Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 69: Luyện tập sử dụng từ. chương trình địa phương phần Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 69: Luyện tập sử dụng từ. chương trình địa phương phần Tiếng Việt

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT

A. Mức độ cần đạt

- Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.

- Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.

- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.

- Chuẩn mực sử dụng từ.

- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.

- Một số lỗi chính tả do cách phát âm địa phương.

 2. Kỹ năng

- Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.

- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.

 3. Thái độ

- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.

- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.

C. Phương pháp

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 69: Luyện tập sử dụng từ. chương trình địa phương phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18	 Ngày soạn: 20/12/2012
Tiết: 69	 	 Ngày dạy : 24/12/2012
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mức độ cần đạt
- Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
- Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.
- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
- Chuẩn mực sử dụng từ.
- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
- Một số lỗi chính tả do cách phát âm địa phương.
 2. Kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
 3. Thái độ
- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thực hành
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
 3. Bài mới: Để giúp các em sử dụng từ đúng chuẩn mực, đúng chính tả tiết học hôm nay sẽ có tác dụng rất lớn trong việc khắc phục các lỗi dùng từ do cách phát âm địa phương.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập sử dụng từ
 Em nào nhắc lại cho cô và cả lớp biết các chuẩn mực khi sử dụng từ?
Từ những bài tập làm văn đã viết, nhất là bài tập làm văn số 3 - văn biểu cảm, các em hãy lập bảng, liệt kê những lỗi dùng sai theo nhóm.
Nhóm 1: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Nhóm 2: Lỗi dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp.	.
Nhóm 3: Lỗi dùng từ không đúng sắc thái biểu cảm
Nhóm 4: Lỗi dùng từ không phù hợp với tình huống giao tiếp.
Sau đó, cử đại diện nhóm trình bày. 
Gv nhận xét, góp ý.
Hoạt động 2: Hướng dẫn rèn luyện chính tả – từ địa phương
* Lưu ý:
1. Đối với các tỉnh miền Bắc: Chúng ta thường mắc các lỗi như là phát âm sai, dẫn đến sai chính tả, nhất là các phụ âm đầu: 
Tr / ch	 VD: Đi học chễ giờ
S / x VD: hoa xen; đi học xớm
R / d / gi VD: đôi rép
G / l /n VD: nời lói, nời nói
2. Đối với các tỉnh miền Trung, Nam:
Chúng ta thương hay mắc các lỗi về phụ âm cuối: 	c / t ; n / ng
VD: Tuột dốc / Tuộc dốc
 Bánh mứt / bánh mức
 Cây bàng / Cây bàn
Cái bàn / Cái bàng
 Đồng thời chúng ta cũng thường sai dấu ? Và ~. Vì thế muốn tránh trường hợp sai dấu thì các em chú ý.
Chúng ta cần chú ý các nguyên âm i / iê và o / ô. VD: bún riêu / bún riu; hủ tiếu / hủ tíu
Ở miền Trung thì thường sai nguyên âm o / ô. Các phụ âm đầu cũng thường hay mắc lỗi, vì thế chúng ta cần phải chú ý. 
VD: v / d, nhất là Nam bộ. VD: vậy / dậy, về/ dề
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs về nhà tự học.
I. Các chuẩn mực sử dụng từ
- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
- Sử dụng từ đúng nghĩa.
- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
II. Luyện tập chương trình địa phương
Bt1: (Hs tự làm ở nhà)
Bt2: Làm các bài tập chính tả
a. Điền trống
- Xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử.
- Tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.
- Chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại
- Mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b. Tìm từ theo yêu cầu
- Tên các loài cá bắt đầu bằng ch hoặc tr
Cá chép, cá chuối, cá chim, cá chạch
Cá trắm, cá trê, cá tràu (cá quả), cá trích
- Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc ngã
Nghỉ ngơi, ngủ, sắp sửa, sửa soạn,
Suy nghĩ, nghĩ ngợi, 
- Tìm từ hoặc cụm từ chứa r, d hoặc gi
 + Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: giả dối.
 + Tàn ác, vô nhân đạo: dã man.
 + Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra dấu, ra hiệu.
c. Đặt câu
(Gọi Hs lên bảng đặt)
III. Hướng dẫn tự học
- Lập sổ tay chính tả để hạn chế những lỗi dùng từ thường gặp.
- Đọc lại các bài làm văn của mình phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 18	 Ngày soạn: 22/12/2012
Tiết: 70 - 71	 	 Ngày dạy : 27/12/2012
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mức độ cần đạt
- Qua bài kiểm tra học sinh và giáo viên biết được kết quả học lực của các em trong học kì I ở cả 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Rèn luyện và giáo dục ý thức chủ động, tự giác khi làm bài.
II. Chuẩn bị
Gv: Hướng dẫn Hs ôn tập.
Hs: Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn học kì I.
III. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Phát đề: (Thi tập trung theo đề chung của Phòng GD & ĐT Đam Rông)
 3. Hs làm bài
 4. Gv thu bài
	Có đề, đáp án và biểu điểm kèm theo
IV. Hướng dẫn tự học
- Xem lại bài kiểm tra mình đã làm
- Soạn bài : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
V.Rút kinh nghiệm :
Tuần: 18	 Ngày soạn: 31/12/2012
Tiết: 72	 	 Ngày dạy : 02/01/2013
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mức độ cần đạt
 Giúp Hs:
- Nắm rõ những nội dung cần trình bày trong bài kiểm tra học kì I. Đồng thời, nhận thấy những ưu - khuyết điểm trong bài làm của mình. Qua đó, Hs có thể sửa chữa, rút kinh nghiệm những lỗi thường mắc phải.
- Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm theo đề bài cụ thể.
- Có ý thức tự giác, tích cực khắc phục những lỗi thường mắc phải khi làm bài.
II. Chuẩn bị
Gv: Bài của Hs đã chấm, soạn giáo án.
 Hs: Ôn tập.
III. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Gv chép lại đề bài lên bảng
 3. Hs thảo luận nhóm, tự nhận xét bài làm của mình.
 4. Gv treo bảng phụ ghi đáp án cho Hs xem.
 5. Gv nhận xét ưu - khuyết điểm
Ưu điểm: Đa số các em làm bài đạt chất lượng trên trung bình. 
Nhược điểm: Không có bài đạt chất lượng giỏi. Như vậy, với đề bài không phải quá khó, mà chất lượng như vậy chứng tỏ các em ôn tập chưa thực sự hiệu quả. Câu 1, chép thuộc long khổ thơ cuối bài thơ « Tiếng gà trưa » và nêu ý nghĩa văn bản rất dễ mà nhiều bạn vẫn không nhớ. Câu 2phát biểu cảm nghĩ về người bạn thân mà có em lại sa đà vào kể hoặc tả quá nhiều. Ngoài ra, lỗi chính tả, diễn đạt vẫn thấy xuất hiện ở rất nhiều bài. Các em phải rút kinh nghiệm và lưu ý hơn ở học kỳ II.
 6. Gv trả bài đề Hs xem và đối chiếu với đáp án. 
 7. Chất lượng bài làm
Điểm
Tổng số
>= 8
> = 5
< 5
<= 3
Lớp 7A2
33
0
19
12
2
Lớp 7A5
21
0
11
6
4
 8. Hướng dẫn tự học
- Ôn lại thật kỹ những kiến thức đã học trong học kỳ I.
 - Soạn bài : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Sgk HK II).

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 Tuan 18.doc