Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt

Tiết 74

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu bài kiểm tra

Thu thập thông tin để đánh giá năng lực của học sinh cuối học kì I. Trọng tâm là các bài: Thuật ngữ, sự phát triển của từ vựng, các phương châm hội thoại, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hôi, sử dụng từ và các biện pháp tu từ.

II. Hình thức

- Hình thức: Tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra :cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút rồi thu bài.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:9A......./......./2012 
 9B......./......./2012 
Tiết 74
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài kiểm tra
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực của học sinh cuối học kì I. Trọng tâm là các bài: Thuật ngữ, sự phát triển của từ vựng, các phương châm hội thoại, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hôi, sử dụng từ và các biện pháp tu từ.
II. Hình thức
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra :cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút rồi thu bài.
III. Ma trận
 Mức độ
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dung
 Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Thuật ngữ
Trình bày các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
2. Sự phát triển của từ vựng
Trình bày các xu thế phát triển của từ vựng tiếng viêt
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
3.Các phương châm hội thoại
Nhận ra và lí giải được vi phạm phương châm hội thoại trong giao tiếp
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
4.Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Phân biệt từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:2
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
5.Sử dụng từ và các biện pháp tu từ.
Nhận xét nhệ thuật sử dụng từ, biện pháp tu từ trong bài thơ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tổng
Số câu:3
Số điểm:4
Tỉ lệ:40%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Số câu:6
Sốđiểm:10
Tỉlệ:100%
IV. Đề kiểm tra
1, Từ vựng tiến Việt được phát triển theo các hình thức nào? (1 đ)
2, Phân biệt từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân và biệt ngữ xã hội?(1đ)
3, Trong giao tiếp có nên sử dụng từ ngữ địa phương không?(2đ)
4, Trình bày những đăc điểm cơ bản của thuật ngữ?(2đ)
5, Đọc hai câu chuyện sau và cho biết tình huống giao tiếp trong câu chuyện nào không tuân thủ phương châm hội thoại và giải thích vì sao?(1đ )
Câu chuyện 1
“ Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:
 Em cho thầy biết “ sóng” là gì?
Học sinh trả lời:
 Thưa thầy, Sóng là bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh ạ”
Câu chuyện 2
“ Khoảng 10 giờ tối, ông bác sĩ nhận được một cú điện thoại của một khách quen ở vùng quê.
 Ông khách nói, giọng hốt hoảng:
Thưa bác sĩ, thằng bé nhà mình nuốt cây bút bi của mình rồi. Bây giờ biết làm thế nào? Xin bác sĩ đến ngay cho.
 Mình lên đường ngay nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào đường ông lại lầy lội, một tiếng rưỡi nữa mới đến được.
Thế trong chờ bác sĩ đến mình biết làm thế nào?
 Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.”
6, Phân tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ sau( 3đ)
Áo đỏ em đi giữa phố đông,
 Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
 Em đi lửa cháy trong bao mắt,
 Anh đứng thành tro em biết không?
 ( Vũ Quần Phương – Áo đỏ)
V. Đáp án.
Câu 1 : (1 điểm)
	- Các hình thức phát triển của từ vựng tiếng Việt : Phát triển nghĩa của từ, phát triển số lượng của các từ.
	- Trong hình thức phát triển số lượng các từ ngữ, có hai hình thức : Tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Câu 2 : (1 điểm)
	- Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được tất cả mọi người sử dụng.
	- Từ ngữ địa phương khác với từ ngữ toàn dân. Từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
	- Biệt ngữ xã hội khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Câu 3 : (2 điểm)
	- Trong giao tiếp, không nên lạm dụng phương ngữ mà nên sử dụng phương ngữ hợp lí trong những hoàn cảnh nói và viết tiếng Việt khác nhau.
	- Chỉ sử dụng phương ngữ khi giao tiếp với người trong gia đình, bàn bè và người cùng địa phương. Trong các giao tiếp có tính nghi thức, không được dùng ngôn ngữ địa phương.
	- Khi viết văn, cần tránh dùng từ địa phương, nhưng nếu để khắc họa nét riêng hoặc những đặc trưng có tính chất địa phương của một nhân vật nào đó thì có thể dùng phương ngữ.
Câu 4 : (1 điểm)
	Thuật ngữ có những đặc điểm cơ bản sau : 
	- Tính chính xác : Thuật ngữ biểu thị chính xác các khái niệm khoa học, công nghệ. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. thuật ngữ không có tính biểu cảm.
	- Tính hệ thống : Các khái niệm của một ngành chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau cho nên các thuật ngữ biểu thị các khái niệm ấy cũng tạo thành một hệ thống chặt chẽ.
	- Tính quốc tế : Thuật ngữ biểu thị các khái niệm chuyên môn, là tài sản chung của nhân loại. Nó là kết quả nhận thức về thế giới của nhiều dân tộc nên nó có tính quốc tế.
Câu 5 : (2 điểm)
	- Cả hai câu chuyện đều không tuân thủ phương châm hội thoại và đều vi phạm phương châm quan hệ : nói không đúng đề tài giao tiếp.
* Lí giải :
	Câu chuyện 1 : Thầy giáo trong giờ Vật lí hỏi về khái niệm “sóng” ( hiện tượng vật lí ), thì học sinh lại trả lời về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
	Câu chuyện 2 : Người khách báo cho bác sĩ chuyện con anh ta nuốt bút bi vào bụng, cần biết cách điều trị thì bác sĩ lại trả lời là lấy bút bi dùng tạm ) thay thế cho bút bi để viết ) : Không đưa ra phương pháp điều trị.
Câu 6 : (3 điểm)
	- Trong bài thơ có dùng hai trường từ vựng : Trường từ vựng chỉ màu sắc : Đỏ , xanh, hồng,  Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng đến lửa.
	- Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau : Màu áo đỏ của cố gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa khắp người anh, làm anh say đắm ngất ngây. Ngọn lửa lan ra cả không gian làm không gian cũng bừng sắc.
	- Trong khổ thơ còn dùng những cặp từ ngữ đối lập : Cây xanh >< anh đứng, vì vậy bài thơ đã tạo được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt, nồng cháy.
* Lưu ý :
	- Điểm trừ tối đa với bài viết không đảm bảo kiểu bài, thể loại và bố cục là (2 điểm)
	- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đúng về ý là (1 điểm)
	- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docKiểm tra tiếng việt.doc