Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 65: Sài gòn tôi yêu (Minh Hương)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 65: Sài gòn tôi yêu (Minh Hương)

HDĐT: SÀI GÒN TÔI YÊU (Minh Hương)

A. Mức độ cần đạt

 - Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả đối với Sài Gòn.

 - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

 - Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người.

 - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

- Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.

 3. Thái độ:

 Hiểu được những tình cảm mà tác giả Minh Hương dành cho Sài Gòn.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 65: Sài gòn tôi yêu (Minh Hương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17	 Ngày soạn: 15/12/2012
Tiết: 65	 	 Ngày dạy : 17/12/2012
HDĐT: SÀI GÒN TÔI YÊU (Minh Hương)
A. Mức độ cần đạt
 - Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả đối với Sài Gòn.
 - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
 - Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người.
 - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
 3. Thái độ: 
 Hiểu được những tình cảm mà tác giả Minh Hương dành cho Sài Gòn.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận và phân tích tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: Thế nào là tùy bút? Nêu ý nghĩa văn bản ”Mùa xuân của tôi”
 3. Bài mới: Sài Gòn từng được mệnh danh là Hòn ngọc viễn đông, chan hòa nắng gió - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng – trở thành niềm tự hào vô hạn trong mỗi trái tim người Việt Nam. Hôm nay, cô trò ta lại đến thăm Sài Gòn qua những trang tùy bút chân thành và sôi động của một người con Sài Gòn: Minh Hương.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 Em biết gì về thành phố SG? Kể tên một số tác phẩm thơ văn, nhạc viết về Sài Gòn? Nắng Sài Gòn; Tiến về Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người
 Em hãy nhắc lại thế nào là tùy bút?	
 Bài tùy bút này của Minh Hương chưa phải là một tác phẩm đặc sắc nhưng đã đề cập đúng một số nét đẹp đáng chú ý của SG và thể hiện được một cách chân thành, nồng nhiệt tình cảm yêu mến và sự gắn bó của tác giả với thành phố.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc: Giọng đọc hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động; chú ý các từ ngữ địa phương
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc các đoạn tiếp theo.
Giải thích từ khó theo Chú thích Sgk.
Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Phần 1: Từ đầu đến tông chi họ hàng: Những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả.
Phần 2: Tiếp đó đến leo lên hơn năm triệu: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
Phần 3: Đoạn còn lại: Khẳng định tình yêu của tác giả đối với thành phố.
Gv: Cách phân chia bố cục một cách tương đối. Thực ra, bài tùy bút này được liên kết từ các đoạn nhỏ, theo mạch cảm xúc của người viết.
 Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
Tác giả đã so sánh Sài Gòn với cái gì? Tác dụng của so sánh ấy? Hs theo dõi đoạn đầu của văn bản trả lời
 Tác giả cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu ở Sài Gòn như thế nào? Qua đó, tác giả bộc lộ tình cảm gì?
-> Ở đây, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố của mình. Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng. Thậm chí cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu như sự “trái chứng” thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc của những giờ cao điểm cũng trở thành cái đáng yêu, đáng nhớ của tác giả.
Trong đoạn mở đầu, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng. Việc sử dụng điệp ngữ đó khẳng định điều gì?
Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để tạo hiệu quả nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu SG.
Gọi Hs đọc lại phần 2
 Em hãy cho cô biết phong cách con người Sài Gòn như thế nào?
 Gv: Nét phong cách nổi bật của người Sài Gòn theo nhận xét của tác giả là tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo Tác giả đã chứng minh những nhận xét bằng sự hiểu biết lâu dài của mình về con người Sài Gòn. Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. Đặc biệt, tác giả đã minh họa nét phong cách đẹp của người Sài Gòn qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn trước năm 1945, với dáng vẻ và trang phục tự nhiên, khỏe khoắn.
Hướng dẫn Tổng kết
Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc
Nêu ý nghĩa văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
-Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
-HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: Minh Hương
 2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Được trích trong cuốn tùy bút - bút ký Nhớ Sài Gòn, tập 1, Nxb Tp HCM.
- Thể loại: Tùy bút.
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
2.3. Phân tích
a. Những ấn tượng chung về Sài Gòn
- Tác giả so tuổi thành phố với tuổi của mình và tuổi của đất nước để nhấn mạnh thành phố “vẫn còn xuân chán”
-> Cách so sánh khá đa dạng và bất ngờ, có tác dụng tô đậm sự trẻ trung của Sài Gòn.
- Thiên nhiên, khí hậu:
 + Tôi yêu
 + Tôi yêu
 + Tôi yêu 
-> Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
-> Cảm nhận tinh tế về sự đổi thay nhanh chóng, đột ngột của thời tiết với những nét riêng biệt không kém nhịp sống đa dạng của thành phố.
=> Tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của tác giả đối với Sài Gòn và sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu nơi đây.
b. Phong cách con người Sài Gòn
- Sài Gòn là nơi hội tụ của người bốn phương.
- Người Sài Gòn cởi mở, bộc trực, chân thành; tuân thủ các quy tắc ứng xử nhưng đơn giản; kiên cường, bất khuất ở những thời điểm lịch sử
- Sài Gòn là miền đất lành.
-> Tạo sức sống và nét đẹp cho thành phố Sài Gòn.
=> Tác giả nhận xét, chứng minh bằng những sự hiểu biết cụ thể, sâu sắc về người Sài Gòn, tình cảm thấm sâu vào lời kể.
3. Tổng kết
 a) NT
 b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
III. Hướng dẫn về nhà
- Tiến hành lập dàn bài và viết bài văn theo đề bài trên.
- Tiếp tục ôn tập về văn biểu cảm
- Soạn bài mới: Ôn tập tác phẩm trữ tình.
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 17	 Ngày soạn: 15/12/2012
Tiết: 66	 	 Ngày dạy : 17/12/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp Hs: 
	- Đánh giá bài văn đúng theo yêu cầu của đề văn cảm nghĩ về người thân và cách bày tỏ cảm xúc đối với người thân đó.
	- Biết cách kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm để bài văn chân thực và sinh động, có tình cảm tự nhiên, trong sáng, chân thành.
	- Rèn kỹ năng viết ngắn gọn, mạch lạc qua việc chữa các lỗi thường gặp phải.
II. Chuẩn bị
	Gv: Soạn giáo án, chấm bài, bảng phụ.
	Hs: Soạn bài theo yêu cầu của Gv.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài. Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp.
 * Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
A. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN
* HĐ 1 : Hướng dẫn hs phân tích đề :
 - GV ghi đề bài lên bảng – 1 hs đọc lại đề .
? Xác định thể loại và đối tượng cuả đề bài trên ? Vì sao em biết?
- HS trả lời, Gv nhận xét, đồng thời gạch chân những từ quan trọng.
- Lưu ý HS: Khi tìm hiểu đề phải đọc kĩ, gạch chân những từ quan trọng.
? Theo em, bài văn cảm nghĩ về người thân cần đảm bảo những ý cơ bản nào?
- HS trả lời, Gv chốt ý: Có thể giới thiệu sơ lược về ngoại hình; về : ( tính tình, sở thích, việc làm, tình cảm và các mối quan hệ,)
* HĐ 2 : Hướng dẫn hs xây dựng dàn ý :
* Thảo luận: ? Bài văn này cần trình bày theo mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- Đại diện 1 nhóm trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà – nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Gv chữa bài ( nếu cần thiết ).
* HĐ 3 : Nhận xét ưu – khuyết điểm :
Ưu điểm: Đa số các em nắm được thể loại cần trình bày. Bài làm đảm bảo trọng tâm, biết lựa chọn những chi tiết, đặc điểm, những kỷ niệm của người thân qua đó bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Nêu được ý nghĩa của người thân đó trong cuộc sống của em.
Nhược điểm: Cũng giống với bài viết số 1, số 2, trong bài này các em mắc lỗi chính tả quá nhiều, chẳng hạn ch - tr, x - s, diễn đạt quá yếu. Một số sa vào miêu tả ngoại hình và kể kỷ niệm mà chưa bộc lộ tình cảm, hoặc bộc lộ nhưng không sâu sắc. Bài làm sơ sài, trình bày cẩu thả, diễn đạt yếu.
* HĐ 4 : Hướng dẫn hs sửa lỗi sai cụ thể :
- Gv treo bảng phụ ghi vd phần văn bản sai của hs .
* Thảo luận : ? Quan sát vd , phát hiện những lỗi sai và sửa lại cho đúng ?
- Đại diện một nhóm trình rày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv sửa bài ( nếu cần ).
* HĐ 5 : Phát bài , đối chiếu dàn ý , tiếp tục sửa lỗi
* HĐ 6: GV đọc bài mẫu, HS chú ý nghe.
* HĐ 7: Ghi điểm, thống kê chất lượng
 Kết quả bài làm
Điểm
Tổng
>= 8
> 5
< 5
<= 3
Lớp 7A2
33
Lớp 7A5
21
B. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
* GV NHẬN XÉT ƯU- KHUYẾT ĐIỂM
* Ưu điểm:
 - Một số HS làm bài tốt, đạt điểm cao.
 - Đa số các em hiểu đề, nắm được yêu cầu của đề và có kiến thức để làm bài.
* Hạn chế:
 - Một số em lười học không có kiến thức để làm bài.
 - Một số em không đọc kĩ yêu cầu của đề đã làm thiếu câu 1 hoặc sai câu 2 phần tự luận.
 - Hình thức bố cục một đoạn văn chưa đúng, trình bày bẩn, cẩu thả, sai nhiều chính tả...
* GV hướng dẫn học sinh chữa bài (Tham khảo đáp án tiết 62)
* GV đọc bài điểm cao.
- Hs chú ý lắng nghe
* GV phát bài lấy điểm
Kết quả bài làm
Điểm
Tổng
>= 8
> 5
< 5
<= 3
Lớp 7A2
33
Lớp 7A5
21
A. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Cảm nghĩ về người thân.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý: 
1.Tìm hiểu đề:
a. Thể loại : Văn biểu cảm .
b. Đối tượng : Người thân của em .
2. Tìm ý: 
II. Dàn ý : ( Xem giáo án số 51,52)
III. Nhận xét ưu- khuyết điểm :
IV. Sửa lỗi sai cụ thể :
* Phần văn bản sai
* Lỗi sai
* Sửa lại 
a. B a. Bàn tay mẹ em đã khô cứng chứ không còn mềm mại như trước nữa. Đó là nỗi khổ của mẹ.
b. b. Hôm đó về nhà em sốt mơn man cả ngày.
c. c. Mẹ em luôn lo lắng cho con cái, mẹ luôn hi xinh cho gia đình, mẹ hay mặc đồ đẹp đi ăn nhậu rồi say xỉn
-> Dùng từ thiếu chính xác, diễn đạt yếu.
-> Dùng từ thiếu chính xác, thiếu dấu phẩy .
-Lặp từ,sai chính tả, chọn sự việc kể không thuyết phục 
 a. Bàn tay mẹ bây giờ thô ráp chứ không mềm mại như trước nữa . Em biết mỗi vết chai trên tay mẹ là một nỗi vất vả mà mẹ đã trải qua
b. Hôm đó, về nhà, mẹ sốt mê man.
Mẹ em là người luôn lo lắng cho con cái, hi sinh cho gia đình. Cuộc đời mẹ dường như chẳng bao giờ được mặc đồ đẹp mà suốt ngày chân lấm, tay bùn
V.Phát bài , đối chiếu dàn ý , tiếp tục sửa lỗi 
VI. Đọc bài mẫu :
VII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
B. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Nhận xét ưu- khuyết điểm.
II GV đọc bài điểm cao 
III. Phát bài, lấy điểm
C. Hướng dẫn tự học: 
Tiếp tục ôn tập phần Văn và tiếng Việt đã học.
	- Tiếp tục ôn tập về văn biểu cảm.
	- Soạn bài mới: Ôn tập tác phẩm trữ tình, Ôn tập học kì I.
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7 tuan 17T6566.doc