Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 81: Trả bài tập làm văn số 3

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 81: Trả bài tập làm văn số 3

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- On tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.

- GV chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận. HS đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt : ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, .

- Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý và đánh giá những ưu khuyết điểm của bài viết.

- Có ý thức phê và tự phê trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, phê, . )

* HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3. Giới thiệu mục đích của tiết trả bài

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 81: Trả bài tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
05
12
2010
TUAN :
17
NGAY DAY :
07
12
2010
TIET :
81
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Oân tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.
- GV chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận. HS đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt : ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, ...
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý và đánh giá những ưu khuyết điểm của bài viết.
- Có ý thức phê và tự phê trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, phê, ... )
* HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Giới thiệu mục đích của tiết trả bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu đề
* GV yêu cầu HS nhớ và đọc lại đề bài đã làm.
-H: Dựa vào đề bài đã kiểm tra và những kiến thức đã học, em hãy xác định :
 + Kiểu bài ?
 + Nội dung ?
 + Tư liệu ?
Hđ 1 : Nêu lại đề bài, tìm hiểu đề.
* Nêu lại đề kiểm tra.
* Phân tích đề :
- Kiểu bài : Tự sự kết hớp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Nội dung : Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Tư liệu : Sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài văn.
1. Đề : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Hđ 2 : Hd HS lập dàn bài
* Cho HS thảo luận xây dựng dàn ý chung cho bài viết.
* Gọi HS trình bày kết quả thảo luận -> GV góp ý, chốt ghi bảng.
Hđ 2 : Lập dàn bài
* Thảo luận xây dựng dàn bài.
* Nêu dàn bài.
Dàn bài
* Mở bài :
- Hoàn cảnh gặp gỡ : trên đường Trường Sơn, lúc nghỉ ngơi hay ở trọng điểm,
- Aán tượng chung về người lính lái xe : ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động, 
* Thân bài : 
Diễn biến cuộc gặp gỡ, trò chuyện :
- Nội dung nói về những vấn đề : chiến tranh, hy sinh, ước mơ, hoà bình, lời nhắn nhủ,
- Những suy nghĩ, tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai  ( miêu tả nội tâm).
- Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi (nghị luận)
* Kết bài :
- Suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua cuộc gặp gỡ.
- Lời nhắn gửi của người viết qua bài văn.
Hđ 3 : Nhận xét, hướng dẫn chữa lỗi.
* Nhận xét chung :
- Ưu điểm :
 + Phần lớn HS xác định đúng kiểu bài, trí tưởng tượng tương đối phong phú.
 + Nhiều bài viết đầy đủ ý theo dàn ý nêu trên
 + Cấu trúc và tính liên kết giữa các phần trong bài văn đảm bảo ; chữ viết rõ ràng ; hành văn mạch lạc, trôi chảy.
- Hạn chế : 
 + Ít chú ý miêu tả ngoại hình của những người lính lái xe hoặc đề tài trao đổi đơn điệu, chưa phong phú ; chưa bộc lộ cảm xúc của người viết qua cuộc trò chuyện đó.
 + Chữ viết quá xấu, sai chính tả nhiều.
 + Câu sai cú pháp, bố cục chưa hợp lí.
 + Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa ; sự liên kết giữa các câu, các đoạn còn lỏng lẻo, thiếu tính lô-gíc.
* GV liệt kê một số lỗi cơ bản mà học sinh mắc phải -> Gọi HS sữa chữa .
- Chính tả : bếp Hòn Cầm, chiến sỉ, 
- Dùng từ 
- Đặt câu : ( gv chép các câu sai cấu trúc lên bảng -> gọi HS lên chữa lại cho đúng )
Hđ 3 : Chữa lỗi
* Nghe, lưu ý những ưu và nhược điểm trong bài viết của mình để có hướng khắc phục.
* Chữa lỗi 
Hđ 4 : Trả bài, đọc bài đạt khá giỏi.
* GV trả bài cho HS.
* Yêu cầu HS đọc lại bài và chữa lỗi hoặc bổ sung những ý còn thiếu.
* Gọi HS đọc bài đạt khá – giỏi.
* Gọi HS khác nhân xét bài của bạn -> GS góp ý.
Hđ 4 : Nhận bài, chữa lỗi, đọc bài khá – giỏi.
Hđ 5 : Tổng kết, hô điểm, dặn dò :
 - Biểu dương , nhắc nhở.
 - Hô điểm 
 - Dặn dò : 
 + Lập đáp án cho đề kiểm tra tiếng Việt, đề kiểm tra văn
 + Sưu tầm những bài thơ tám chữ mà em yêu thích và thẩm bình những bài thơ đó. Tập sáng tác thơ theo thể loại thơ tám chữ.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU :	 Giúp HS :
Oân lại những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Củng cố các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận ; thấy rõ những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân, có phương hướng bổ khuyết trong học kì 2.
Kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân.
Có ý thức phê và tự phê.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, phê, ... )
* HS : Oân lại nội dung kiến thức của các bài tiếng Việt đã học ở học kì I.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung 
Hđ 1 : Nhận xét chung về bài làm của HS.
- Ưu điểm : 
 + Trắc nghiệm : Phần lớn HS xác định đúng yêu cầu của từng câu hỏi, có phương án trả lời đúng, chính xác.
 + Tự luận : 
 Câu 1 : Xác định và phân tích đúng tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trích.
 Câu 2 : Đoạn văn có nội dung, ý nghĩa ; trong đoạn văn có sử dụng phép điệp ngữ và nhân hoá ; phân tích đúng tác dụng của các phép điệp ngữ và nhân hoá trong đoạn văn đó.
- Hạn chế :
 + Trắc nghiệm : Chọn phương án trả lời bị sai.
 + Tự luận :
 Câu 1 : Xác đinh sai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trích hoặc xác định đúng phép so sánh nhưng phân tích sai tác dụng của nó trong đoạn thơ.
 Câu 2 : 
- Chỉ sử dụng một phép tu từ theo yêu cầu , phân tích sai công dụng của phép tu từ trong đoạn văn đó hoặc nêu công dụng một cách chung chung, không cụ thể, chi tiết.
- Hình thức đoạn văn không đúng theo yêu cầu ( viết nhiều đoạn văn ), sai chính tả nhiều, sử dụng dấu câu không hợp lí nên câu văn lủng củng, tối nghĩa, 
Hđ 1 : Nghe, lưu ý những ưu và nhược điểm trong bài làm của mình.
HĐ 2 : Trả bài kiểm tra , hướng dẫn HS xây dựng đáp án và chữa lỗi.
HĐ 2 : Nhận bài, xây dựng đáp án, chữa lỗi.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Bước 1 : GV nêu từng câu hỏi phần trắc nghiệm và câu hỏi 1 phần tự luận -> HS nêu câu trả lời – đáp án -> GV kết luận.
Bước 2 : Nêu các yêu cầu của bài tập 2 phần tự luận :	
- Đoạn văn tối đa không quá 10 câu (0,5đ).
- Nội dung đảm bảo (0,5đ) 
- Đoạn văn có sử dụng phép điệp ngữ (1đ), phân tích đúng tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn đó (1đ).
- Đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá (1đ), phân tích đúng tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn đó (1đ).
Bước 3 : Phát bài kiểm tra và yêu cầu HS chữa lỗi hoặc bổ sung những đơn vị kiến thức bị thiếu trong bài làm của mình
Bước 4 : Gọi HS đọc đoạn văn hay (câu 2 phần tự luận) -> Gọi HS khác nhận xét -> GV góp ý.
Bước 5 : Hô điểm, biểu dương, nhắc nhở.
* Xác định yêu cầu câu hỏi -> Xây dựng đáp án .
* Nghe, lưu ý đáp án phần tự luận.
* Nhận và đọc bài kt -> Chữa lỗi, bổ sung những ý còn thiếu so với yêu cầu của đề bài.
* Đọc đoạn văn hay -> Nhận xét bài làm của bạn.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ; mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ) : 1–D ; 2–C ; 3–A ; 4–A ; 5–D ; 6 –A
II. Tự luận ( 7 điểm ) :
 Câu 1 (2 đ ) : Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn trích sau :
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như đông với tây một dãi rừng liền
( Phạm Tiến Duật – Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây )
=> Phép tu từ so sánh : hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người ( anh và em ), hai miền đất ( Nam và Bắc ), hai hướng ( đông và tây) của một dãi rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì có thể chia cắt được.
 Câu 2 (5đ) : Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn, tối đa 10 câu) có sử dụng phép điệp ngữ và nhân hoá. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn đó.

Tài liệu đính kèm:

  • doc17 - TRA BAI TLV 3.doc