Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63 đến tiết 75

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63 đến tiết 75

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

* Mục tiêu: giúp học sinh:

- Hiểu được sự phong phú về ngôn ngữ trên khắp đất nước

* Nội dung: - Phương pháp

 - Ổn định

 - Bài mới

BT1: Tìm phương ngữ

? Học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét.

a) Nhút: món ăn Nghệ Tĩnh

- Sầu riêng, chôm chôm: trái cây ở Nam Bộ

- Bồ bồn: Loại rau xanh ở Nam Bộ (muối hoặc xào nấu)

 

doc 22 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63 đến tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T63
Ngày. tháng. năm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Hiểu được sự phong phú về ngôn ngữ trên khắp đất nước
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới
BT1: Tìm phương ngữ
? Học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét.
Nhút: món ăn Nghệ Tĩnh
Sầu riêng, chôm chôm: trái cây ở Nam Bộ
Bồ bồn: Loại rau xanh ở Nam Bộ (muối hoặc xào nấu)
Giống nghĩa nhưng khác âm
Bắc
Trung
Nam
Mẹ
mạ
Má
bố
bọ
Tía
Bà
Mè
Bà
quả
trấy
Trái
Cá quả
Cá tràu
Cá lóc
Ngã
bổ
Té
lợn
heo
Giống âm, khác nghĩa
Bắc
Trung
Nam
Nón
Nón
thứ đội đầu
Hòm (dụng cụ)
Hòm (đựng xác người)
Hòm (đựng xác người)
BT2: Có từ ngữ có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác
? Học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét.
Þ Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng, miền do điề kiện tự nhiên, phong tục, tâm lý nhưng không nhiều lắm
BT3: Cách hiểu nào được coi là ngôn ngữ toàn dân
Là ngôn ngữ Bắc bộ, thủ đô Hà Nộivì trên thế giới người ta thường lấy tiếng thủ đô làm chuẩncho ngôn ngữ toàn dân.
BT4: (SGK)
? Học sinh làm bài, giáo viên nhận xét?
Để cho phù hợp với hoàn cảnh nên phải dùng từ địa phương
Chỉ nên dùng từ địa phương khi mình đang ở địa phương đó, nơi mọi người đang dùng một phương từ ngữ.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật người địa phương nào phải để cho họ nói theo địa phương họ. (Xem SGK)
* Dặn dò: Sọan bài T64.
T64
Ngày. tháng. năm.
ĐỘC THOẠI- ĐỐI THOẠI
VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Hiểu đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và tác dụng trong văn tự sự.
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện, kỹ năng vận dụng
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hđộng 1: Đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Học sinh đọc SGK
- Học sinh thảo luận câu hỏi SGK
- Học sinh đại diện trình bày
? Mấy người trình bày? Chỉ ra dấu hiệu đó là một cuộc trao đổi qua lại?
? Nhận xét về ngôn ngữ của các câu: 
- Hà, nắng gớm, về nào
- Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu?
- Học sinh thảo luận:
- Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?
I. Đối thoại và độc thoại nội tâm tâm trong văn bản tự sự
1. VD: Đọc đọan văn SGK
- Trong đọan trích:
- Hai người phụ nữ tản cư đang trình bày chuyện với nhau vì có 2 lượt đối thoại qua lại.
Nội dung chuyện đều hướng vào nội dung chuyện của nhau và có dấu hiệu hình thức: Gạch ngang đầu dòng (-) Þ đây là lời đối thoại.
- Không phải là ngôn ngữ đối thoại vì nội dung ông nói không hướng về ai. Một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách tháo lui.
Đó là lời độc thoại
- Đây là những câu ông Hai noi với chính mình, không nói thành lời mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tâm trạng ông Hai thể hiện dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc
Þ Độc thoại nội tâm
2. Nhận xét:
? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung câu chuyện? Và thái độ người dân tản cư mà ông Hai gặp?
? Các hình thức diễn đạt ấy có tác dụng diễn biến tâm lý của ông Hai như thế nào?
- Học sinh thảo luận.
- Cách diễn đạt trên thể hiện một cách sinh đôhng không khí cuộc sống chung lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện thái độ căm giận của người dân tản cư đối với dân làng chợ Dầu tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật
- Các tình huống độc thoại và độc thoại nội tâm khắc họa sâu sắc, rõ nét tâm trạng của ông Hai: dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc
3. Bài học
? Có thể rút ra bài học thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Đọc ghi nhớ SGK
? Tác dụng của các hình thức đó?
- Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu các loài thoại.
- Độc thoại: là lời của một người không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình. Khi độc thoại thành lời thì dùng gạch ngang đầu dòng (-) còn nói không thành lời thì không dung (-) Þ độc thoại nội tâm.
- Độc thoại nội tâm: Độc thoại không nói thành tiếng (suy nghĩ).
- Tác dụng: Tạo không khí cuộc sống thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tình cảm, diễn biến tâm lí.
II. Luyện tập
Tác dụng hình thức đối thoại sau:
T65.	 Ngày 10 tháng 12 năm 2007
LUYỆN NÓI
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Biết cách trình bày vấn đề trước tập thể theo ngôi thứ nhất hoặc thứ 3 (có kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm).
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu cuộc sống
- Rèn luyện toàn diện
- Nội dung
Chuẩn bị
- Lập đề cương
- Đọc đề, phân tích đề
- Tổ 1 trình bày
Các tổ khác nhận xét
- Nhận xét về diễn đạt?
2. Công tác chuẩn bị
BT1: Tâm trạng của em sau khi gây ra 1 chuyện không hay cho bạn. (Các tổ chuẩn bị)
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
Yêu cầu: Đã gây ra cho bạn chuyện gì? Không hay ở đâu? Hậu quả?
- Sau khi gây ra chuyện, tâm trạng em như thế nào?
+ Ân hận, day dứt, khổ tâm, nhưng khi nói lời xin lỗi? Vì sao có tâm trạng đó? ( Có thể là không đủ can đảm, phải hạ mình, cảm thấy xấu hổ, mất mặt...)
- Tâm trạng phức tạp, biết sai nhưng không dám xin lỗi. Sau đó đã xử sự thế nào? Rút ra bài học.
? Tổ 2 đọc bài tập 2
Hội ý tổ về yêu cầu đề?
BT2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến của em: Nam là người bạn tốt.
* Gợi ý: Giới thiệu buổi sinh hoạt lớp: ngày, giờ, địa điểm.
- Nội dung buổi sinh hoạt: Giới thiệu khái quát
+ Bình nhận xét hạnh kiểm tháng: Các bạn phê bình Nam vì một vài vi phạm nhỏ mới đây
+ Em đưa ra ý kiến bác bỏ, khẳng định Nam là người tốt.
+ Có thể là không làm bài tập, đi học muộn ( vì phải cõng bạn đi học...) Þ Nam là người bạn tốt.
* Có thể có nhiều lí do chứng tỏ Nam là người bạn tốt (nhưng phải lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục)
- Kết quả học tập cao
- Nghiêm túc, kỷ luật cao
- Luôn giúp bạn vô tư.
? Tổ 3 làm bài tập 3
BT3: Đóng vai Vũ Nương kể lại câu chuyện trước lớp theo ngôi kể thứ nhất
- Chú ý: Chuyển ngôi kể: Vũ Nương xưng tôi, gọi Trương Sinh là “chàng”
BT4: Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Yêu cầu: Đổi ngôi cho hợp lý
+ Trương Sinh xưng tôi. goi Vũ Nương là “nàng”
+ Cần chuyển đổi hợp lý
Yêu cầu: 3 yếu tố
- Nội dung câu chuyện, hình thức, thể loại
- Tư thế, tác phong
- Giọng nói
* Dặn dò: Về làm lại các bại tập vào vở và soạn tiết 66, 67.
T66+67.	 Ngày 10 tháng 12 năm 2007
Bài 14: Văn bản
LẶNG LẼ SA PA
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Cảm nhận vẻ đẹp các nhân vật trong truyện (chủ yếu là nhân vật anh thanh niên) về cách sống, quan hệ và tình cảm.
- Phát hiện đúng chủ đề câu chuyện, hiểu được niềm hạnh phúc con người trong lao động
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích các yếu tố truyện.
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới
I. Giới thiệu
1. Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991)
- Là nhà văn chuyên về truyện kí, ngoài ra ông còn làm thơ, phê bình văn học
2. Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa (1970) là kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai (1970) in trong tập “ Giữa trong xanh” (1972)
? Đọc và chú thích?
? Tìm bố cục?
II. Đọc hiểu
1. Đọc, chú thích (SGK)
2. Bố cục: 3 phần
a. Từ đầu ... “anh ta kìa”: Giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ
b. Tiếp theo ... gì như thế: Diễn biến cuộc gặp gỡ
c. Phần còn lại: Cuộc chia tay cảm động
? Phân tích những đặc điểm của nhân vật anh thanh niên?
3. Phân tích
a. Nhân vật anh thanh niên
- Công việc chính
- Vị trí, hoàn cảnh sống
- Ý thức, thái độ trong công việc
- Quan hệ với đất nước, xã hội
Þ Sống có lí tưởng, có trách nhiệm, cống hiến , hi sinh cho nhân dân, cho đất nước, góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc (vô tư, âm thầm, tự nguyện... (dẫn chứng)).
b. Khả năng, tinh thần làm chủ.
- Làm chủ bản thân
- Làm chủ hoàn cảnh (cải tạo)
+ Vật chất: Chăn nuôi, trồng cây thuốc...
+ Tinh thần: Trồng, tặng hoa, đọc sách, quan niệm về công việc, kỷ luật cao...
- Vượt khó khăn để hoàn thành công việc
c. Khiêm tốn, chan hoà, cởi mở với mọi người
* Là người lao động mới, có cuộc sống đẹp đáng được noi theo: Sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ, tài năng, sức lực cho đất nước, cho nhân dân một cách say mê, lạc quan...
? Phân tích các nhân vật khác?
? Tác dụng của những nhân vật phụ?
2. Các nhân vật khác
a. Nhân vật có mặt
- Bác lái xe: Chăm chỉ, cần mẫn phục vụ Þ có câu nói gây sự chú ý, tạo tình huống về cuộc gặp gỡ nhân vật chính.
- Ông hoạ sĩ già: Đang săn tìm đối tượng cho tác phẩm cuối cùng thì bắt gặp anh thanh niên (anh thanh niên là con người tốt). Ông chăm chỉ, cần mẫn cống hiến nghệ thuật.
- Cô kỹ sư trẻ: Nhờ anh thanh niên mà xác định đúng hơn cho hướng đi về tương lai và tình cảm.
b. Nhân vật vắng mặt
- Ông kỹ sư vườn rau
- Anh kỹ sư nghiên cứu sét
* Những nhân vật phụ có mặt làm nền, góp phần làm nổi bật nhân vật chính: anh thanh niên
* Những nhân vật phụ gián tiếp cùng với nhân vật phụ có mặt đã biểu hiện tất cả những con người trên vùng đất Sa Pa, cho dù là người ở Sa Pa hay khách của Sa Pa, họ đều ngày đêm lao động miệt mài, cống hiến thầm lặng, hi sinh tuổi trẻ, hạnh phúc của mình để cùng xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Tựa đề
Lặng lẽ Sa Pa: “Trong cái lặng im của Sa Pa, Sa Pa chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”
? Tìm và phân tích các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm?
4. Nghệ thuật
- Truyện kể tự nhiên, hấp dẫn
- Có sự kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nội tâm nhân vật.
- Khắc hoạ tính cách nhân vật
- Truyện hầu như không có cốt truyện, không có chi tiết ly kì, các nhân vật đều vô danh.
- Nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính sáng lên
- Lời văn chau chuốt trong sáng, giàu chất thơ. Tựa đề cũng gợi chất thơ.
? Đọc ghi nhớ SGK
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
- Học thuộc lòng
IV. Luyện tập
1. Tóm tắt nội dung tác phẩm (đầy đủ, rõ ràng)
2. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm
3. Phân tích truyện ngắn :Lặng lẽ Sa Pa
* Dặn dò: - Soạn bài T73
 - Ôn tập tập làm văn chuẩn bị cho bài viết số 3.
T68+69.	 Ngày 12 tháng 12 năm 2007
BÀI VIẾT SỐ 3: VĂN TỰ SỰ
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Vận dụng kiến thức đã học viết một bài văn tự sựcó sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
* Nội dung:	- Phương pháp
	1. Ghi đề lên bảng
(Chọn một trong các đề sau đây)
Đề 1: Hãy kể về một lỗi lầm em đã trót gây ra cho bạn
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duậ ... i ngôi kể.
- Ngưởi kể ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện (ngôi thứ 3)
- Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên, về suy nghĩ của anh
* Cũng có khi người kể nhập vai vào ngôi 1.
Câu nhận xét (2), người kể nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ những suy nghĩ, tình cảm của anh. Câu đó cũng không chỉ là của anh thanh niên mà còn là tiếng lòng, tâm trạng của nhiều người. Nếu đây là câu nói của anh thanh niên thí tính khách quan sẽ bị mất đi (mang tính chủ quan) Þ hạn chế.
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn... để nhận xét về tâm trạng, cảm xúc, hoạt động của các nhân vật. Từ đó, người kể như thấy hết, biết hết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hoạt động, tâm tư, tình cảm vủa mọi nhân vật.
- Tuy không xuất hiện nhưng có mặt hầu hết các phần, các câu, là người hiểu biết tất cả những vấn đề trong truyện.
2. Bài học
- Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm.
- Người kể có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ngôi kể khác nhau.
- Người kể chuyện trình bày sự việc gắn với điểm nhìn nào đó (điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể)
- Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả ngay cả khi người kể xưng tôi.
II. Luyện tập
BT1: 
- Người kể chuyện là nhân vật “tôi” (ngôi 1): Chú bé trong cuộc gặp gỡ với mẹ mình
- Ưu điểm: giúp người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm, miêu tả được diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
- Hạn chế: Khó miêu tả bao quát các đối tượng khách quan 1 cách sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, dễ gây sự đơn điệu trong văn bản
BT2: Chọn một trong 3 nhân vật là người kể chuyện sao cho nhân vật, sự kiện. lời văn phù hợp với ngôi kể.
* Dặn dò: - Ôn lại bài học
 - Soạn bài tiết 71.
T71+72.	 Ngày 15 tháng 12 năm 2007
CHIẾC LƯỢC NGÀ
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Cảm nhận tình cảm cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh éo le.
- Nghệt thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ nhưng rất tự nhiên.
- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, phát hiện những chi tiết nghệ thuật của một truyện ngắn.
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Bài cũ
	- Bài mới.
I. Giới thiệu
1. Tác giả: Nguyến Quang Sáng, sinh năm 1932 tại An Giang
- Tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
- Năm 1954 tập kết ra Bắc và viết văn
- Trong kháng chiến chống Mỹ, trở về Miền Nam chiến đấu và tiếp tục viết văn.
- Sự nghiệp: Sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim...
2. Tác phẩm: Viết năm 1966, in trong tập truyện ngắn cùng tên. Trong SGK là đoạn trích phần giữa
II. Đọc, tìm hiểu tác phẩmư
1. Đọc: 2 học sinh - giáo viên (SGK)
2. Chú thích: SGK, giáo viên (những điều cần thiết)
3. Bố cục, kết cấu: 
- Phần đâu: lược bỏ, giáo viên tóm tắt
- Phần trích: Tình cảm của bé Thu đối với ba và của anh đối với con
- Phần cuối: Lược bỏ, giáo viên tóm tắt.
4. Tình huống: 2 tình huống
- Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau 8 năm
- Tình huống 2: Ở chiến trư[ngf, anh Sáu dồn hết tình cảm làm cây lược ngà để tặng con. Lúc sắp hi sinh, anh gửi nhờ người đồng đọi trao lại cây lược ngà cho con gái.
* Tình huống 1: Tình cảm bé thu đối với ba
Tình huống 2: TÌnh cảm của anh Sáu đối với con
? Nghệ thuật kể chuyện, ngôi kể, tác dụng?
II. Đọc- phân tích tác phẩm
1. Tình cảm của bé Thu đối với ba
a. Thái độ của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là ba
- Giật mình, tròn mắt, ngơ ngác, lạ lùng.
- Thấy lạ quá, muốn hỏi là ai đó
- Mặt nó bỗng tái đi, kêu thét lên: Má, má...
- Trong khi đó, tình cha con trong ông Sáu nôn nao. Ông không thể chờ xuồng cập bến, nhón chân nhảy tót lên. Bước vội vàng, kêu to.
- Vết thẹo dài trên má đỏ ưngr, giần giật
* Bé Thu ngờ vực, sợ hãi lảng tránhÞ Ông Sáu bị bất ngờ, không hiểu
“ Anh đứng sững lại, nhìn theo con, nối đau đớn khiến mặt anh sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy”.
- Lời nói của bé Thu đối với anh Sáu:
+ Chẳng gọi ba hoặc nói trống không.
+ Không nhờ chắt nước cơm
- Hành động:
+ Đẩy anh Sáu ra khi anh vỗ về
+ Gắp trứng cá: hắt ra
* Gan lì, ương bướng, cương quyết, có cá tính mạnh Þ Tình cảm sâu sắc dành cho ba, không thể chấp nhận ai khác là ba. Þ quá yêu thương, nhớ ba
b. Thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra ba
- Tâm trạng ân hận, nuối tiếc
- Nằm im, lăn lộn, thở dài như người lớn
- Ôm chặt lấy ba, không cho ba đi, hôn ba...
* Quá yêu thương ba.
c. Tình cảm cha con của anh Sáu
- Rất mong muốn được gặp con, ôm ấp vỗ về
- Ân hận, day dứt vì lỡ đánh con, anh bị nỗi khổ tâm đó dày vò
- Nhớ và thực hiện lời dặn của con: Làm lược tặng con
- Tình cảm cha con đã thôi thúc anh làm chiếc lược
- Vui sướng vì đã thực hiện được lời hứa với con
Þ Việc làm này có ý nghĩa giải tỏa nỗi ân hận và bày tỏ tình cảm với đứa con.
+ Công phu, tỉ mỉ khi làm việc
+ Khắc chữ một cách tẩn mẩn, cẩn thận, công phu
+ Ngắm cây lược để đỡ nhớ con, cài lên tóc mình cho lược thêm bóng
+ Có lược rồi càng mong gặp con
Þ Cây lược trở thành vật quý giá, thiêng liêng đối với anh vì nó thể hiện được tình cảm cha con.
- Nhưng anh Sáu hi sinh khi chưa kịp gặp con để trao lại cây lược. Chiến tranh đã gây ra bao đau thương mất mát mà con người phải gánh chịu nhưng tình cảm cha con vẫn bất diệt trước sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí
- Lựa chọn ngoi kể thích hợp. Ngôi thứ 3
- Chủ động xen vào những ý kiến nghị luận, biện luận để dẫn dắt người đọc, vừa khách quan, vừa bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ nhân vật một cách sâu sắc, làm cho câu chuyện đang tin cậy.
Þ Tác dụng tích hợp với tiếng Việt
- Chi tiết lược ngà vừa có tác dụng nối kết các nhân vật với nhau: Cha – con - đồng đội- hiện tại – quá khứ, vừa biểu hiện tình cảm cha con, là biểu tượng cha con
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ nhưng hợp lý
- Nghệ thuật khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật
2. Nội dung: Tình cảm cha con được ca ngợi như một giá trị thiêng liêng, nhân bản, sâu sắc.
III. Luyện tập
1. Sự nhất quán trong hành động, tính cách của bé Thu trong đọan trích
2. Đổi ngôi, kể lại đọan trích
* Dặn dò:
1. Tóm tắt tác phẩm
2. Sọan bài tiết 73
T73.	 Ngày 20 tháng 12 năm 2007
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Nắm vững một số kiến thức đã học Học kỳ I.
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới.
? Kể tên
? Nêu khái niệm
I. Các phương châm hội thoại
1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần có nội dung. Nội dung phải đúng yêu cầu giao tiếp (không thừa, không thiếu)
2. Phương châm về chất: Độ chính xác của thôn tin cần được chú trọng
3. Phương châm quan hệ: Nói đúng chủ đề giao tiếp, tránh lạc đề.
4. Phương châm cách thức: Nói ngắn gọn, rành mạch. Tránh nói mơ hồ (nếu không cần thiết)
5. Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng đối tượng được giao tiếp.
6. Kể một tình huống trong đó phương châm hội thoại không được tuân thủ
- Truyện: “ Chào hỏi” không tuân thủ phương châm lịch sự (làm phiền người khác)
- Truyện “Mất rồi”: Không tuân thủ phương châm cách thức: nói năng không rõ ràng gây hiểu lẩm
? Nêu một số từ ngữ xưng hô?
II. Xưng hô trong hội thoại
1. Các từ ngữ xưng hô, cách dùng:
a. Đại từ nhân xưng: Tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ. cậu, các bạn, nó, hắn, chúng nó, họ, bọn hắn...
- Cách dùng: Ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 (số ít và số nhiều)
b. Dùng chỉ quan hệ: họ hàng, chức vụ, nghề nghiệp:
- Anh, em, chị, chú, bác, cô, dì... thủ trưởng, giám đốc, cô giáo, bác sĩ, kỹ sư...
c. Danh từ chỉ tên riêng người:
- Lan, Huệ, Hùng... dùng để gọi, xưng tên
? Giải thích?
? Những từ ngữ thể hiện phương châm trên?Ví dụ?
2. Xưng khiêm, hô tôn
a. Xưng khiêm: Nói về mình một cách khiêm nhường
b. Hô tôn: Nói về người đối thoại một cách tôn kính
* Những từ ngữ thể hiện phương châm trên:
- Bệ hạ: Từ gọi vua (ý tôn kính)
- Bần tăng: nhà sư nghèo (tự xưng khiêm tốn)
- Bần sĩ, đại ca, đệ, muội
- Quý ông, quý bà
? Vì sao trong giao tiếp phải lựa chọn?
3. Lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp
Các căn cứ:
- Tình huống: Thân mật, xã giao
- Quan hệ: Thân, sơ, khinh, trọng
- Đạt mục đích giao tiếp
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1. Cách dẫn trực tiếp: Dùng nguyên văn, đúng ý, để sau dấu (:) và trong ngoặc kép.
2. Cách dẫn gián tiếp: nhắc lại lời, ý của người kác không cần chính xác mà đúng ý chính. Không dùng dâu (:) và dấu ngoặc kép, thêm “rằng”, “là”
BT2: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp Þ Lời dẫn giám tiếp của QT và NThiếp (cần chuyển ngôi) từ đó ta có cách dẫn gián tiếp.
* Dặn dò: Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
T74.	 Ngày 20 tháng 12 năm 2007
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Hệ thống hoá các kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng, thực hành
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới.
Hoạt động 1
1. Giáo viên ghi đề ra:
Đề bài: (SGK trang 204, 205)
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Hoạt động 2:
2. Giáo viên gợi ý (nếu cần), quản lý lớp, hết giờ thu bài về chấm.
Đáp án:
BT1: Từ láy trong đoạn thơ: sè sè, rầu rầu: Vừa tả hình dáng sự vật, vừa thể hiện tâm trạng con người.
BT2: Lời dẫn trực tiếp của Mã Giám Sinh và của mụ mối (được đặt sau từ rằng, dấu (:) và trong ngoặc kép.
- Cách xưng hô của Mã Giám Sinh: trịch thượng, cộc lốc vô lễ, lươn lẹo (mua ngọc đến Lam Kiều)
- Cách xưng hô của mụ mối: đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường (của nghề mối lái)
BT3: Có một câu là lời dẫn trực tiếp và một câu là lời dẫn gián tiếp (SGK)
BT4: Phân tích những phép tu từ trong đoạn thơ:
a. Phép tu từ so sánh: Hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người (anh và em), hai miền đất, hai hướn luôn gắn bó keo sơn không gì chia cắt được.
b. Phép tu từ ẩn dụ: Sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người Þ nói đến một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
c. Phép tu từ nhân hoá: Tre anh hùng cây tre gần gũi, thân thương Þ coi tre như một con người, xả thân vì quê hương.
d. Phép điệp ngữ: tre, giữ, anh hùng lặp đi lặp lại nhấn mạnh những chiến công của cây tre.
BT5: (SGK) 10 cách sử dụng phép nói quá
* Dặn dò:
- Ôn tập lý thuyết Tập làm văn
- Tiết sau kiểm tra văn bản 1 tiết.
T75.	 Ngày 21 tháng 12 năm 2007
KIỂM TRA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Thể hiện kiến thức về văn học hiện đại đac học.
- Củng cố kiến thức, khắc phục hạn chế.
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Thực hiện.
Hoạt động 1
1. Giáo viên ghi đề bài lên bảng:
Đề bài: 
1. Phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (6đ)
2. Nêu các tình huống được xây dựng trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân và tác dụng của nó (4đ)
3. Chọn bình một đoạn thơ đặc sắc trong một bài thơ đã được học (4đ).
Hoạt động 2
2. Giáo viên giải thích (nếu cần)
- Quản lý lớp, hết giờ thu bài về chấm.
Đáp án: Soạn trong tiết trả bài (T87)
* Dặn dò:
- Ôn tập Tập làm văn
- Soạn bài tiết 76, 77, 78.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet63 chuong trinh dia phuong.doc