I. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học
2.Kĩ năng:
- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài theo yêu cầu ở SGK trang 203
2. Học sinh:
- Soạn bài theo định hướng của SGK và sự hướng dẫn của GV
• Trả lời các câu hỏi.
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Bình giảng
- Nêu vấn đề
Tuần 15 Tiết 74 ÔN TẬP VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI Soạn: Giảng: I. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học 2.Kĩ năng: - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: - Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài theo yêu cầu ở SGK trang 203 2. Học sinh: - Soạn bài theo định hướng của SGK và sự hướng dẫn của GV Trả lời các câu hỏi. C.PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại - Thảo luận nhóm - Bình giảng - Nêu vấn đề D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Điểm danh 2.Kiểm tra bài cũ: Thông qua ( Kiểm tra trong quá trình ôn tập) 3.Bài mới: Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học theo mẫu. GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại tên các bài thơ đã học theo trình tự các bài học SGK (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Ánh trăng). Nêu yêu cầu các kiến thức tối thiểu cần nhớ được về mỗi tác phẩm. GV kẻ trên bảng mẫu thống kê, chia cột theo các mục đã nêu ở câu 1 trong SGK. Gọi từng HS đọc nội dung đã chuẩn bị ở nhà trong bảng thống kê theo từng tác phẩm. PHẦN THƠ: TT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Đặc sắc nội dung tư tưởng Đặc sắc nghệ thuật 1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ. - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: đầu súng trăng treo. 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên những nẻo đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gắn với lời văn xuôi, lời nói thường ngày. 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bảy chữ Cảm xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cảnh một chuyến ra khơi đánh cá của những ngư dân Quảng Ninh Cảm hứng vũ trụ - lãng mạn. Nhiều hình ảnh đẹp, nên thơ, âm hưởng rộn ràng, phấn chấn. Một bài ca lao động hào hứng 4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Bảy chữ và tám chữ Nhớ lại những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là của bà đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện và bình luận. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. Giọng thơ bồi hồi, cảm động 5 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Từ hình ảnh trăng trong thành phố, nhớ lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ mà hợp lí. (thình lình mất điện, mở cửa sổ, chợt gặp vầng trăng); giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu; kết bài gợi mở (cái giật mình không phải ngẫu nhiên) Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi về các tác phẩm thơ (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng) đã học: GV nêu câu hỏi. HS trả lời độc lập 1. Ba bài thơ “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Ánh trăng”: Đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tâm hồn và tính cách + Đồng chí: Viết về người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trẻ tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ + Ánh trăng: Những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh 2. So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ: - Đồng chí và Đoàn thuyền đánh cá: + Đồng chí: Sử dụng bút pháp hiện thực + Đoàn thuyền đánh cá: Dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo. -Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Ánh trăng: + Bài thơ về tiểu đội xe không kính : Bút pháp hiện thực + Ánh trăng: Bút pháp gợi tả 3. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ: - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh, liên tưởng, tưởng tượng bay bổng. Giọng thơ tươi vui, khỏe khoắn - Đồng chí (Chính Hữu): Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc, cô đúc. Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo - Ánh trăng (Nguyễn Duy): Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát. Lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: Ánh trăng im phăng phắc Hoạt động 3: Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học theo mẫu. GV yêu cầu HS nhắc lại tên các truyện ngắn đã học theo trình tự các bài học SGK(Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Chiếc lược ngà). Nêu yêu cầu các kiến thức tối thiểu cần nhớ được về mỗi tác phẩm. GV kẻ trên bảng mẫu thống kê, chia cột theo các mục đã nêu ở câu 1 trong SGK. Gọi từng HS đọc nội dung đã chuẩn bị ở nhà trong bảng thống kê theo từng tác phẩm. Hoạt động 4: PHẦN TRUYỆN: TT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung 1 Làng (Trích truyện ngắn) Kim Lân 1948 Truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. 2 Lặng lẽ Sa Pa (trích truyện ngắn) Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao. Qua đó, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà (trích truyện ngắn) Nguyễn Quang Sáng 1966 Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách với nhiều éo le, trắc trở. Qua đó, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh. Hoạt động 5: Trả lời câu hỏi về các tác phẩm truyện hiện đại (Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Chiếc lược ngà). đã học: GV nêu câu hỏi. HS trả lời độc lập 1. Nhận xét hình ảnh con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Hình ảnh các thế hệ con người Việt nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ: * Được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: - Ông Hai (Làng): Tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến. - Người thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”: Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người. - Bé Thu (Chiếc lược ngà): Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha. - Ông Sáu (Chiếc lược ngà): Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. 2.Tình huống truyện: - Làng: Tin không căn cứ làng chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến khi sự thật được sáng tỏ. - Lặng lẽ Sa Pa: Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh cao Yên Sơn 2600m. - Chiếc lược ngà: Ông Sáu về thăm vợ con, con ông kiên quyết không nhận ba. Đến lúc ra đi vào lúc không ai ngờ tới Bé Thu đã gọi cha. Tiếng gọi đầu tiên và cũng là cuối cùng. 3. Cảm nghĩ về các nhân vật trong các tác phẩm truyện trên. ( HS phát biểu) Hoạt động 6 : Củng cố Đọc diễn cảm một bài thơ mà em thích hoặc tóm tắt ngắn gọn một trong những truyện ngắn trên. Hoạt động 7: Ôn kỹ nội dung trên chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết
Tài liệu đính kèm: