Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (trắc nghiệm kết hợp với tự luận)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (trắc nghiệm kết hợp với tự luận)

Tiết 75

KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

(Trắc nghiệm kết hợp với tự luận)

I. Mục tiêu bài kiểm tra

 - Kiểm tra kiến thức HS về phần văn học hiện đại ( Thơ và truyện hiện đại).

 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.

 - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu các chi tiết về nội dung, nghệ thuật, kĩ năng tóm tắt truyện; Kĩ năng phân tích.

II. Hình thức

 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm + tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.

III. Ma trận

 - Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Bếp lửa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Ánh trăng; Làng; Chiếc lược ngà.

 - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (trắc nghiệm kết hợp với tự luận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:9A......./......./2012 
 9B......./......./2012 	
Tiết 75
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
(Trắc nghiệm kết hợp với tự luận)
I. Mục tiêu bài kiểm tra
 - Kiểm tra kiến thức HS về phần văn học hiện đại ( Thơ và truyện hiện đại).
 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu các chi tiết về nội dung, nghệ thuật, kĩ năng tóm tắt truyện; Kĩ năng phân tích.
II. Hình thức
 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm + tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.
III. Ma trận
 - Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Bếp lửa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Ánh trăng; Làng; Chiếc lược ngà.
 - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 - Xác định khung ma trận:
MA TRẬN KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )	
Mức độ
Chủ đề
Nhân biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
 TL
TNKQ
 TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
Đồng chí
Nhận biết hoàn cảnh sáng tác
Hiểu được chủ đề của bài thơ
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
5%
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nhận biết hoàn cảnh sáng tác
Hiểu những phẩm chất của người lính
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
5%
Bếp lửa
Nhận biết hoàn cảnh sáng tác
Hiểu Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
5%
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nhận biết ý nghĩa của ý thơ
Hiểu được ý nghĩa của tình cảm người mẹ trong kháng chiến
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
5%
Ánh trăng
Nhận biết hoàn cảnh sáng tác
Hiểu được ý nghĩa của của chi tiết thơ
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
5%
Làng
Hiểu thái độ của nhân vật qua một số chi tiết
Số câu
2
2
Số điểm
0,5
0,5
Tỉ lệ
5.0%
5.0 %
Chiếc lược ngà
Nắm được ý nghĩa của tác phẩm
Phân tích tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu
Số câu
  1
1
2
Số điểm
2
5
7
Tỉ lệ
  20%
  50 %
70%
Tổng số câu
5
7
1
1
15
Số điểm
1,25
1,75
2
5
10
Tỉ lệ
12,5%
17,5%
20 %
50 %
100%
IV. Đề kiểm tra
I . Phần trắc nghiệm ( 3đ ) : Hãy đọc và khoanh tròn phương án trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì nào? 
 A. Trước Cách mạng tháng Tám..
 B. Trong kháng chiến chống Pháp.
 C. Trong kháng chiến chống Mĩ. 
 D. Đất nước được hoà bình độc lập. .
Câu 2 : Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì ?
 A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
 C. Sự nghèo túng , vất vả của những người nông dân mặc áo lính. 
 D. Vẻ đẹp của hình ảnh " đầu súng trăng treo "
Câu 3: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kì nào? ?
 A. Trước Cách mạng tháng Tám..
 B. Trong kháng chiến chống Pháp.
 C. Trong kháng chiến chống Mĩ. 
 D. Đất nước được hoà bình độc lập. .
Câu 4: Hình ảnh chiếc xe không kính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã làm nổi bật ở người chiến sĩ lái xe những phẩm chất cao đẹp nào?
Sức mạnh tinh thần lớn lao của họ.
Lòng dũng cảm.
Tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn.
Tổng hợp các ý trên.
Câu 5: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Nhà thơ xa bà đi bộ đội.
Nhà thơ xa quê đi xây dựng kinh tế.
Nhà thơ xa quê đi học ở nước ngoài.
Nhà thơ đi sơ tán.
Câu 6. Vì sao hình ảnh bếp lửa được coi là kì lạ và thiêng liêng ?
 A. Vì bếp lửa nồng đượm ấm áp bao kỉ niệm bà cháu.
 B. Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi thơ. 
 C. Vì bếp lửa nhóm niềm tin tưởng bền bỉ.
 D. Tổng hợp cả 3 ý trên.
Câu 7. Nên hiểu câu thơ “ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” như thế nào ?
 A . Em bé nóng như mặt trời rọi nắng trên lưng mẹ .
 B . Em bé là nguồn sáng , nguồn vui , nguồn sống của mẹ .
 C . Mặt trời thiên nhiên như em bé nằm trên lưng mẹ .
 D . Mặt trời gần gũi với mẹ như là một con người .
Câu 8 . Điểm mới trong tình cảm của người mẹ Tà- ôi là gi?
 A . Thương con trai của mình tha thiết.
 B . Thương dân làng, trồng bắp để dân làng không bị đói .
 C . Thương bộ đội, giã gạo để nuôi bộ đội . 
 D . Thương con trai gắn liền với dân làng, bộ đội và đất nước .
Câu 9: Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong thời kì nào?
 A. Trước Cách mạng tháng Tám..
 B. Trong kháng chiến chống Pháp.
 C. Trong kháng chiến chống Mĩ. 
 D. Đất nước được hoà bình độc lập.
Câu 10. Vì sao Nguyễn Duy lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc?
 A. Ân hận tự trách mình đã sớm quên quá khứ- những ngày gian nan mà hào hùng thời đánh Mĩ.
 B. Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho hòa bình hạnh phúc hôm nay.
 C. Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng, có mới nới cũ.
 D. Tổng hợp những ý trên.
Câu 11: Câu : “ Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ . Đốt “nhẵn” thể hiện thái độ gì của ông Hai ?
 A . Đau xót .
 B . Tỏ ra vui mừng .
 C . Căm thù bọn xâm lược .
 D . Căm ghét vì làng theo Tây .
Câu 12: Vì sao ông Hai lại có thái độ mà em chọn ?
 A . Vì điều này chứng tỏ làng Chợ Dầu không theo Tây .
 B . Vì điều này chứng tỏ ông vẫn một lòng theo cách mạng .
 C . Vì điều này chứng tỏ ông đặt Tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân .
 D . Cả 3 phương án trên .
II. Tự luận ( 7 đ )
 Câu 1: Cho biết ý nghĩa văn bản “ Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng”
 Câu 2: Em hãy phân tích tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu đối với bé Thu ( 5 đ )
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm.
II. Tự luận. 
Câu 1 Học sinh nêu được: ( Mỗi ý 1 đ )
 - Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
 - Hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 2: PT được các ý sau: 
 - Lần đầu tiên gặp con ( 1 đ ) Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
 - Những ngày đoàn tự: ( 1 đ ) Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
 - Những ngày xa con: ( 3 đ )
 + Ông Sáu thực hiện lời hứa với con. Quyết tâm làm chiếc lược ngà, khắc lên dòng chữ nhỏ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”® chính chiếc lược ngà làm dịu đi nỗi ân hận và tình cảm nhớ thương con.
 + Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, anh Sáu yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái→ chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý thiêng liêng về tình cha con

Tài liệu đính kèm:

  • docKiểm tra thơ và truyện hiện đại.doc