Tiết 74:
CHIẾC LƯỢC NGÀ ( 2 tiết)
- Nguyễn Quang Sáng.
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp Hs cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.Nắm được sự sáng tạo trong nghệ thuật xât dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật.Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn trích.
2. Kỹ năng: Đọc, hiểu văn bản truyện sáng tác trong thời kỳ kháng chién chống Mỹ cứu nước.
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3.Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình;Tình cảm cha con trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
*Trọng tâm tiết 1: Đọc,tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm. Phân tích hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, ứng phó với sự căng thẳng, thể hiện sự cảm thông.
Soạn: 01.12 Giảng:06.12 Tiết 74: Chiếc lược ngà ( 2 tiết) - Nguyễn Quang Sáng. I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp Hs cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.Nắm được sự sáng tạo trong nghệ thuật xât dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật.Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn trích. 2. Kỹ năng: Đọc, hiểu văn bản truyện sáng tác trong thời kỳ kháng chién chống Mỹ cứu nước. Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. 3.Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình;Tình cảm cha con trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. *Trọng tâm tiết 1: Đọc,tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm. Phân tích hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà. II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài: - Tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, ứng phó với sự căng thẳng, thể hiện sự cảm thông. III. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, vấn đáp, dạy học theo nhóm. - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, đọc hợp tác, tóm tắt tài liệu theo nhóm. 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, tranh minh họa SGK, chân dung tác giả. IV.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức: Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: ấn tượng của em khi đọc truyện”Lăng Lẽ Sa Pa”, về mảnh đất và con người Sa Pa ntn?Nhận xét nghệ thuật độc đáo của truyện? - Đáp án:Sa Pa lặng lẽ mà không lặng lẽ,vẫn còn rất nhiều người đang ngày đêm âm thầm lặng lẽ , say mê lao động cống hiến cho công cuộc xây dựng CNXH. Nghệ thuật: Cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn, kết hợp tự sự , trữ tình và bình luận. * Đặt vấn đề vào bài: Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để làm nên những chiến công kỳ diệu còn có những mất mát âm thầm mà người lính đã trải qua. Văn bản Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng giúp các em hiểu rõ thêm những mất mát đó, đồng thời thấy được tình cảm cha con sâu lặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Giọng trầm, thể hiện cảm xúc chú ý lời lời thoại của nhân vật :Bé Thu giọng cáu kỉnh, nhát gừng, cộc lốc. -Ông Sáu :Xúc động, pha lẫn sự đau khổ. -Vết thẹo, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói ? Dựa vào chú thích * giới thiệu những nét khái quát về nhà văn Nguyễn Quang Sáng. -Gv giới thiệu chân dung nhà văn. Giảng thêm về tác giả. ? Cho biết hoàn cảnh sáng tác văn bản. *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích văn bản. ? Xác định thể loại của văn bản, phương thức biểu đạt. -Nhận xét về ngôi kể trong văn bản?( Cách kể chuyện lồng trong chuyện. Phần chính là chuyện của bác Ba kể về cha con ông Sáu.Văn bản Sgk luợc bỏ phần đầu và phần cuối) -Dựa vào văn bản Sgk , em hãy tóm tắt nội dung văn bản? Giáo viên tóm tắt đoạn trước: Cô giao liên tên Thu mà người kể chuyện gặp. - Đoạn trích có mấy tình huống(2) - Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách.. - ở khu căn cứ ông Sáu dành tình cảm cho con để làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng con... -Gv đưa các ý chính lên máy chiếu. -Gv gọi Hs đọc lại đoạn khi ông Sáu mới về nhà và bé Thu không nhận ông Sáu là cha. -Những từ ngữ nào chứng tỏ bé Thu không nhận ông Sáu là cha? Chỉ rõ diễn biến tâm lý đang diễn ra trong lòng cô bé. -Phản ứng tâm lý của Thu duiễn ra trong từng hoàn cảnh cụ thể.Hãy chỉ rõ và phân tích ý nghĩa từng phản ứng tâm lý của bé Thu? -Em có nhận xét gì về thái độ của bé Thu trứoc những tình huống đó? Gv liên hệ:Chứng tỏ nhà văn hiẻu sâu sắc và có tấm lòng yêu trẻ hiểu tâm lí trẻ.. -Thái độ và hành động của bé Thu với ông Sáu như trên có phải em là đứa trẻ hư không?Vì sao?(Không- Biểu hiện tâm lí tự nhiên- Không nhận cha- Chỉ yêu và nhận cha khi tin chắc đó đúng là ba). -Gv bình giảng. I. Đọc-tìm hiểu chú thích : 1.Đọc : 2.Chú thích : -Từ khó :Lưu ý những từ địa phương. a.Tác giả :Sinh năm 1932, quê An Giang. -Là nhà văn quân đội trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. -Đề tài:Viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. -Truyện của ông thường có cốt truyện hấp dẫn, xây dựng nhiều tình huống bất ngờ, tự nhiên. b.Tác phẩm: -Sáng tác 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. -Nằm trong tập truyện cùng tên. II. Đọc-hiểu văn bản: 1.Tìm hiểu chung: -Thể loại:Truyện ngắn. -Phương thức biểu đạt: Tự sự,trữ tình,biểu cảm,nghị luận. - Ngôi kể:Ngôi thứ ba. 2.Tóm tắt cốt truyện: -Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, Mãi khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà,thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ba em không giống với người trong bức ảnh mà em đã biết. -Em đối xử với ba như người xa lạ, đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì lúc ông Sáu phải trở về đơn vị. - ở khu căn cứ , ông Sáu dồn hết tình cảm yêu quý nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược ngà voi để tặng đứa con gái bé bỏng. -Trong một trận càn của giặc,ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông trao cây lược cho người bạn 3.Phân tích : a.Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà. *Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là cha : -Khi ông Sáu định ôm hôn con :Bé Thu hốt hoảng,tái mặt đi,vụt chạy,kêu thét lên. úSợ hãi, xa lánh. - Khi mẹ bảo mời ba vô ăn cơm : Nói trổng, không chịu kêu ba. - Khi cần nhờ cha chắt nước cơm : tỏ thái độ ương ngạnh,bất cần. - Khi ông Sáu gắp cho miếng trứng cá :hất cái trứng cá mà ông gắp cho. - Khi ông Sáu tức giận đánh vào mông nó:Nó bỏ về nhà bà ngoại. úBé Thu là đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật với người cha. Đó là một tâm lý tự nhiên (Khi Thu chưa hiểu lý do của vết thẹo) 4.Củng cố, luyện tập : ; Gv khắc sâu cho học sinh những nội dung cơ bản của tiết học. 5.Hướng dẫn về nhà : Học bài, tóm tắt đoạn trích,soạn tiếp phần còn lại.
Tài liệu đính kèm: