Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Chiếc lược ngà (tiếp) - Nguyễn Quang Sáng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Chiếc lược ngà (tiếp) - Nguyễn Quang Sáng

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Giúp Hs cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.Nắm được sự sáng tạo trong nghệ thuật xât dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật.Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn trích.

2. Kỹ năng: Đọc, hiểu văn bản truyện sáng tác trong thời kỳ kháng chién chống Mỹ cứu nước.

Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3.Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình;Tình cảm cha con trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh

 *Trọng tâm:Phân tích sự thay đổi tâm lý của bé Thu và ông Sáu.

II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, ứng phó với sự căng thẳng, thể hiện sự cảm thông.

III. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 - Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, vấn đáp, dạy học theo nhóm.

 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, đọc hợp tác, tóm tắt tài liệu theo nhóm.

2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, tranh minh họa SGK, chân dung tác giả.

IV.Tiến trình bài dạy:

 1.ổn định lớp: kiểm diện sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: ? Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Chiếc lược ngà (tiếp) - Nguyễn Quang Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 01.12
 Giảng:07.12
 Tiết 75
 Chiếc lược ngà (Tiếp)
 -Nguyễn Quang Sáng.
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 Giúp Hs cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.Nắm được sự sáng tạo trong nghệ thuật xât dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật.Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn trích.
2. Kỹ năng: Đọc, hiểu văn bản truyện sáng tác trong thời kỳ kháng chién chống Mỹ cứu nước.
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3.Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình;Tình cảm cha con trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh
 *Trọng tâm:Phân tích sự thay đổi tâm lý của bé Thu và ông Sáu.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, ứng phó với sự căng thẳng, thể hiện sự cảm thông.
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, đọc hợp tác, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, tranh minh họa SGK, chân dung tác giả.
IV.Tiến trình bài dạy:
 1.ổn định lớp: kiểm diện sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Câu hỏi: ? Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 3.Bài mới:
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung
- Gv nhắc lại nội dung cơ bản của tiết 1
*Hoạt động 3:Hướng dẫn Hs phân tích tiếp
-Gọi Hs đọc lại đoạn văn.
-Trong buổi sáng trước khi ông Sáu lên đường thái độ và hành động của bé Thu biểu thị qua 
đâu?
-Nhận xét,so sánh trước đó?
-Tâm trạng của người kể chuyện(bác Ba) như thế nào?( Như có ai nắm chặt trái tim)
-Nếu là người được chứng kiến cuộc chia tay đó, em hãy nói lên tâm trạng của mình?( Xúc động ,nghẹn ngào).
-Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tâm trạng của bé Thu?
-Em đánh giá ntn về nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật của tác giả? (Am hiểu tâm lý trẻ thơ)
 *Hoạt động 4: Phân tích tình cảm ông Sáu dành cho con.
-Hãy phát hiện những chi tiết biểu hiện tình cảm ông Sáu dành cho con. Đặc biệt qua tình huống nào?
 -Gv cho Hs thảo luận nhóm:
 +Nhóm1: Khi về đến nhà?
 +Nhóm 2: Khi chia tay?
 +Nhóm 3: Khi ở chiến trường?
-Em có suy nghĩ gì về những tình cảm ấy?(Tình cha con sâu sắc,mãnh liệt).
-Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh và tâm hồn người lính?
*Hoạt động 5: Hướng dẫn Hs ghi tổng kết
-Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của văn bản?
 Phần sau: Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với bé Thu (Cô giao liên dũng cảm)một lần ông cùng đoànĐồng Tháp Mười.
-Em hiểu gì về ý nghĩa của văn bản?
*Hoạt động 6: Hướng dẫn Hs luyện tập
II.Đọc –hiểu văn bản:
3.Phân tích:
b.Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha.
-Thái độ: Mặt nó sầm lại,buồn rầu, đôi mắt nghĩ ngợi sâu xa.
-Hành động: Gọi thét ba, chạy đến ôm chầm bấu chặt, không muốn rời.
úSự thay đổi đột ngột, đối lập với những hành động của bé Thu trước đó – Sự nghi ngờ về người cha đã được giải toả- ân hận, hối tiếc về sự đối xử với ba- tình yêu dành cho ba bùng lên mạnh mẽ, hối hả , cuống quýt.
ú Bé Thu có tình cảm sâu sắc,mạnh mẽ,cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ.
c.Tình cha con sâu nặng của ông Sáu:
*Trong chuyến về thăm nhà:
 -Không chờ xuồng cập bến,vội vàng..
 -Suốt ngày không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.
*Khi chia tay:
 -Một tay ôm con, một tay lau nước mắt..
*Khi ở chiến trường:
-Ân hận vì lỡ đánh con.
-Dành hết tâm trí, công sức làm cây lược..
ú Thấm thía tình cảm cha con,thấm thía những mất mát đau thương, nhữnh éo le mà chiến tranh đã đem đến cho bao gia đình và con người.
III.Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Cốt truyện chặt chẽ.
- Tình huống bất ngờ.
 -Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật độc đáo, ấn tượng.
2.Nội dung :
- Thể hiện tình cha con cao đẹp và sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
IV. Luyện tập :
-Thay ngôi kể thứ ba bằng lời kể của ông Sáu hoặc bé Thu kể cảnh gặp gỡ cuối cùng giữa hai cha con.
 4.Củng cố , luyện tập: - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học.
 5.Hướng dẫn về nhà : - Học bài ,đọc và nắm vững cốt truyện.
 - Soạn bài :Cố hương của Lỗ Tấn
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra thơ và truyện hiện đại.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 72 tuan 15.doc