Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất

- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.

2. Kĩ năng

- Phân biệt một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập

4. Năng lực cần đạt

- Tự học, giao tiếp, hợp tác.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. GV: ví dụ mẫu

2. HS: Đọc và tìm hiểu các từ ngữ địa phương

C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
2. Kĩ năng
- Phân biệt một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập
4. Năng lực cần đạt
- Tự học, giao tiếp, hợp tác...
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: ví dụ mẫu
2. HS: Đọc và tìm hiểu các từ ngữ địa phương
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu bài
- Mục tiêu: Hs nắm cách sử dụng các từ địa phương, hiểu nghĩa của từ địc phương vận dụng phù hợp
- Phương pháp: Trình bày giới thiệu, Vấn đáp.
 - Thời gian: 35 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giải thích thuật ngữ: phương ngữ: từ địa phương.
? Tìm các từ địa phương chỉ có ở địa phương nhất định, không có từ toàn dân.
 HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Các từ giống về nghĩa nhưng khác về ngữ âm.
 HS: Suy nghĩ, điền vào bảng.
? Các từ đồng âm khác nghĩa giữa các địa phương.
 HS: Suy nghĩ, điền vào bảng.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của dân tộc Việt ta.
 HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Những từ ngữ nào, cách hiểu nào, được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân. 
 HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Chỉ ra những từ địa phương được sử dụng trong đoạn thơ? Chúng thuộc phương ngữ nào? Có tác dụng gì trong đoạn thơ.
 HS: Suy nghĩ, trả lời.
1. Bài 1
a. Chỉ sự vật, hiện tượng...không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
- Hà nội: nói điêu (nói dối), nói phét (ba hoa, khoác lác), mùng (màn)...
- Nghệ Tĩnh: nuộc chạc (mối dây), nốc (chiếc thuyền), chẻo (một loại nước mắm)...
- Nam Bộ: mắc (đắt), reo (kích động)....
-Thừa Thiên Huế: (túi áo), sương(gánh)...
- Phú Thọ: móm (lá cọ)...
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
mẹ
mũ
vào 
đâu
cái bát
quả doi
cá quả 
lợn
ngã
....
mạ
nón
vô
mô
cái tô
trái đào
cá tràu
heo
bổ
....
má
nón 
vô
mô
cái chén
trái mận
cá lóc
heo
té
...
c. Đồng âm nhưng khác nghĩa giữa địa phương
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Đựng đồ
Hơi nước
....
hòm
Sương 
....
quan tài
Gánh
....
quan tài 
Hơi nước
....
2. Bài 2
- Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán(sự khác biệt không quá lớn)
- Sự phong phú trong cuộc sống lao động sinh hoạt cũng dẫn đến sự phong phú về mặt ngôn ngữ
3. Bài 3
 Phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất. Tuy không có văn bản chính thức quy định, song từ lâu người Việt Nam đã chọn phương ngữ Bắc làm chuẩn ngôn ngữ toàn dân.
4. Bài 4
 Phương ngữ Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế): rứa (thế), nờ (nhỉ), hắn (giặc), tui (tôi), rằng (sao), màn xanh (tấm vải dù).
 Đây là đoạn trích trong bài thơ " Mẹ Suốt" viết về một bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê, tình cảm suy nghĩ, tính cách của người mẹ trên vùng quê ấy làm tăng sự sống động, gợi cảm.
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung tiết học
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm những từ địa phương ở quê em và từ ngữ địa phương trong thơ văn
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tiet 63.doc