm tố cáo những phạm nhân đang bị loài người lên án, vừa thực hiện 1 lúc yêu thương những người cần được chăm sóc, cưu mang, cứu trợ.
? Như vậy sự tốn kém, vô lí của c/ tranh hạt nhân nói lên điều gì?
? Em hiểu: "C/ tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người và lí trí tự nhiên" ntn và nhận xét.
-Qui luật p/triển yếu tố của tự nhiên hợp lô gích.
-Chứng cứ: 
+ 380 tr. năm con bướm mới bay được.
+ 180 tr. năm sau nữa bông hồng mới nở.
+ 4 kỉ địa chất- con người mới hát hay hơ chim và mới chết vì yêu.
=> chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc tiến hóa-> quá trình tiến hoá lâu dài-> k/quả hoàn hảo tốt đẹp.
? Đối lập với lí trí tự nhiên- lí trí con người là gi?
-Chỉ cần bấm nút một cái ><trở lại điển xuất phát.
-GV: nhắc lại Mĩ bỏ 2 quả bom xuống Nhât.
-> GV chốt.
? Qua những tư liệu và những chứng cứ mà tác giả đưa ra em có nhận xét gì về tác hại của chiến tranh hạt nhân ? 
* Hs đọc đoạn cuối
? Thông điệp t/g muốn gửi tới mọi người là gì.
-Kêu gọi mọi người: chống lại việc đó... đòi hỏi t/giới không có vũ khí, sống hoà bình công bằng.
-Đề nghị: Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ....
? lời kêu gọi, lời đề nghị có tính thuyết phục không?
? Qua đó em hiểu gì về t/giả.
-Nhà văn ...yêu t/giới, yêu nhân loại, yêu hoà bình và công bằng- mong muốn t/g không có tiếng súng đem lại sự bình yên cho con người.
? Nhiệm vụ của chúng ta cần làm gì ?
-Gd Hs yêu chuộng hoà bình
?Nội dung chủ yếu của VB. 
? Nghệ thuật trong văn bản ?
-Gv tổng kết. Hs đọc ghi nhớ
? Theo em vì sao văn bản này được đặt tên là “ Đấu tranh cho một ...bình ”.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- G. G. Mác két là nhà văn Cô- lôm- bi- a sinh năm 1928.
- Chuyên viết tiểu thuyết, truyện ngắn hiện thực huyền ảo.
- §­îc nhËn gi¶i th­ëng N« ben vÒ v¨n häc 1982.
2. Tác phẩm:
 Được viết khi tác giả tham dự cuộc họp lần II về vấn đề vũ trang và vũ khí hạt nhân (tháng8/ 1986).
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
- Đọc:
- Giải nghĩa từ khó: (sgk)
2. Kết cấu, bố cục:
-Kiểu loại: văn bản nhật dụng
-Phương thức: nghị luận chính trị, xã hội.
- Bố cục: 3 đoạn.
3. Phân tích văn bản:
a) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
 Cách vào đề trực tiếp, lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, t/ giả đã tác động đến người đọc về kho vũ khí hạt nhân nguy cơ huỷ diệt sự sống con người và các hành tinh khác trong hệ mặt trời, gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề được nói đến.
b/ Sự vô lí và sự tốn kém phi lí trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân:
- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
-Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại với lí trí của con người , phản lại sự tiến hoá của tự nhiên. 
=>Chiến tranh hạt nhân nổ ra không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất.
C/ Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
- Tác giả hướng tới một thái độ tích cực: đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho 1 thế giới hòa bình.
-Cần bảo vệ hòa bình, cần giữ gìn cuộc sống tốt đẹp, lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân.
4) Tổng kết 
a) Nội dung : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách.
b)Nghệ thuật : Lập luận chặt chẽ, xác thực, giàu cảm xúc nhiệt tình của tác giả.
c)Ghi nhớ : 
III) Luyện tập
1) Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản.
IV. củng cố: ND,NT văn bản.
V.HDVN: Học ,tập tìm hiểu, phân tích VBđã học, hệ thống lập luậncủa VB.
-Chuẩn bị soạn bài: “ Các phương châm hội thoại ”.
E.RKNBD: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------
Ng ... ụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3.Thái độ: Tích cực quan sát, gắn bó với sự vật thiên nhiên, yêu thiên nhiên sự vật, chăm sóc và bảo vệ.
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành luyện tập.
D Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp
II. Bài cũ: kiểm tra dàn ý HS làm ở tiết 5.
III. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
HĐ 1: PP vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não.
* Yêu cầu HS đọc văn bản.
? Nhan đề của VB trên thể hiện điều gì.
? Hãy tìm và gạch chân dưới những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
Đ1: Giới thiệu đặc điểm , hình dáng, điều kiện, sự pt của chuối.
-Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối.
-Chuối rất ưa nước...bạt ngàn vô tận.
-Chuối mẹ chuối con...chuối cháu.
Đ2: Chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá
-Người phụ nữ nào...sử dụng...hoa quả.
Đ3: Công dụng, cách chế biến:
-Quả chuối là 1 món ăn
-Chuối chín là 1 món qùa...chuối xanh là 1 món ăn thông dụng... Chuối xanh....
-Chuối đã trở thành phẩm vật thờ cúng...
? Hãy chỉ ra và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả trong bài văn.
+ Đoạn 1
+ Đoạn tả chuối trứng quốc
+ Đoạn tả cách ăn chuối
? Theo y/cầu chung của vb t/ minh,VB này có thể bổ sung những gì . ( công dụng của cây chuối)
? Hãy cho biết thêm công dụng của thân chuối, lá chuối (tươi, khô), nõn chuối, bắp chuối.
- Thân cây chuối non (chuối tây, chuối hột) có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát, có tác dụng giải nhiệt. Thân cây chuối tươi: làm phao tập bơi, kết làm bè vượt sông...
- Hoa chuối: thái nhỏ ăn rau sống, xào, luộc, làm gỏi...
- Củ chuối: có thể gọt vỏ để thấy một màu trắng mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ
-Lá: 
? Qua phân tích, hãy cho biết yếu tố miêu tả đóng vai trò gì trong văn bản thuyết minh.
- GV chốt : Y/ tố miêu tả -> bài văn t/m cụ thể, sinh động, hấp dẫn; làm cho đối tượng t/m được nổi bật, gây ấn tượng.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: PP tổng hợp thực hành. KT động não, nhóm. 
*BT1:
-HS đọc y/ cầu BT
-Hoạt động nhóm, tr/ bày phiếu học tập. 
-Thu phiếu một vài nhóm và đọc để cả lớp cùng chữa.
*BT2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Trình bày ý kiến
- Nhận xét, kết luận các ý kiến.
* BT3: HS đọc y/c, văn bản. 
-Cá nhân chỉ ra các câu miêu tả:
? Nhận xét t/dụng của y/ tố m/ tả trong văn t/ minh.
-Y/tố m/tả dùng xen kẽ với những câu văn t/minh làm cho bài văn sinh động, đối tượng được nổi bật.
A. Lí thuyết:
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh:
1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu:
 Văn bản: Cây Chuối trong đời sống Việt Nam.
- Nhan đề: Nói về vai trò và tác dụng của cây chuối với đời sống vật chất, tinh thần của con người. Từ đó có thái độ đúng đắn trong việc trồng, chăm sóc, sử dụng hiệu quả các giá trị của cây chuối.
- Đặc điểm của chuối:
+ Nơi nào cũng có.
+ Là thức ăn từ thân đến lá.
+ Công dụng của chuối.
- Yếu tố miêu tả:
--> Làm nổi bật hình ảnh và vai trò của cây chuối trong đời sống con người.
2. Ghi nhớ: (SGK/25).
B. Luyện tập:
BT1. Bổ sung yếu tố miêu tả..
- Thân cây chuối: thẳng, tròn như những chiếc cột nhà sơn xanh.
- Lá chuối tươi: như chiếc quạt phe phẩy trước gió.
BT2. Chỉ ra yếu tố m/ tả:
- Tách .
- Chén.
- Cách uống.
BT3: VB: Trò chơi xuân
+ Qua sông Hồng, sông Đuống.....mượt mà
+ Lân đựơc trang trí công phu... đẹp
+ Múa lân rất sôi động....có ông Địa
+ Kéo co thu hút...mỗi người
+ Bàn cờ....quân cờ
+ Hai tướng...che lọng
+Với khoảng t/ gian nhất định...cháy khè
+ Sau hiệu lệnh... đôi bờ sông
IV. Củng cố: Yếu tố miêu tả trong bài thuyết minh có vai trò gì ?
1. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
2. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
3. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.
4. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính logíc và màu sắc triết lý.
V.HDVN:
- Học bài, làm bài tập còn lại: 3/ 26.
- Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập sử dụng thuyết minh”:
- Đọc kỹ phần “Chuẩn bị” và lập dàn ý cho đề “Con Trâu ở làng quê VN”.
E. RKNBD:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ----------------------------------
Ngày soạn : / 9 /2011
Ngày dạy : / 9/2011 Tiết 10
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Viết đoạn văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
3.Thái độ: Tích cực học tập, yêu quí loài vật.
B. Chuẩn bị:
- GV: giáo án, bảng phụ, đoạn văn thuyết minh mẫu.
- HS: soạn bài, đoạn văn thuyết minh có yếu tố miêu tả.
C.Phương pháp: 
Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thực hành.
D. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp
II. Bài cũ: 
* Giáo viên treo bảng phụ
 ? Hãy tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó .
 “Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt . Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. Nâng lên lòng bàn tay, vỏ thấm vào làn da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm”.
 (Theo Võ Văn Trực)-
-Hs trả lời, Gv nhận xét
III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: PP vấn đáp. KT động não.
*Hướng dẫn HS cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
- Gọi học sinh đọc đề bài, giáo viên ghi lên bảng.
? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì.
? Cụm từ: “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì.
? Đối với đề trên, cần phải lập những ý nào.
? Phần mở bài, cần nêu ý gì.
? Phần thân bài, cần trình bày những ý gì.
? Phần kết bài, cần nêu đều gì.
- Nhận xét, bổ sung và hoàn thành dàn ý cho HS.
- Dùng bảng phụ đưa ra dàn ý mẫu để HS đối chiếu.
- Yêu cầu HS đọc bài tham khảo (SGK/28-29).
HĐ 2: PP tổng hợp, Thực hành viết đoạn văn. KT động não
- Giáo viên nêu cầu của phần luyện tập.
- Chia bốn nhóm, yêu cầu mỗi nhóm viết ĐV văn về:
+ Nhóm 1: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
+ Nhóm 2: Con trâu trong việc làm ruộng.
+ Nhóm 3: Con trâu trong một số lễ hội.
+ Nhóm 4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* BT2: Giáo viên gợi ý và đưa ra một số đoạn văn mẫu có sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về trâu để HS tham khảo.
-HS viết bài
-Đọc
-HS nhận xét, gv bổ sung cho hs
+ Bằng cách giới thiệu: Ở Việt Nam đến bất kỳ miền quê nào đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng...
+ Bằng cách nêu tục ngữ, ca dao về trâu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” hoặc “Trâu ơi ta bảo trâu này”
+ Tả cảnh trẻ em chăn trâu, cho trâu tắm, trâu ăn cỏ --> Dẫn ra vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn Việt Nam....
 ? Hãy cho biết mục đích của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh ?
I. Chuẩn bị ở nhà;
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề:
Yêu cầu thuyết minh vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người n/dân và trong nghề nông của người VN.
2. Tìm ý và lập dàn ý:
a/ Mở bài: gới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN.
b/ Thân bài: 
- Con trâu trong nghề làm ruộng (là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa,).
- Con trâu trong lễ hội đình đám (lễ hội đâm trâu, chọi trâu,).
- Con trâu cung cấp thực phẩm (cung cấp thịt, da, làm đồ mỹ nghệ,).
- Con trâu là tài sản của người nông dân.
- Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu.
c/ Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
II. Luyện tập trên lớp: 
1. Vận dụng yếu tố m/ tả trong việc g/ thiệu con trâu.
1.Dưới bóng tre buổi trưa hè, trâu nằm nghỉ ngơi sau buổi cày đồng vất vả, cái đuôi luôn phe phảy đập lên đập xuống đuổi ruồi muỗi. Người nông dân yêu quí con trâu của mình coi nó như người bạn thân thiết, gắn bó. 
2. Sáng sớm, tiếng bước chân lục cục trên đường làng, trâu đi trước, người vác cày đi sau. Trâu chăm chỉ cần mẫn làm lụng vất vả trên đổng ruộng. Trâu bước đi từng bước chậm chạp, dáng vẻ khoan thai, miệng bỏm bẻm nhai trầu. 
 3. Những chú trâu trương mình, thân đen bóng, đôi sừng bạnh cong nhọn hoắt như thứ vũ khí lợi hại, hai mắt nảy lửa đỏ như hòn than gườm đối thủ. Hai chân trước ghì chặt bám đất, hai chân sau choãng ra lấy đà. Toàn thân cơ bắp nổi cuồn cuộn dồn hết trọng lực xuống đôi sừng hất tung đối thủ. 
4. Những buổi trưa hè bọn trẻ cho trâu bơi qua sông tắm mát. Chiều về, những chú trâu no mòng, đủng đỉnh bước đi nặng nề. Ngồi vắt vẻo trên mình trâu là những chú bé, tay cầm những chiếc lọng lá sen che trên đầu giống như tranh Đông Hồ. Có cậu bé nằm thảnh thơi trên mình trâu thổi sáo hoặc đứng trên mình trâu thả diều. Lưng trâu là bệ ngồi, bệ đứng cho trẻ. 
2.Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng y/ tố miêu tả:
* Đoạn MB: 
 " Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta 
 Cấy cày vốn nghiệp nông gia
 Ta đây trâu đấy ai mà quản công."
Tiếng gọi của người nông dân tha thiết tình cảm gắn bó với con trâu từ bao đời. Bởi con trâu là đầu cơ nghiệp, là bạn của nhà nông. Nắng mưa nhọc nhằn trên đồng ruộng, trâu và người vất vả quanh năm. 
* 1 đoạn TB: 
 Trâu kéo cày kéo xe, trục lúa. Lực kéo cày trên đồng ruộng :70-75 kg. Trâu loại A một ngày cày từ 3-4 sào. Trâu cặm cụi, cần mẫn kéo cày theo tiếng " vặt", "diệt" của người nông dân. Mồ hôi của trâu và người đổ trên đồng ruộng. Sức kéo xe của trâu trên đoạn đường xấu với trọng tải 400-500 kg; đường tốt: 700-800 kg. Kéo xe có bánh hơi: trên 1000 tấn ở những vùng đồi núi, trâu kéo 0,5->1,3 m khối gỗ với đoạn đường 3->5 km. Sức kéo của trâu thật bền bỉ dẻo dai.
IV. Củng cố: PP thuyÕt minh cã sö dông yÕu tè miªu t¶
V. Dặn dò:
- Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Đọc bài đọc thêm SGK/30-31.
- Soạn bài “Tuyên bố thế giới  của trẻ em”.
E. RKNBD:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(34).doc