BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
- Chu Quang Tiềm -
A. Mục tiêu cần đạt:
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng :
- Biết đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống lập luận rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
Biết yêu và giữ gìn sách cẩn thẩn, biết lực chọn sách phù hợp để đọc.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P ,KP . .
2. Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
M. Gor-rơ-ki khẳng định: “Sách mở ra trước mắt ta chân trời mới”. Thật vậy! Sách lưu giữ ttri thức của nhân loại ở tất cả các lĩnh vực và truyền từ đời này qua đời khác. Vì lẽ đó, chúng ta cần yêu sách, lựa chọn sách và có phương pháp đọc sách phù hợp. Nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc có đề cập đến những vấn đề trên. Và hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một phần trích bài viết của ông – đoạn trích: Bàn về đọc sách.
TUẦN 20 Ngày soạn: 05/01/2013 TIẾT 91,92 Ngày dạy: 07/01/2013 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH - Chu Quang Tiềm - A. Mục tiêu cần đạt: Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả. 2. Kĩ năng : - Biết đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống lập luận rõ ràng trong một văn bản nghị luận. - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Biết yêu và giữ gìn sách cẩn thẩn, biết lực chọn sách phù hợp để đọc... C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP... 2. Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: M. Gor-rơ-ki khẳng định: “Sách mở ra trước mắt ta chân trời mới”. Thật vậy! Sách lưu giữ ttri thức của nhân loại ở tất cả các lĩnh vực và truyền từ đời này qua đời khác. Vì lẽ đó, chúng ta cần yêu sách, lựa chọn sách và có phương pháp đọc sách phù hợp. Nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc có đề cập đến những vấn đề trên. Và hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một phần trích bài viết của ông – đoạn trích: Bàn về đọc sách. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - Gọi hs đọc phần chú thích dấu sao C Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? Dịch giả? C Em hiểu gì về xuất xứ của văn bản? C Bàn về đọc sách được viết theo kiểu văn bản nào? -GV : Chưa cần tìm hiểu nội dung chi tiết của văn bản mà chỉ nghe tên chúng ta cũng phát hiện được đây là văn bản nghị luận Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản: - Giáo viên hướng dẫn cho hs đọc văn bản. - Giải thích từ khó : Cho hs đọc phần chú thích sgk C Xác định bố cục và nội dung từng phần của văn bản ? - Phần 1 : Từ đầu đến “phát hiện thế giới mới” –> Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. - Phần 2 : Tiếp theo “cho tiêu hao lực lượng” –> Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. - Phần 3: Còn lại –>Phương pháp lực chọn sách, đọc sách C Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào? C Hãy khái quát đại ý của văn bản ? - Yêu cầu HS theo dõi phần 1. C Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào ? - Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn C Khi nói rằng : Học vấn không chỉ là một chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn, tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về học vấn và quan hệ đọc sách với học vấn? ( HSTLN) - Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người - Trong đó, đọc sách chỉ là một mặt, nhưng là mặt quan trọng. - Muốn có học vấn, không thể không đọc sách C Vậy theo tác giả vì sao lại cần thiết phải đọc sách? -> Học vấn là thành tựu do toàn nhân loại tích lũy ngày đêm mà có; các thành tựu đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều do sách vở ghi chép, lưu truyền lại - Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại; cái mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại - Nếu muốn tiến lên thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. - Đọc sách sẽ có được thành quả nhân loại trong quá khức ( Kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, lời dạy C Theo tác giả, sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Em hiểu ý kiến này như thế nào? - Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị. Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ. C Những cuốn SGK em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không? Vì sao? ( phải) -GV: Tác giả đã thuyết phục chúng ta rằng đọc sách là cần thiết vì sách là giá trị mà con người truyền thụ lại đời sau. Đó là cách suy luận tương đồng. Lên lớp 9, chúng ta gọi là phép lập luận phân tích. C Vì sao tác giả lại quả quyết rằng : Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa học thuật thì nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát? - Vì : Sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn, cần kế thừa thành tựu này. C Sau khi phân tích, thuyết phục chúng ta hiểu -đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, tác giả đã khẳng định lại tầm quan trọng của việc đọc sách thông qua luận điểm nào? C Phân tích xong, thì tóm lược lại ý, theo em đó là phép lập luận nào? C Từ những lí lẽ và cách lập luận thuyết phục trên của tác giả, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì? TIẾT 2 -Gọi hs đọc phần thứ 2 CĐọc sách có dễ không? Tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc ? - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu há, không biết nghiền ngẫm. . - Sách nhiều khiến người ta lạc hướng - Không chỉ nêu ra thiên hướng sai lệch khi đọc sách mà tác giả còn lồng ghép nêu ví dụ, so sánh với những cách đọc sách hiệu quả, thuyết phục người khác. C Em hãy chỉ rõ sự khéo léo đó của tác giả? C Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt, cách lựa ngôn ngữ, chọn hình ảnh để nghị luận của tác giả trong đoạn này?Từ đó em đánh giá như thế nào về ý kiến của tác giả? - GV yêu cầu HS theo dõi phần 3 C Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? ( HSTLN) - Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình - Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình - Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. - Gọi hs đọc đoạn cuối CTác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách? - Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. - Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông, một loại là đọc để trau dồi học vấn chuyên môn - Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác không biết rộng thì không thể chuyên sâu. C Ba vấn đề trên được tác giả giả thích, phân tích như thế nào? - “ Chọn cho tinh, đọc cho kĩ”, tác giả cho ta hay: Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc một quyển sách thực sự có giá trị, nghĩa là phải biết chọn sách mà đọc, chọn cho được cuốn sách thực sự có giá trị. Chọn được rồi thì đọc thật kĩ cuốn đó cho đến lúc : thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay” - “ Đọc kĩ mà ít, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất ; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cởi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa ý loạn, tay không về” C Về cách đọc để có kiến thức phổ thông, ta nên đọc như thế nào? (Tác giả nói: “ Nếu chăm chỉ học tập mà chỉ đọc thuộc giáo trình thi chẳng có lợi gì, mỗi phân môn phải chọn 3-5 quyển xem kĩ tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qúa trên 50 quyển”) C Đối với sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn, ta nên đọc như thế nào? - Tác giả khuyên rằng, muốn chuyên sâu phải đọc rộng, phải biết đến các học vấn có liên quan. Vì “ Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rồi các học vấn khác.” - Tác giả dùng hình ảnh so sánh: “ giống như con chột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát.” - Cuối cùng, tác giả kết luận : “ Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì thông thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào” - Gv liên hệ, giáo dục HS cách chọn sách, đọc sách. * Thảo luận: ? Ở phần cuối này, tài nghị luận của tác giả được thể hiện ra sao? Tác giả thuyết phục bạn đọc có phải chỉ thông qua phương pháp nghị luận hay còn nhờ vào yếu tố nào ? -GV: Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí thấm tình : các ý kiến đưa ra xác đáng, với tư cách một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu - Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt rất tự nhiên - Đặc biệt, bài văn nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị C Qua đó, em nhận xét như thế nào tác giả và ý nghĩa của vấn đề nghị luận trong phần 3 này? *Hướng dẫn tổng kết C Em có nhận xét gì về những dẫn chứng của tác giả? C Học qua văn bản này cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và phương pháp đọc sách? (Ghi nhớ sgk) CCho biết ý nghĩa của văn bản? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả : ( Sgk) 2. Dịch giả : Trần Đình Sử 3. Tác phẩm : - Xuất xứ: Trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách. - Kiểu văn bản : Nghị luận II. Đọc – tìm hiểu văn bản: 1. Đọc và giải nghĩa từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1 Bố cục : 3 phần 2.2 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 2.3. Đại ý : Vai trò của sách, tầm quan trọng của việc đọc sách. phương pháp lựa chọn và đọc sách hiệu quả. 2.4.Phân tích a.Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách - Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. + Sách là ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại . + Những cuốn sách có giá trị có thể xem là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại . + Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm -> Phép lập luận suy luận tương đồng - Đối với con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát triển thế giới mới. -> Phép lập luận suy luận nhân quả (Phép lập luận tổng hợp) => Đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì sách là di sản tinh thần mà con người đúc kết được trong hàng nghìn năm b. Những khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải khi đọc sách. - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi, nuốt sống”, chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm - Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian, sức lực với những cuốn sách không có ích -> Dẫn dắt tự nhiên, lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh; ví von, so sánh cụ thể, thú vị. =>Đánh giá đúng thực trạng cần tránh khi đọc sách TIẾT 2 c. Phương pháp Đọc sách, lựa chọn sách. - Lựa chọn sách : + Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. + Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông, một loại là đọc để trau dồi học vấn chuyên môn + Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác không biết rộng thì không thể chuyên sâu. - Đọc sách: + Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình + Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình +Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. -> Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng, giọng tâm tình, trò chuyện => Chu Quang Tiềm là một học giả có uy tín, một bậc thầy về khả năng nghị luận. Văn bản có sức thuyết phục cao 3 Tổng kết : a) NT: - Bố cục chặt chẽ, hợp lí. - Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng, giọng tâm tình, trò chuyện - Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị b) ND: * Ý nghĩa văn bản: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chon sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. III. Hướng dẫn tự học: - Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài. - Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học. - Học bài, soạn bài: Khởi ngữ E. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: