CỐ HƯƠNG
- Lỗ Tấn -
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs
*Văn bản “Cố hương”
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
* Tiết trả bài
Ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về truyện và thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình và SGK Ngữ Văn 9 tập 1.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
*Văn bản “Cố hương”
1. Kiến thức :
Những đóng góp của Lỗ Tấn cho nến văn học Trung Quốc cũng như nền văn học nhân loại .
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niến tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới .
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm .
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn lỗ Tấn trong truyện Cố hương .
2. Kĩ năng :
Đọc -hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài .
- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện .
TUẦN 15 NS: 08/12/12 TIẾT 78-79-80 ND :11 /12/12 CỐ HƯƠNG - Lỗ Tấn - TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs *Văn bản “Cố hương” - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Cố hương. * Tiết trả bài Ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về truyện và thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình và SGK Ngữ Văn 9 tập 1. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : *Văn bản “Cố hương” 1. Kiến thức : Những đóng góp của Lỗ Tấn cho nến văn học Trung Quốc cũng như nền văn học nhân loại . - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niến tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới . - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm . - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn lỗ Tấn trong truyện Cố hương .. 2. Kĩ năng : Đọc -hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài . - Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được truyện . 3. Thái độ: Tự giác ôn bài, chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra. *.Tiết trả bài 1. Kiến thức : Những kiến thức cơ bản và hệ thống về truyện và thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình và SGK Ngữ Văn 9 tập 1. 2. Kĩ năng : Kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp. 3. Thái độ: Tự giác ôn bài, chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra. C. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình D. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn đinh: Kiểm tra sĩ số: Lớp : 9a1 vắng: p, kp . Lớp: 9a2 vắng: p, kp 2. Bài cũ : CTổng hợp những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”?Có thể khái quát về chủ đề tư tưởng của truyện ntn? 3. Bài mới * Giới thiệu bài : Không chỉ trong mà cả ở ngoài nước, chúng ta từng biết đến những tác giả văn học có nhận thức đúng đắn về thực tại, có những mong ước đầy trách nhiệm về một tương lai tốt đẹp của dân tộc. Và đó cũng là nội dung ý nghĩa của tác phẩm Cố hương. * Tiến trình bài học: Hoạt động của gv & hs Nội dung bài dạy * HĐ 1:Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và tác phẩm: -Gọi HS đọc lại mục chú thích * sgk/216 CHãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn? GV giới thiệu thêm một vài nét về tác phẩm * HĐ 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản: - Đọc:chú ý giọng điệu chậm buồn,hơi bùi ngùi khi kể,tả;giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ,giọng chao chát của thím hai Dương - HS tóm tắt truyện :Kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi”,để bán nhà,đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác Giải thích từ khó:kiểm tra một vài từ khó trong chú thích CTruyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?(ngôi 1.Tăng độ tin cậy và tính chất trữ tình của câu chuyện) C Đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần?Nêu nội dung từng phần? - Đoạn 1: Tình cảm và tâm trạng của “tôi”trên đường về quê - Đoạn 2: Tình cảm và tâm trạng của “tôi”trong những ngày xa quê:cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương và bố con Nhuận Thổ - Đoạn 3:Tâm trạng và ý nghĩ của “tôi”trên đường rời quê GV Cho HS thấy đặc điểm “đầu cuối tương ứng”của bố cục “cố hương”:một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền,dưới bầu trời u ám,về cố hương và cũng là con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hương. C Tác giả đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào trong tác phẩm? C Khái quát đại ý của văn bản ? TIẾT 2 CEm có nhận xét gì về kết cấu của truyện?(kể theo một trình tự thời gian,với sự thay đổi không gian:trên đường,trên thuyền,ở quê;thay đổi thời gian(nhớ lại quá khứ thời nhỏ dại,đan xen với thời gian hiện tại).Kết cấu như vậy cũng góp phần làm nổi rõ tính chất trữ tình biểu cảm và triết lý trong dòng tự sự của truyện) CTrong truyện có những nhân vật nào? * Tìm hiểu về nhân vật Nhuận Thổ CTrong tác phẩm, ai là nhân vật chính ? C Hãy tả lại chân dung Nhuận Thổ trong lần đến thăm bạn cũ-anh Tấn và hình ảnh Nhuận Thổ ở hiện tại ? -> GV lưu ý đối sánh giữa quá khứ và hiện tại, chý ý dùng bút chì gạch chân những chi tiết giới tiệu về nhuận Thổ . C Nhận xét về sự kết hợp tự sự, miêu tả của tác giả khi giới thiệu nhân vật Nhuận Thổ ? C Cảm nhận của em về nhân vật này? * Thảo luận: CSự thay đổi của con người, khiến em hình dung ra sự thay đổi ra như thế nào của xã hội ? CĐâu là nhân vật trung tâm?Vì sao? -> “tôi” là nhân vật trung tâm với sự đan xen rất nhiều đoạn hồi ức,với nhiều đoạn có tính chất độc thoại nội tâm) * Thảo luận : CCó thể đồng nhất giữa nhân vật “tôi”và tác giả được không?Vì sao? -> Không thể đồng nhất giữa “tôi”và tác giả được mặc dù Lỗ Tấn có sử dụng nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời mình nhưng đây vẫn là truyện ngắn có cách kể giống như hồi kí,có sử dụng những chi tiết có thực CTâm trạng, cảm xúc,suy nghĩ về cố hương của “tôi”được thể hiện trong chuyến về thăm từ biệt quê hương ntn? (được thể hiện 3 đoạn:trên đường về quê,những ngày ở quê,trên đường rời quê) * GV: Tâm trạng của “tôi”trong thời gian ở nhà vẫn được thể hiện trong dòng chuyện kể,miêu tả cảnh vật và con người,sự việc,so sánh,đối chiếu quá khứ và hiện tại nhưng cụ thể hơn,qua câu chuyện với bà mẹ,với chị Hai Dương,đặc biệt qua cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ-người bạn cũ thuở thiếu thời.Hãy lần lượt tìm hiểu qua một hai cảnh chính CHãy kể lại cảnh gặp gỡ và trò chuyện với bà mẹ,với thím Hai Dương,với những người đến chào,nhất là cảnh gặp gỡ chuyện trò với Nhuận Thổ? * GV chú ý cảnh dân làng đến chào,chia tay,mua đồ,xin đồ, vừa mua vừa lấy,Nhuận Thổ xin vài thứ đồ đạcđặc biệt là sự thay đổi ở con người Nhuận Thổ từ hình dáng đến cử chỉ,lời nói,hoàn cảnh gia đình hế sức nghèo túng của Nhuận Thổ – Cho HS so sánh với Nhuận Thổ trong hồi ức để cáng thấy được tâm trạng của nhân vật “tôi” C Thành công của tác giả khi kết hợp các phương thức biểu đạt ở đây là gì ? Từ đó em cảm nhận ntn về nhân vật tôi? - HS kể lại đoạn cuối,đọc nguyên văn từ “Tôi nằm xuống” Cho đến hết C Trên thuyến rời quê,cảm xúc và tâm trạng của nhân vật “tôi” như thế nào? “tôi” nghĩ gì? * Thảo luận: C Sự đối chiếu giữa các khoảng thời gian có gì giống và khác các đoạn trên? C Qua diễn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật “tôi” ta có thể nhận thấy tình cảm thống nhất bản chất từ trong sâu thẳm của “tôi”đối với cố hương là gì? * GV :Đây cũng chính là chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này? C Nhận xét về các sử dụng phương thức biểu cảm của tác giả ? Từ đó em cảm nhận ntn về nhân vật tôi? C Có thể nói nhân vật tôi là hiện thân của tác giả được không? Vì ssao ? * Thảo luận : C Trong bài có hai hình ảnh mang giá trị biểu trưng, đó là những hình ảnh nào ? Vì sao? GV: Thể hiện thái độ và tình cảm của tac giả diễn biến qua những hình ảnh ấy . Đó là những biểu hiện khác nhau của tình yêu quê hương,gia đình sâu đậm.Tuy buồn đau vì sự sa sút,nghèo nàn của làng quê nhưng vẫn ước mơ,hy vọng vào tương lai,vào thế hệ trẻ sẽ đem đến những đổi thay cho quê hương C Trong truyện có những hình ảnh con đường nào? * Thảo luận: C Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì?Nếu bỏ hình ảnh ấy thì giá trị của truyện có bị giảm không?Vì sao? CEm có cảm nhận ntn về hình ảnh cố hương? * Hướng dẫn tổng kết: C Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? C Phát biểu ngắn gọn chủ đề của tác phẩm? *Hướng dẫn luyện tập Làm bài tập 2 sgk/219 I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả (sgk/216) 2. Tác phẩm: II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Đọc và giải thích từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản : 2.1 Bố cục: 3 phần 2.2Phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận 2.3 Đại ý : Nhận thức vế thực tại và mong ước vể tương li của đất nước. TIẾT 2 2.4. Phân tích: a. Nhân vật Nhuận Thổ * Trong kí ức của người kể : -> Chú bé hồn nhiên, khoẻ mạnh, tình cảm trong sáng * Ở hiện tại : ->Thay đổi từ hình dáng đến lời nói,cử chỉ,suy nghĩ,đã trở thành một bác nông dân nghèo túng,khô cằn,đần độn,mụ,mị đầu óc vì cuộc sống quá vất vả trở nên rụt rè,nhút nhát - Trước người bạn cũ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp:quý bạn, mang quà quê tặng bạn -> Quann sát chi tiết, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả => Hiền lành, thật thà, nhưng còn có những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn => Sự sa sút, điêu tàn của cố hương vì nghèo đói,lạc hậu,hình ảnh thu nhỏ của nông dân TQ đầu thế kỷ XX b Nhân vật tôi *. Tâm trạng của “tôi”trong những ngày ở nhà: - Buồn hơn, đau xót hơn,cô đơn hơn vì cảnh vật,con người đổi thay,sa sút,nhếch nhác vì nghèo đói,vì lể giáo phong kiến cổ hủ - Xót xa vì sự ngăn cách giữa “tôi”và Nhuận Thổ => Kể và biểu cảm trực tiếp => , Hiểu biết, thương cảm với sự thay đổi của cảnh và người ;đành chấp nhận,bùi ngùi chia tay với quê,với cảnh,với người *. Cảm xúc,tâm trạng của “tôi”trên thuyền rời quê - Lòng “tôi”không chút lưu luyến (cái cũ,cảnh cũ,làng cũ,hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại.Vì vậy hãy hướng đến tương lai và hy vọng) - Hy vọng, tin tưởng vào con đường đã chọn => Kể và biểu cảm trực tiếp => Tỉnh táo, tin tưởng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới. => Là hóa thân, nhưng không đồng nhất của tác giả c. Hình ảnh con đường “ Cũng giống như những con đường người ta đi mãi thành đường thôi” => Hình ảnh biểu trưng,biểu tượng,khái quát triết lý về cuộc sống con người =>Con đường đến tự do,hạnh phúc của con người,con đường của tự thân hành động,dựng xây và hy vọng 3.4. Hình ảnh cố hương - Hình ảnh thu nhỏ của xã hội ,đất nước - Sự thay đổi của cố hương phản ánh điển hình sự biến đổi của xã hội Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XX - Vấn đề xã hội bức thiết được đặt ra:cần phải xây dựng những cuộc đời mới,những con đường mới,khác trước, tốt đẹp hơn 3.Tổng kết: * Ghi nhớ sgk/219 4. Luyện tập: A. BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT : * H Đ 1: Gv thông qua đáp án ? (Xem giáo án tiết 76) * H Đ 2: Gv nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS . * Ưu điểm : Phần trắc nghiệm đa số các em hoàn thành với kết quả tốt. Phần tự luận- câu 1 phần đông các em hoàn thành. Một vài em diễn đạt khá, viết văn có cảm xúc. * Nhược điểm : Phần tự luận - câu 2, phần động các em mắc lỗi khi phân tích. Cảm nhận tác phẩm trữ tình : iễn xuôi thơ, tách nội dung ra khỏi nghệ thuật. Điều đáng buồn hơn là các em chỉ chú ý đến nội dung của câu chữ mà không chỉ ra cái hay trong diễn đạt của tác giả. Đây là một điều tội kị khi tìm hiểu tác phẩm trữ tình mà GV thường nhắc nhở nhưng các em không có ý thức thực hiện. * H Đ 3: Gv trả bài cho HS để các em :- Gv yêu cầu HS đổi bài cho nhau, phát hiện lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. Sau đó Gv gọi 3 HS nêu ví dụ về lỗi sai trong bài của bạn và đề xuất hướng khắc phục ( theo mẫu). - Gv sửa lại cho HS. * H Đ 4 : Thống kê kết quả bài làm : Lớp Điểm Điểm 0,1,2 Điểm > 5 Điểm < 5 Ghi chú 9a4 * H Đ 5: Hướng dẫn tự học : - Tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi học kì . - Soạn bài : Những đứa trẻ .
Tài liệu đính kèm: