Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà (trích)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà (trích)

CHIẾC LƯỢC NGÀ

 ( Trích )

 - Nguyễn Quang Sáng -

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm ; thấy được diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong ba ngày anh Sáu về thăm nhà .

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

- Bồi dưỡng ý thức tôn kính đấng sinh thành.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.

* HS : Soạn bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Ổn định tình hình lớp (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a. Câu hỏi :

(1) Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là người ntn ?

(2) Nêu chủ đề của truyện.

 b. Đáp án :

(1) Nhân vật anh thanh niên trong.

a. Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, . Phục vụ chiến đấu” -> Hoàn cảnh thật đặc biệt, đầy gian khổ .

 b. Tính cách và phẩm chất của anh thanh niên :

- Có ý thức cao trong công việc, yêu nghề ; thấy được công việc của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người.

- Có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người : “khi ta làm việc buồn đến chết mất”.

- Ham thích đọc sách.

- Biết tổ chức và sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

- Tính tình cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm mọi người ; khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.

- Rất khiêm tốn.

=> Anh thanh niên là người đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 720Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà (trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
21
11
2010
TUAN :
15
NGAY DAY :
23
11
2010
TIET :
71
	CHIẾC LƯỢC NGÀ
 ( Trích )
 - Nguyễn Quang Sáng -
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm ; thấy được diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong ba ngày anh Sáu về thăm nhà .
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
- Bồi dưỡng ý thức tôn kính đấng sinh thành.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.
* HS : Soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) :
 a. Câu hỏi :
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là người ntn ?
Nêu chủ đề của truyện.
 b. Đáp án :
(1) Nhân vật anh thanh niên trong.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, . Phục vụ chiến đấu” -> Hoàn cảnh thật đặc biệt, đầy gian khổ .
 b. Tính cách và phẩm chất của anh thanh niên :
- Có ý thức cao trong công việc, yêu nghề ; thấy được công việc của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người : “khi ta làm việc  buồn đến chết mất”.
- Ham thích đọc sách.
- Biết tổ chức và sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- Tính tình cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm mọi người ; khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Rất khiêm tốn.
=> Anh thanh niên là người đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
(2) Ca ngợi những người lao động bình thường, đang ngày đêm lặng lẽ công hiến cho đất nước : “Trong cái lặng im của Sa Pa  có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
 3. Giảng bài mới :
	a) Giới thiệu bài :
Thiếu gì những tình huống éo le sảy ra trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người. Chiếc lược ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở miền Nam, qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ, chiến sĩ.
Giới thiệu những nét cơ bản về tá giả và tác phẩm (theo chú thích (¶)).
b) Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm.
* GV hướng dẫn đọc (giọng kể ; giọng nhân vật xưng tôi trầm tĩnh, hơi buồn ) -> GV đọc mẫu một đoạn -> HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS.
* Gọi HS kể tóm tắt cốt truyện -> GV góp ý.
* Cho HS nêu những từ ngữ khó , giáo viên giải thích nghĩa.
-H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Tác dụng của ngôi kể này trong vb là gì ?
-H: Bố cục (Truyện có mấy tình huống ? Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu ? )
-H: Phương thức biểu đạt của vb ?
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến đã được tám năm, và trước khi chuẩn bị đi tập kết ra Bắc, anh Sáu cùng anh Ba về thăm gia đình. Nhưng suốt gần ba ngày đêm ở nhà, bé Thu tám tuổi, con gái anh Sáu nhất định không chịu nhận anh là ba, mặc dù anh đã tìm hết cách để chứng minh anh là ba của nó. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như một người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em cũng là lúc anh Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, anh đã dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, anh hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược cho anh Ba – người bạn – với lời hứa sẽ đưa tận tay cho cháu.
* Nêu những từ ngữ khó -> Lưu ý nghĩa.
* Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba -> tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện.
* Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con anh Sáu trong hai tình huống :
- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thân thiết thì anh Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
- Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng anh đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái
=> Hai tình huống truyện đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Vì, nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.
* Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và bình luận.
I. Đọc, tìm hiểu chung về vb :
Hđ 2 : Hd HS phân tích vb.
-H: Diễn biến tâm lí và tình cảm của nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện có thể chia làm mấy giai đoạn ? Đó là những giai đoạn nào ?
* GV : Vậy tâm lí và tình cảm cụ thể của đứa bé gái 8 tuổi ấy trong từng giai đoạn ra sao và nguyên nhân nào đã tạo ra sự thay đổi thái độ tình cảm 180 độ như vậy ?
-H: Thái độ và hành động của bé Thu khi gặp hai người khách lạ ntn ? Tại sao bé Thu có hành động như vậy ?
* GV thuyết giảng ý : Cách tả của tác giả thật cụ thể và hợp lí -> gây cho người đọc sự cảm động, cảm thương cho anh Sáu ; tò mò, muốn khám phá tiếp diễn biến của câu chuyện.
-H: Trong hai ngày đêm tiếp theo, thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến ntn ? Chi tiết nào làm em buồn cười và khó chịu nhất, vì sao ?
-H(*) Có ý kiến phân tích rằng, khi hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm, khi bị đánh mắng, khi nó lặng lẽ nhặt lại cái trứng cá đặt vào bát cơm, lặng lẽ đứng dậy, bỏ ra xuồng, chèo về bên bà ngoại là lúc bé Thu bày tỏ tình thương yêu mãnh liệt và tức tưởi đối với ba mình. Ý kiến của em ?
Hđ 2 : Đọc – hiểu vb.
* Khái quát -> Lí giải cách phân chia : 2 giai đoạn :
- Trước buổi chia tay, trước khi thừa nhận anh Sáu là ba.
- Trong buổi chia tay đầy nước mắt, khi nhận ba thì ba đã phải đi rồi !
* Phát hiện chi tiết, phân tích, trả lời :
- Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng,  khi người đàn ông mặt sẹo (anh Sáu) đến gần, lặp đi lặp lại : ba đây con ! thì nó lạ quá, mặt nó bổng tái đi, chớp chớp mắt nhìn người đàn ông thứ hai (vẫn im lặng) như muốn hỏi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : Má ! Má !.
- Lí do : Con bé quá ngạt nhiên, bất ngờ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra ; tiếp sau là sợ hãi, sợ bị lừa, sợ bị bắt
* Lựa chọn chi tiết, phân tích :
- Trong hai ngày đêm tiếp theo, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh, khó hiểu : không một lần gọi tiếng ba ; khi bị doạ đánh, khi buộc phải gọi thì chỉ nói trống không, tỏ vẻ không có gì là lễ phép, ngoan ngoãn như bản tính thường ngày của em.
- Chi tiết : bé Thu hắt tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm, bị đánh, không khóc ; bỏ về bên bà ngoại.
* Đó là một ý kiến tinh tế và sâu sắc. Bởi lẽ trong suốt hai ngày đó, đến bữa cơm đó, bé Thu đâu có coi anh Sáu là ba mình ; không những thế, trong con mắt và cảm nhận của nó, anh chỉ là người đàn ông xa lạ và xảo quyệt đang tìm mọi cách cám dỗ nó, đánh lừa nó vì một lí do đen tối nào đó mà nó chưa hiểu. Nó không hiểu sao cả mẹ nó cũng chấp nhận, lại còn cứ bắt nó phải gọi ông ta là ba ? Anh Sáu càng tìm cách vỗ về, làm thân, bày tỏ tình cảm chân thật bao nhiêu thì chỉ càng làm cho nó hoảng sợ và căm ghét bấy nhiêu. Nhưng nó vẫn sợ mẹ, nể mẹ mà miễn cưỡng không dám phản ứng ra mặt. Nhưng đến hành động hất cái trứng tung ra khỏi bát cơm thì chính là để thể hiện sự căm ghét anh Sáu – người đàn ông đáng sợ và đáng ghét dai dẳng – cao độ rồi . Và cũng chính trong giây phút bùng khởi của tình cảm xốc nổi trẻ thơ, nó càng tỏ ra lầm lì, sẵn sàng chịu đựng, và bỏ đi bất cần. Nó không kìm nén được phản ứng của mình. Và chính ở cái thời khắc ấy, càng chứng tỏ nó thương yêu ba nó ( người trong ảnh chụp cùng má nó, khác hoàn toàn người đàn ông đáng ghét cứ muốn thay thế ba nó này ! ) . Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Trong sự cứng đầu cứng cổ của bé Thu còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho “người cha khác” ấy. Rõ ràng đó là sự ương ngạnh hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở lâu dài của chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ, làm sao có thể thấu hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và những người lớn (mẹ và bà ngoại) cũng không ai kịp đón nhận những khả năng bất thường lạ thường xảy ra trong hoàn cảnh chiến tranh.
II. Phân tích.
 1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của nhân vật bé Thu trong ba ngày anh Sáu về thăm nhà :
 a. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha ( 2 ngày đầu ) :
- Mới gặp, bé Thu quá ngạt nhiên, bất ngờ và cảm thấy lạ lẫm nên sợ hãi, tìm cách lãng tránh.
- Hai ngày sau, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh : không một lần gọi tiếng ba ; khi buộc phải gọi thì chỉ nói trống không, 
Hđ 3 : Củng cố 
* GV gọi HS trả lời các câu hỏi sau để củng cố kiến thức tiết học -> GV góp ý :
-H: Hoàn cảnh sáng tác truyện ?
-H: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha ( 2 ngày đầu ) ? 
Hđ 3 : Củng cố 
* HS trả lời câu h ...  mắt, anh còn kịp trao cây lược cho anh Ba – người bạn – với lời hứa sẽ đưa tận tay cho cháu.
(2) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha :
- Mới gặp, bé Thu quá ngạt nhiên, bất ngờ và cảm thấy lạ lẫm nên sợ hãi, tìm cách lãng tránh.
- Trong hai ngày đêm tiếp theo, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh, khó hiểu : không một lần gọi tiếng ba ; khi bị doạ đánh, khi buộc phải gọi thì chỉ nói trống không, tỏ vẻ không có gì là lễ phép, ngoan ngoãn như bản tính thường ngày của em.
 3. Giảng bài mới :
	a) Giới thiệu bài : 
- Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay với ba ntn ? Tình cảm của người cha – anh Sáu với con khi ở nhà và khi ở chiến khu ra sao ?
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ?
- Chủ đề của truyện ?
b) Tiến trình tiết dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu thái độ, tình cảm của bé Thu trong buổi chia tay với bố.
-H: Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay ntn ? 
-H: Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, bé Thu đã được bà ngoại giải thích những gì ? Thái độ của bé lúc ấy ra sao ?
-H: Vì sao tác giả lại để bà ngoại giải thích lí do với anh Ba mà không phải với bất kì ai khác ? Vì sao bé Thu không giải bày ẩn ức với mà mình trước đó ?
-H: Qua đó, em có nhận xét gì về tính cách của bé Thu và nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả ?
Hđ 1 : Tìm hiểu thái độ, tình cảm của bé Thu trong buổi chia tay với bố.
* Phát hiện chi tiết -> Suy luận :
Thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi sáng chia tay đưa tiễn anh Sáu và anh Ba thay đổi thật đột ngột, kì lạ đến khó hiểu và rất cảm động. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba” và tiếng kêu như xé, rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó’, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “hai tay siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.
* Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc : “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã dồn nén bấy lâu, nay bùng lên thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
* Đoạn văn thật cảm động, cách tả thật ấn tượng và phù hợp với tâm lí trẻ con. Cách giải thích lí do của tác giả cũng rất khéo léo và hợp lí : nêu hiện tượng rồi mới để nhân vật bà ngoại giải thích lí do với nhân vật anh Ba – người chứng kiến và kể chuyện. Con bé không thể giải bày ẩn ức với bất kì ai khác ngoài bà ngoại ( không thể nói với má vì nó đang giận cả má, không thể nói với bác ba vì bác ba là khách. )
* Thu là một cô bé có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ -> Tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
b. Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay :
- Cất tiếng gọi “ba” -> vừa kêu vừa chạy xô tới,  dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó  đôi vai nhỏ bé của nó run run..
- Lí do thay đổi thái độ : được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba.
=> Thu là một cô bé có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. ; cứng cỏi, bản lĩnh ; hồn nhiên, ngây thơ.
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu tâm trạng nhân vật người cha trong vb.
-H: Hoàn cảnh, tâm trạng và tình cảm của anh Sáu trong chuyến về phép ba ngày ntn ?
-H: Tình cảm anh Sáu đối với con gái sau chuyến về phép diễn biến ntn ? Việc anh dồn hết tâm lực để làm chiếc lược bằng ngà voi chứng tỏ điều gì ?
-H: Qua những chi tiết và sự việc trên, em thấy tình cảm của nhân vật anh Sáu đối với con ntn ?
-H: Qua truyện, có thể suy ngẫm rộng ra điều gì về chiến tranh và cuộc sống con người ?
Hđ 2 : Tìm hiểu tâm trạng nhân vật người cha trong vb.
* Đầu tiên là sự ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy -> tìm cách để làm thân, để vỗ về, mong đứa con cứng đầu nhận ba, gọi mình một tiếng “ba” mà không thành -> Không nén được bực tức, giận, đánh mắng con -> Trong buổi chia tay, đành đau khổ, bất lực chào con ra đi, sợ con phản ứng mạnh như hôm qua -> Sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào khi con gái yêu đột ngột thay đổi thái độ, ôm cứng lấy ba, vừa khóc vừa nói không cho ba đi ! 
* Phân tích -> trình bày :
- Tình cảm sâu nặng của người cha càng được thể hiện tập trung hơn trong tình huống sau của câu chuyện, trong những ngày anh Sáu công tác ở chiến khu cho đến khi anh hi sinh :
 + Trước hết là nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận vì đã trót đánh mắng con. Lời dặn của đứa con trước lúc cha con chia tay khiến anh quyết tâm nung nấu thực hiện cho bằng được, làm chiếc lược bằng ngà voi để dành tặng cho đứa con gái bé bỏng yêu dấu.
 + Kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Đó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quí giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình cảm của một người cha xa con. Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng đã làm dịu nổi ân hận và ánh lên niềm hi vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỉ niệm này.
 + Nhưng rồi một tình cảnh đau thương lại đến với cha con anh. Anh Sáu đã hi sinh trong một trận càn, chưa kịp thực hiện tâm nguyện, đành nhắm mắt xuôi tay khi đã yên tâm trao gửi niềm tin vào tay người đồng đội thân thiết.
=> Anh Sáu rất thương con.
- Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con người chiến sĩ mà còn gợi ra trong người đọc thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất hạnh, đáng thương.
2. Tình cảm của người cha – anh Sáu :
- Ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn khi thấy con không nhận ra mình -> Không nén được bực tức, giận, đánh mắng con -> đau khổ, bất lực chào con ra đi -> Sung sướng, cảm động khi con gái yêu đột ngột thay đổi thái độ. 
- Sau chuyến về phép : nhớ con và ân hận vì đã trót đánh mắng con -> dồn tâm trí và sức lực vào việc làm cây lược ngà cho con -> Trao gửi vật kỉ niệm lại cho bạn thân trước lúc hi sinh.
=> Anh Sáu thương con tha thiết, sâu nặng.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết.
-H: Tổng hợp những đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện ?
+ Gợi ý : Cốt truyện ntn ? Tình huống truyện ra sao ? 
+ Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ? Cách chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện ?
-H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả trong vb ?
-H: Ngôn ngữ của truyện ra sao ?
* Cho HS thảo luận nhóm để rút ra chủ đề tư tưởng của truyện -> Gv nhận xét, chốt. 
* GV bình giảng về nhan đề vb : Chiếc lược kỉ niệm, chiếc lược tình cha, chiếc lược của hi vọng và niềm tin, chiếc lược – quà tặng của người đã khuất.
* GV khái quát nội dung và nghệ thuật của vb.
Hđ 3 : Tổng kết.
* Khái quát -> Trình bày :
- Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng hợp lí : cuộc về thăm nhà và gặp gỡ con gái ; con gái không nhận ra ba rồi nhận ra ba ; tình huống gặp lại cô giao liên Thu với anh Ba sau này, chiếc lược được trao tận tay cô, hoàn thành lời hứa với người đã khuất  
- Chọn ngôi kể và người kể : người kể chuyện là bạn thân của nhân vật chính – anh Ba, kể ở ngôi thứ nhất, không chỉ chứng kiến sự việc mà chia sẽ tình cảm, ý nghĩ cùng nhận vật -> Làm câu chuyện sinh động, đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
- Xây dựng nhân vật, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật rất thành công, đặc biệt làm tâm lí nhân vật thiếu nhi.
- Ngôn ngữ lời kể giản dị, đậm đà màu sắc Nam Bộ.
* Thảo luận nhóm -> Nêu : Chủ đề tư tưởng của truyện : Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, thời chiến tranh chống Mĩ ở miền Nam, nhà văn khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn.
* Nghe , lưu ý.
* Nghe , ghi chép.
III. Tổng kết :
- Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
Hđ 4 : Dặn dò : 
Nắm nội dung bài giảng của giáo viên 
Học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu trong truyện và làm các bài tập phần luyện tập.
Soạn bài “Cố hương” của Lỗ Tấn.
Soạn bài “Oân tập Tiếng Việt” ( các phương châm hội thoại  )
Oân lại các bài tiếng Việt đã học để chuẩn bị thực hiện tiết kiểm tra tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15 - CHIEC LUOC NGA.doc