Tiết 76- 77 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(Các phương châm Hội thoại, Xưng hô trong hội thoại.)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Ôn tập nội dung các bài(Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp).
2.Kỹ năng: khái quát kiến thức, Phân biệt lời dẫn trực tiếp, gián tiếp, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng chúng.
3.Thái độ:Có ý thức ôn tập các kiến thức đã học.
*Trọng tâm:Làm bài tập.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
- Thể hiện sự tự tin, giao tiếp, đặt mục tiêu, tìm kiếm và xử lý thông tin.
III.Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Trò chơi, dạy học theo nhóm.
- Kỹ thuật : Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, bảng tổng kết.
Soạn: 04.12 Giảng:09.12 Tiết 76- 77 : Ôn Tập Tiếng Việt (Các phương châm Hội thoại, Xưng hô trong hội thoại..) I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức:Ôn tập nội dung các bài(Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp). 2.Kỹ năng: khái quát kiến thức, Phân biệt lời dẫn trực tiếp, gián tiếp, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng chúng. 3.Thái độ:Có ý thức ôn tập các kiến thức đã học. *Trọng tâm:Làm bài tập. II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài: - Thể hiện sự tự tin, giao tiếp, đặt mục tiêu, tìm kiếm và xử lý thông tin. III.Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Trò chơi, dạy học theo nhóm. - Kỹ thuật : Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, bảng tổng kết. IV. Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ. *Đặt vấn đề vào bài: 3.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung *Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs ôn lại các kiến thức đã học. -Em hãy nhắc lại các phương châm hội thoại đã học?(5). Nhắc lại nội dung? -Em hãy kể lại một tình huống giao tiếp mà trong đó một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ? -Truyện thứ nhất: Sgv trang 206. *Hoạt động 2:Cho hs ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếngViệt và cách dùng của chúng. -Hs tự liệt kê.Gv nhận xét bổ sung. -Em hiểu phương châm “xưng khiêm hô tôn”ntn? Lấy ví dụ minh hoạ. - Những từ xưng hô thời trước: + Bệ hạ(từ dùng để gọi vua,khi nói với vua tỏ ý tôn kính) + Bần tăng: Nhà sư nghèo(Nhà sư tự xưng một cách tôn kính). +Bần sĩ: kẻ sĩ nghèo.tự xưng một cách khiêm tốn. +Tiểu nhân, Đại nhân... - Những từ ngữ xưng hô ngày nay: + Quý ông, quý bà, quý cô: từ dùng để gọi người đối thoại tỏ ý lịch sự, tôn kính. Hoặc trong nhiều trường hợp mặc dù người nói bằng tuổi thậm chí lớn hơn người nghe nhưng người nói vẫn xưng em và gọi người nghe bằng anh hoặc bác. -Ví dụ chị Dậu xưng hô với tên cai lệ.. *Hoạt động 3:Cho Hs thảo luận nhóm ,cử đại diện lên trình bày. *Hoạt động 4: Hướng dẫn ôn lại lời dẫn trực tiếp, gián tiếp. *Hoạt động 5:Hướng dẫn hs làm bài tập -Đọc đoạn trích sgk /190-191 và chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp.Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại. I. Lý thuyết: 1.Các phương châm hội thoại: -Phương châm về lượng. -Phương châm về chất. -Phương châm quan hệ. -Phương châm cách thức. -Phương châm lịch sự. *Bài tập: -Gv cho hs kể hoặc lấy ví dụ trong Sách giáo viên >> chốt lại các phương châm đã bị vi phạm. 2.Xưng hô trong hội thoại: a.Các cách xưng hô trong Tiếng Việt: - Anh/em; Ta /chú mày - Tôi/Ta ; Ông/tôi. b.Phương châm xưng hô Khiêm tôn. -Phương châm này có nghĩa :Khi xưng hô người nói tự mình xưng một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. *Lưu ý : Đây không chỉ là phương châm xưng hô trong tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông nhất là trong tiếng Hán, tiếng Nhật,Triều Tiên. -Riêng với tiếng Việt thì trong các từ xưng hô thời trước, phương châm này được thể hiện rõ hơn so với thời nay. 3.Thảo luận : -Trong tiếng việt , để xưng hô có thể không dùng các đại từ xưng hô mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng. -Mỗi phương tiện xưng hô tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói và người nghe (thân hay sơ, khinh hay trọng) ú Vì thế nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn. 4.Cách dẫn trực tiếp,cách dẫn gián tiếp : a. Cách dẫn trực tiếp : -Là cách nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp để trong dấu ngoặc kép. b.Cách dẫn gián tiếp : - Là cách thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật,có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. II.Luyện tập : Bài tập2/190 : Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô -Tôi(ngôi thứ nhất) -Chúa công(Ngôi thứ hai) -Nhà vua (ngôi thứ ba) -Vua Quang Trung (Ngôi thứ ba) Từ chỉ địa điểm đây (tỉnh lược) Từ chỉ thời gian Bây giờ Bấy giờ 4.Củng cố, luyện tập: Giáo viên khắc sâu kiến thức những nội dung đã học. 5.Hướng dẫn về nhà: -Học bài ,ôn tập những kiến thức đã học. -Chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt một tiết.
Tài liệu đính kèm: