Tiết 75. Ôn tập Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kì một.
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng thành thạo những biện pháp nghệ thuật trong đã học vào trong nói, viết
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ ôn tập, luyện tập, thực hành tích cực những biện pháp nghệ thuật vào trong văn vản, đoạn văn.
B. Chuẩn bị :
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
Ngày soạn : 28 / 11 / 09 Ngày giảng : 30 / 11 / 09 Tiết 75. Ôn tập Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Kiến thức: - Học sinh nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kì một. - Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Kĩ năng: - Sử dụng thành thạo những biện pháp nghệ thuật trong đã học vào trong nói, viết 3. Thái độ - Học sinh có thái độ ôn tập, luyện tập, thực hành tích cực những biện pháp nghệ thuật vào trong văn vản, đoạn văn. B. Chuẩn bị : * Giáo viên: Soạn giáo án. * Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động : * Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ. ( 2’ ) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài : ( 1’ ) ở những bài học trước, các em đã nắm được các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Để củng cố, khắc sâu kiến thức về những nội dung này tiết học hôm nay thầy cùng các em ôn tập. * Hoạt động 3: Bài mới : ( 38’ ) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt GV: Treo sơ đồ dán lên bảng ? Em hãy nêu các phương châm hội thoại đã học? ? Cho biết thế nào là phương châm về lượng? ? Phương châm về chất được thể hiện như thế nào? ? Em hãy nhắc lại nội dung của phương châm quan hệ? ? Phương châm cách thức là gì? ? Phương châm lịch sự được thể hiện như thế nào? GV: Trong giao tiếp các em cần tuân thủ 5 phương châm hội thoại trên thì mục đích giao tiếp sẽ đạt hiệu quả cao. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày vẫn có những trường hợp vi phạm 1 trong những phương châm hội thoại trên-->các em theo dõi câu chuyện trên và nhận xét. ? Qua theo dõi câu chuyện, hãy cho biết phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Hãy giải thích vì sao? ? Trong cuộc sống, các em cũng có thể gặp những trường hợp vi phạm các phương châm hội thoại. Hãy kể lại một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ? ? Trong tình huống em kể người nói đã vi phạm phương châm nào? ? Em có thể sửa lại như thế nào để đúng với phương châm lịch sự? ? Hãy cho biết từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt có đặc điểm gì? Ví dụ? ? Em hãy so sánh với ngôn ngữ khác để thấy được từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm? ( So sánh với ngôn ngữ Tiếng Anh ). ? Hãy lấy ví dụ? ? Trong Tiếng Việt, xưng hô cần tuân thủ phương châm: '' xưng khiêm, hô tôn ''. Em hiểu phương châm đó như thế nào ? ? Lấy ví dụ minh hoạ? GV: Những từ ngữ xưng hô thể hiện phương châm trên như: - Từ ngữ xưng hô thời trước: Bệ hạ, bần tăng. Từ ngữ xưng hô hiện nay: Quí ông, quí bà, quí vị. ? Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến từ ngữ xưng hô? GV: Gọi học sinh trình bày -->nhận xét. ? Em hãy cho biết cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp khác nhau như thế nào? GV: Treo bảng phụ. GV: Gọi học sinh đọc. ? Chuyển những lời đối thoai trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp? ? Để chuyển đổi những lời những lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp ta làm như thế nào? ? Hãy phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại? GV: Gọi đại diện nhóm trả lời-->nhận xét, bổ xung. - Quan sát -Lựa chọn – nêu -Độc lập -Độc lập -Nhắc lại KT -Ôn KT -Độc lập -Nghe -Giải thích -Nhận xét -Phát hiện -Độc lập -Nêu đặc điểm -So sánh -Lấy ví dụ -Lí giải -Lấy ví dụ - HS nghe -Giải thích -Độc lập - HS đọc -Chuyển -Nhận xét -Phân tích I. Các phương châm hội thoại. về lượng về chất Phương châm quan hệ cách thức lịch sự * Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. * Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. * Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. * Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, cần tránh nói mơ hồ. * Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. * Câu chuyện: Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ: - Em cho thầy biết sóng là gì? Học sinh: Thưa thầy '' sóng '' là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ! - Vi phạm phương châm quan hệ. Vì : Người nói không nói đúng vào đề tài giao tiếp. Thầy giáo hỏi về sóng cần phải giải thích khái niệm về sóng trong môn Vật lí nhưng học sinh lại trả lời sóng là tên bài thơ của tác giả Xuân Quỳnh. Ví dụ: Có một người khách hỏi anh lái xe ôm: - Anh làm ơn cho tôi hỏi: Đường ra bến xe đi lối nào ạ? Anh lái xe ôm trả lời: - Tới ngã tư và rẽ phải. Người nói đã vi phạm phương châm lịch sự. * Sửa: Bác đi đến ngã tư trước mặt sau đó rẽ tay phải và đi thẳng là tới ạ! II. Xưng hô trong hội thoại. 1.Từ ngữ xưng hô. - Phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Ví dụ: +Tôi, tao, tớ, mình. +Chúng tôi, chúng tao. +Anh, em, chú, bác, cô, dì. * So sánh trong Tiếng Anh ( tự chỉ mình ) người nói dùng từ I ( tôi ) số đơn là: Tên. Hoặc we ( chúng tôi ) để hỏi ( chỉ người nghe ) người nói dùng you cho cả số đơn và số phức nhưng trong Tiếng Việt hoàn toàn khác. - Tiếng Việt: +Chúng ta: Chỉ cả người nói và người nghe. +Chúng tôi: Chỉ người nói. - Tiếng Anh: +We: là chúng tôi, chúng ta. 2.Sử dụng từ ngữ xưng hô. - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp cho thích hợp. Ví dụ: Cùng là đối tượng bạn bè trong giờ ra chơi, ở nhà. - Bạn - tớ, cậu - tớ. Trong đại hội, trong giờ sinh hoạt. - Các bạn - chúng tôi. - Bạn - tôi. - Phương châm: Xưng khiêm hô tôn có nghĩa là khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. Ví dụ: Người nói bằng tuổi hoặc hơn tuổi vẫn xưng là em và gọi người nghe là anh hoặc bác ( Gọi thay con ). - Trong Tiếng Việt để xưng hô có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc: Cô, dì... +Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng. +Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao ) và mố quan hệ giữa người nói với người nghe ( thân hay sơ, khinh hay trọng ). Vì thế nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt kết quả giao tiếp như mong muốn. III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 1.Khái niệm. * Dẫn trực tiếp: Là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hay của nhân vật. Lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép. * Dẫn gián tiếp: Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 2.Bài tập. Đoạn trích''Vua Quang Trung...dẹp tan '' ( Ngô Gia Văn Phái ) Bỏ dấu gạch ngang đầu dòng. - Thay đổi ngôi kể. - Thay đổi ngôi kể: +Tôi ( ngôi thứ nhất)- Nhà vua ( ngôi thứ ba ). +Chúa công ( ngôi thứ hai ) -Vua Quang Trung ( ngôi thứ ba) - Tỉnh lược từ chỉ địa điểm: Đây. +Từ chỉ thời gian: Bay giờ, bấy giờ. * .Bài tập 2. Viết một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’ ) - Nắm chắc 5 phương châm hội thoại. - Phân biệt lời dẫn trực tiếp với lời dẫn gián tiếp. - Về nhà: Ôn tập chuẩ bị kiểm tra một tiết.
Tài liệu đính kèm: