Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 122

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 122

Tiết 91-92 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Trích) Chu Quang Tiềm

 Ngày soạn : 1/1/2010

A. Mục tiêu cần đạt :

- Giúp HS :

+ Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

+ Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

B. Chuẩn bị :

GV : - SGK, SGV, STK

- Bảng phụ, bút dạ

HS : - Đọc, soạn bài theo yêu cầu SGK, SBT

 - Có thể sưu tầm một số tài liệu nói về tầm quan trọng của việc đọc sách

C. Tiến trình lên lớp

 

doc 49 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 122", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2006-2007
Tuần 20
Tiết 91-92 	BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
	(Trích)	Chu Quang Tiềm
	Ngày soạn :	1/1/2010
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp HS : 
+ Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
+ Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
B. Chuẩn bị :
GV : 	- SGK, SGV, STK
Bảng phụ, bút dạ
HS : 	- Đọc, soạn bài theo yêu cầu SGK, SBT
	- Có thể sưu tầm một số tài liệu nói về tầm quan trọng của việc đọc sách
C. Tiến trình lên lớp
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ôn định :
II. K T B C : Không kiểm tra 
III. Bài mới :
* 1 : Khởi động :
- GV : - Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của HS học kỳ II
- Kiểm tra việc soạn bài của HS
- Giới thiệu chương trình học kỳ II
Sách là gì? Nêu 
* Hoạt động 2 : Gv giới thiệu bài qua việc nêu lên tầm quan trọng của việc đọc sách.
- GV hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản qua các phần.
- GV giảng : Chu Quang Hiền (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Bài viết này là kết quả của quá trình lích luỹ kinh nghiệm dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
- GV hướng dẫn HS lướt qua các chú thích SGK/6
- GV hướng dẫn Hs tìm bố cục
- GV sửa trên bảng phụ : 3 phần
a) Từ đầu  thế giới mới :Khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách 
b) Tiếp  lực lượng :Cái khó khăn nguy hại dễ gặp của việc đọc sách hiện nay 
c) Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách
* Hoạt động 2 :
GV hướng dẫn HS tìm hiểu VB
- Gv chỉ định HS đọc lại đoạn 1
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ?
- GV sửa bài HS và giảng :
Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
? Việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét HS trả lời và chốt :
+ Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Đọc sách chính là sự chuẩn bị hành trang bước vào đời trên con đường học vấn. Đọc sách giúp mỗi người thu được các thành tựu mới trên cơ sở vốn kiến thức kế thừa qua sách.
Sách có một tầm quan trọng như thế nào ?
? Qua lời bàn của Thu Quang Tiềm, em thấy để việc đọc sách có hiệu quả phải chọn lựa sách đọc như thế nào ?
- GV sửa bài HS và giảng qua việc nêu vấn đề :
Đọc sách có dễ không ? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc ?
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp “tiêu hoá”, nghiềm ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn ít tác dụng.
Vậy, cần lựa chọn sách như thế nào ?
GV chốt : Không nên đọc lấy số lượng và phải chọn những quyển nào có giá trị, có ích cho bản thân.
?Ngoài những sách chuyên sâu khi đọc sách chúng ta cần chú ý điều gì ?( Cần đọc kỹ những sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình nhưng cũng cần phải đọc cả sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực (gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình)
Từ đó tác giả bài viết đã khẳng định điều gì?“Trên đời này không có học vấn nào là cô lập, tách rời các loại học vấn khác”
Em có nhận xét gì về khẳng định này ?( rất đúng vì không biết rộng thì không chuyên ...........nắm gọn )
Qua đó em hiểu t/g là người thế nao?( có nhiều kinh nghiệm và sự từng trải của một học giả lớn 
Em có nhận xét gì về việc chọn sách khi đọc ?
? Tác giả đã đưa ra lời bàn như thế nào về phương pháp đọc sách
- Gv sửa bài HS và chốt :
Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa “Trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”.
Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống.
GV giảng:thậm chí đối với những người nuôi chí lập nghiệp thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ àrèn luyện tính cách và học cách làm người 
TL nhóm :Văn bản này của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục cao, theo em điều ấy được tạo nên từ đâu 
- Gv nhận xét HS trả lời và chốt : các ý kiến, nhận xét đưa ra xác đáng, phân tích cụ thể, giọng trò chuyện tâm tình, thân ái.
Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể, thú vị (dẫn chứng)
Em rút ra nhận xét gì về phương pháp đọc sách ?
* Hoạt động 3:
Gv tổng kết lại nội dung bài 
Chỉ định 1 HS đọc ghi nhớ
*Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò
- Củng cố lại nội dung bài học (bảng phụ) + ghi nhớ
- Dặn dò HS học bài, soạn bài “Tiếng nói của văn nghệ”
- Áp dụng kiến thức bài học vào việc đọc sách
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả, tác phẩm :
2. Bố cục : 3 phần 
II. Phân tích :
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách:
- Là cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới .
- Trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần 
2. Cái khó khăn dễ gặp phải khi đọc sách :
g/v tích hợp các câu nói của Go-rơ–Ki, Lê- nin...
Đọc ít mà chắc, kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, đọc sách thường thức với sách chuyên môn. 
 3. Phương pháp đọc sách :
Không đọc lướt qua vừa đọc vừa suy ngẫm , đọc có kế hoạch có hệ thống 
III. Tổng kết :
Tiết 93	KHỞI NGỮ
 	 Ngày soạn : 1/1/2010
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu 
- Nhận xét công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó 
- Biết đặt những câu có khởi ngữ
B. Chuẩn bị :
Thầy : - SGK, SGV, STK, bảng phụ, bút dạ
	 - Các mẫu câu
Trò : 	 - Đọc SGK nhiều lần
	 - Chuẩn bị một số mẫu câu tương tự SGK
C. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của GV
Ghi bảng
*I. Ôn định :
 II. K T B C: Nêu các thành phần mà em đã học ?
 III. Bài mới :
Khởi động :Ngoài 2 bộ phận chính của câu còn có những bộ phận nào ? 
Tiến trình t/c các hoạt động :
 * Hoạt động 1 :
GV hình thành kiến thức về khởi ngữ theo các bước sau :
- Gv hướng dẫn HS theo dõi và tìm hiểu mục I1/7 và bảng phụ
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
a) Còn anh, anh // không ghìm 
 CN VN
nổi xúc động
b) Giàu, tôi // cũng giàu rồi
 CN
- Gv nhận xét HS trả lời và giảng
+ Các từ in đậm đều đứng trước CN
+ Các từ in đậm đều không có quan hệ chủ-vị với vị ngữ.
? Em cho một số ví dụ khác tương tự ?
- Gv hướng dẫn các nhóm làm bài trên bảng phụ (giấy lịch khổ to) và dán hoặc treo lên bảng. Cử đại diện mỗi nhóm trình bày.
- Gv sửa, nhận xét bài làm HS
? Trước các từ ngữ in đậm trên, người ta có (có thể) thêm những quan hệ từ nào ?
- Gv chốt : có thể thêm các quan hệ từ về, đối với
* Các từ in đậm, đứng trước CN như vậy gọi là khởi ngữ . Hãy cho biết khởi ngữ là gì ? 
- Gv chốt lại nội dung bài học như ghi nhớ SGK/8
- Chỉ định 1 HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS luyện tập qua các bài tập
Bài 1 : GV treo bảng phụ cho HS nhận diện các khởi ngữ
Điều này
Đối với chúng mình
Một mình
Làm khí tượng
Đối với cháu
 2. Viết lại các câu sgk bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ ?
- Về làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm .
- Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi giải chưa được .
* Hoạt động 3:
GV củng cố và dặn dò HS
- Củng cố lại nội dung bài học qua các ví dụ và ghi nhớ
- Hỏi đáp qua ví dụ
- Dặn HS : Học bài, làm bài tập 2/8+ viết đoạn văn ngắn có 2 câu của BT2
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
* Ghi nhớ/8
II. Luyện tập 
Bài 1/8
Tiết 94	PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
	Ngày soạn :	 2/1/2010	
 A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận
B. Chuẩn bị :
- GV : SGK, SGV, STK, các khái niệm về phân tích và tổng hợp
- HS : Đọc kỹ SGK nhiều lần để nắm được nội dung
C. Tiến trình t/c các hoạt động :
Hoạt động của GV
Ghi bảng
I. Ổn định :
II. K T B C :Không kt.
III. Bài mới :
1. Khởi động : g/v vào bai bằng cách cho hs nhắc lại khái niệm về phân tích và tổng hợp .
2. Tiến trình t/c các hoạt động :
* Hoạt động 1 : 
Gv hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu VB qua các câu hỏi
? Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra các dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì ?
- GV nhận xét HS trả lời và chốt : Các dẫn chứng về cách ăn mặc để ra “quy tắc ngầm của văn hoá” chi phối cắch ăn mặc của con người.Ăn cho mình mặc cho người . 
Em hiểu thế nào là ăn cho mình mặc người ? vì sao không ai làm cái điều phi lí như t/g nêu ?
Trang phục cần có những qui tắc ngầm nào được tuân thủ ?( qui tắc ngầm của văn hóa đó là vấn đề ăn mặc chỉnh tề phù hợp với hoàn cảnh chung, riêng, ,,đạo đức , giản dị, hòa cùng cộng đồng )
? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để nêu rõ vấn đề?
- GV chốt : Tác giả đã dùng phép phân tích để nêu ra các dẫn chứng 
Trong bài viết t/g dùng biện pháp nào để phân tích nội dung ?
Thế nào là phân tích ?
? Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “Những quy tắc nhầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề ?
- Gv chốt : Tác giả đã dùng phép lập luận tổng hợp 
? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào ?
? Nêu các điều kiện quy định về cái đẹp của trang phục như thế nào ?
- GV chốt : Có phù hợp thì mới đẹp phù hợp với đạo đức, phù hợp với môi trường, với hiểu biết, văn hoá 
? Vị trí của lập luận tổng hợp thường đặt ở đâu ?
- Gv chỉ rõ cho HS thấy : Thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ VB.
? Vai trò của phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào ? 
- GV : vì có sự phân tích (lợi/hại, đúng/sai) thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
- GV chỉ định 1 HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2 :
- GV hướng dẫn HS luyện tập qua các bài tập SGK/10
Bài 1 : Gv dựa vào gợi ý trong SGK và phân tích ý “Đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn”.
Bài tập 2 : 
* Những lí do chọn sách để đọc :
- Chọn cho tinh , đọc cho kĩ những quyển thật có giá trị .
- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt để đọc.
- Chọn sách đọc để khỏi lãng phí sức lực, thờigian
- Đọc sách chuyên môn, sách thường thức, sách có liên quan gần gũi với chuyên môn.
Bài tập 3 :
* Tầm quan trọng của đọc sách 
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao
- Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa. 
Bài 4 :Phân tích là phương pháp cần thiết trong lập luận vì có qua phân tích lợi , hại , đúng , sai mới rút ra kết luận và mới có sức thuyết phục .
* Hoạt động 3 :
GV củng cố và dặn dò HS học lại bài, làm BT4
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp 
1. Phép phân tích
* Ghi nhớ/ý 2
2. Phép tổng hợp
- Ghi nhớ: sgk
II. Luyện tập
Tiết 95	LUYỆN TẬP
PHÂN TÍCH TỔNG HỢP
Ngày soạn :	 4/01/2010	 
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận
B. Chuẩn bị 
GV : SGK, SGV, các ví dụ mẫu trên bảng phụ
HS : Đọc kỹ SGK ...  lại truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân
C. Tiến trình t/c các hoạt động :
1. Ổn định
2. Bài cũ : Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ? Yêu cầu của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Ghi bảng
1. Khởi động : gv dẫn dắt vào bài mới 
2. Tiến trình t/c các hoạt động :
* Hoạt động 1 :
GV yêu cầu HS tìm hiểu 4 đề bài trong SGK và trả lời các câu hỏi
? Các đề bài yêu cầu nghị luận vấn đề gì ?
- GV gợi dẫn HS trả lời
Đề 1 :Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
Đề 2 : Nghị luận về diễn biến cốt truyện
Đề 3 : Nghị luận về thân phận Thuý Kiều
Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
? Các từ “Suy nghĩ”, “phân tích” đòi hỏi trong bài làm phải khác nhau như thế nào ?
- GV nhận xét HS trả lời và chốt (bảng phụ)
- “Suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- “Phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết ) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
* Hoạt động 2 :
 GV hướng dẫn HS xác lập các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện.
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài “Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân”
? Yêu cầu của đề ?
GV chốt : Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
? Phương pháp ? (Xuất phát từ tự cảm, hiểu của bản thân) 
? Điều gì nổi bật nhất ở Ông Hai ?
- GV chốt : yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước.
? Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước ?
- GV gợi ý : Khi nghe tin làng theo giặc và khi nghe tin làng được cải chính 
Bước 2: Lập dàn ý
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý 
a. Mở bài : Giới thiệu tác phẩm, đánh giá sơ bộ của mình về tác phẩm
b. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
c. Kết bài :Nêu nhận định, đánh giá tác phẩm
Bước 3: GV hướng dẫn HS viết bài dựa vào SGK/66+67 để HS nắm được các bước, cách viết của một bài tập làm văn nghị luận về tác phẩm truyện.
Bước 4: GV hướng dẫn HS đọc lại bài viết xem có phù hợp với vấn đề nghị luận, với dàn bài không ? Giữa các phần có sự liên kết hợp lý chưa ? sau đó sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh.
GV tổng kết lại nội dung bài học và chốt lại như ghi nhớ /68
- Chỉ định 1 Hs đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn HS luyện tập :
Tổ 1, 3 : Viết phần mở bài
Tổ 2, 4 : viết 1 đoạn thân bài
GV chỉ định HS nhóm 1, 4 trình bày 2 đoạn viết, GV sửa bài HS
* Hoạt động 4 : Củng cố , dặn dò :
Gv củng cố nội dung bài học và dặn dò viết bài theo yêu cầu sgk
I. Tìm hiểu đề bài bài nghị luận vầ tác phẩm truyện
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
1. Tìm hiểu đề, tìm ý 
2. Lập dàn bài
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
- Ghi nhớ/68
IV. Luyện tập
Tiết 120	LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
	Ngày soạn :	16/2/2010	
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : - Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.
- Qua hoạt động, luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết 1 bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị :
Gv : 	SGV, SGK, STK, bảng phụ
HS : 	Đọc kỹ SGK/68-69
	Làm theo phần “Chuẩn bị ở nhà”
C. Tiến trình t/c các hoạt động 
1. Ổn định
2. Bài cũ : a) Các bước làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
b) Dàn ý của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Ghi bảng
1. Khởi động : gv dẫn vào bài mới 
2. Tiến trình t/c các hoạt động :
* Hoạt động 1 
GV huớng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài “Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc Lược Ngà” của Nguyễn Quang Sán
? Đề yêu cầu nêu lên vấn đề gì ? Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng dúng phương hướng làm bài ?
GV chốt : đề yêu cầu nghị luận về 1 đoạn trích, tác phẩm truyện.
- Cần chú ý đến từ “cảm nhận”
? Nghị luận về vấn đề gì ?
- Gv chốt : Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 
- Gv hướng dẫn HS tìm ý : Tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng  của nhân vật.
* Bé thu
? Thái độ và tình cảm, hành động của bé Thu trong những ngày ba em về thăm nhà ?
- GV sửa bài HS và chốt 
+ Thái độ : không nhận ba, không nhận sự chăm sóc của ba, thái độ và hành động khi chia tay ba
Ông Sáu
+ Trong đợt nghỉ phép :
Hẫng hụt, buồn vì con không nhân ra cha, kiên nhẫn, vỗ về con
+ Sau khi nghỉ phép:
Làm cây lược ngà tặng con, luôn nhớ, mong được gặp con
* Nhận xét, đánh giá
- Nội dung : tình phụ tử sâu sắc, cảm động 
- Nghệ thuật : cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ 
- GV hướng dẫn HS luyện tập làm dàn ý từ khái quát đến chi tiết
- Thực hiện đúng yêu cầu bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) căn cứ tiết “cách làm bài ” HS lập dàn ý theo mẫu và bằng cảm thụ sâu sắc về tác phẩm mà tìm ra các luận cứ, sắp xếp thành hệ thống mạch lạc, sinh động để làm sáng tỏ ý kiến, nhận xét của mình.
- GV chỉ định 3 HS trình bày dàn ý : GV nhận xét, sửa lỗi (sắp xếp luận cứ )
* Hoạt động 2 :
- Gv củng cố lại nội dung tiết luyện tập 
- Dặn HS về nhà viết bài số 6 (giờ sau nộp bài)
* Về nhà làm đề 1/69
I. Nội dung luyện tập
1. Tìm hiểu đề
2. Tìm ý
3. Lập dàn ý
4. Sửa lỗi
Tuần 26
Tiết 121	 	SANG THU 
 (Hữu Thỉnh
Ngày soạn :	 17 /2/2010	
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : - Hiểu được tâm hồn rung động tinh tế và với những hình ảnh giàu sức biểu cảm, nhà thơ đã diễn ta và biểu hiện sự biến chuyển của thiên nhiên đất nước từ cuối hạ sang thu.
- Nội dung : Tình cảm đối với thiên nhiên và cuộc sống. 
B. Chuẩn bị :
Gv : 	SGV, SGK, STK, bảng phụ
HS : Làm theo phần “Chuẩn bị ở nhà”
C. Tiến trình t/c các hoạt động :
1. Ổn định
2. Bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng Lăng Bác và phát biểu cảm tưởng khi đọc bài thơ này ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Ghi bảng
1. Khởi động : gv vào bài mới 
2. Tiến trình t/c các hoạt động :
* Hoạt động 1 
GV huớng dẫn HS tìm hiểu chung 
GV cho HS đọc phần chú thích SGK sau đó nhấn mạnh một số ý về tác giả, chủ đề thiên nhiên và lưu ý cách đọc thơ cho phù hợp 
* Hoạt động 2
HS đọc thầm lại bài thowtrong 4 phút và cho biết những biểu hiện của sự chuyển mùa được tác giả diễn tả trong bài ?
Tìm những hình ảnh thể hiện sự chuyển mùa qua cảm nhận của tác giả ?
I- Tìm hiểu chung
1/ Tác giả , tác phẩm :
II. Phân tích :
1. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu
 - Những từ ngữ hình ảnh nào diễn đạt sự chuyển mùa ?
- Giá trị gợi cảm của các chi tiết, hình ảnh đó ?
- Giá trị biểu đạt của các từ láy?
- Bình luận hình ảnh thơ :
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Em có nhận xét gì về cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của Hữu Thỉnh?
- Giáo viên bổ sung
- GV có thể cho HS tìm những cau thơ, ca dao nói về sự chuyển mùa 
- GV nêu câu hỏi : Qua cách miêu tả sự chuyển mùa, em có nhận xét gì về cảm xúc của tác giả?
- GV cho HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ (Cho 1 HS đọc ghi nhớ)
- Các hình ảnh : Hương ổi sương sông chim , mây , ..
-Các từ láy có sức gợi tả, gợi cảm
- Hình ảnh thơ : Mây vắt sang thu là hình ảnh nhân hóa bất ngờ, thú vị, tinh tế, hấp dẫn
- Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả.
2- Cảm xúc của nhà thơ:
- Quan sát rất tinh tế
-Thả hồn mình cùng sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời : Có một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng và bao trùm là niềm vui trước tạo vật.
III- Tổng kết: (Ghi nhớ)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết 1 bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời sang thu
IV- Luyện tập:
 - Dặn dò :- Hoàn thành bài tập luyện tập
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Soạn : Nói với con.
Tiết 122	 	NÓI VỚI CON 
 (Y - Phương)
	Ngày soạn :	 28 /2/2007	
A. Mục tiêu cần đạt :
	Giúp HS : - Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng, cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y-Phương.
- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi. 
B. Chuẩn bị :
Gv : 	SGV, SGK, STK, bảng phụ
HS : Làm theo phần “Chuẩn bị ở nhà”
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu.
	- Em có nhận xét gì về cảm nhận của tác giả trước không gian giao mùa trong bài thơ ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 
Huớng dẫn HS tìm hiểu chung 
GV cho HS đọc phần chú thích SGK sau đó nhấn mạnh một số ý về tác giả.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc giọng tha thiết nhưng mạnh mẽ và trong sáng
- Cho biết bố cục bài thơ?
- Đọc chú thích (*) (SGK)
- HS đọc bài thơ và chú thích SGK
- HS tìm bố cục bài thơ
I- Tìm hiểu chung
1/ Tác giả (SGK)
2/ Đọc và tìm hiểu chú thích
3/ Bố cục : 2 đoạn
- Đầu ......trên đời
- Đoạn còn lại
* Hoạt động 2 :
Hướng dẫn phân tích bài thơ
- GV cho HS đọc “Chân phải...tiếng cười”.
- Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên con được lớn lên trong tình thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương?
- Cho HS đọc đoạn: “Người đồng mình ... không lo cực nhọc”
- Qua đọa thơ, người cha nhận thấy người đồng mình như thế nào?
- Và từ đó cha mong ước con phải ra sao?
- Cho HS đọc:”Người đồng mình thô sơ ....nghe con”
- Người cha nói với con vè người đồng mình như thế nào nữa? Và từ đó cha mong ước con phải làm sao?
- HS đọc đoạn “Chân phải....tiếng cười”
- HS làm việc độc lập
- HS đọc đoạn “Người đồng mình ....không lo cực nhọc”
- HS làm việc độc lập
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình yêu thương của cha mẹ, đùm bọc của quê hương:
- Con lớn lên trong tình thương, sự nâng niu, dìu dắt của cha mẹ.
- Con trưởng thành trong cuộc sống lao động vui tươi, trong nghĩa tình của quê hương.
2/ Truyền thống của quê hương và lời nhắn nhủ của người cha:
- Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, bền bỉ, gắn bó với quê hương
- Cha mong con có nghĩa tình, chung thủy với quê hương.
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí và niềm tin.
- Cha mong con biết tự hào về truyền thốngquê hương, tự tin, vững vàng
Hoạt động 3:Tổng kết
- Em cảm nhận như thế nào về tình cảm người cha đối với con trong bài thơ? (Thương yêu, trìu mến,thiết tha và tin tưởng..)
- Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách dùng từ ngữ, hình ảmh, bố cục của bài thơ?(Giọng thiết tha trìu mến như lời tâm tình, dặn dò, từ ngữ mộc mạc, giản dị, giàu tính khái quát...)
- GV chốt lại ý Ghi nhớ 
- HS làm việc theo nhóm trên bảng phụ 
- Đại diện nhóm lên trình bày
- HS đọc ghi nhớ
III- Tổng kết (SGK)
Hoạt động 4: Luyện tập
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài luyện tập SGK
- HS làm việc theo hướng dẫn
IV- Luyện tập:
 Dặn dò: 
- Hoàn thành bài tập luyện tập
- Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ SGK
- Chuẩn bị bài : Nghĩa tường minh và hàm ý.
- Soạn bài : Mây và sóng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-V9 (91-122)..doc