Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 140 - Trường THCS Sắp Có

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 140 - Trường THCS Sắp Có

TIẾT 91 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Trích)

 Chu Quang Tiềm

I. Mức độ cần đạt :

 Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

 1. Kiến thức

 - Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

 - Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

 2. Kĩ năng

 - Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ)

 - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

 - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

 3. Giáo dục HS thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách, có thói quen và lòng say mê đọc sách.

III. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, đồ dùng dạy học, một số câu danh ngôn về đọc sách.

 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.

IV. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài sọan của học sinh.

 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 

doc 128 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 140 - Trường THCS Sắp Có", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngy soạn:01/1/ 2011
 Ngy dạy: 03/ 1/ 2011
TIẾT 91	 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 ( Trích)
	 Chu Quang Tiềm 
I. Mức độ cần đạt :
 Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1. Kiến thức
 - Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
 - Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
 2. Kĩ năng
 - Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ)
 - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
 - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
 3. Giáo dục HS thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách, có thói quen và lòng say mê đọc sách. 
III. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, đồ dùng dạy học, một số câu danh ngôn về đọc sách.
	- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
IV. Các bước lên lớp:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài sọan của học sinh.
	3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1:
GV giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nôỉ tiếng của Trung Quốc. Ông đã nhiều lần bàn về đọc sách, phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc về kinh nghiệm phong phú của bản thân về đọc sách. Bài viết này là những lời tâm huyết, là những kinh nghiệm quý báo được đúc kết bằng trải nghiệm mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của ông.
- Văn bản được trích trong cuốn: Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. Người dịch là Trần Đình Sử. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
HĐ 2:
GV hướng dẫn HS đọc.
Yêu cầu HS đọc mạch lạc, rõ ràng, chú ý các hình ảnh so sánh trong bài. Giáo viên đọc 1 lần. Sau đó gọi HS khác đọc lại.
GV nhận xét cách đọc của HS.
HĐ 3:
GV lưu ý HS: Đây là đoạn trích không đầy đủ các phần: Mở – thân – kết. Thực chất đoạn trích chỉ có phần thân – giải quyết vấn đề. Cho nên tìm hiểu bố cục của đoạn trích là chúng ta tìm hiểu hệ thống luận điểm của nó.
GV: Vậy đoạn trích được chia thành mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
HS: Thảo luận – trình bày.
GV gọi HS đọc lại đoạn đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
GV: Qua lời bàn của tác giả, em thấy lời bàn ấy có ý nghĩa gì?
HS: Dựa vào đọc 1 SGK trả lời.
GV: Tác giả đã chỉ ra lí lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó?
HS: 
GVPT: Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn (không phải là duy nhất). Nhưng học vấn là gì? Là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại nhưng tích luỹ bằng cách nào, ở đâu? Tích luỹ bằng sách và ở sách. Vậy sách là kho tàng quý báo lưu giữ tinh thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hoá của nhân loại. Đọc sách là để trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, chuẩn bị về mọi mặt để tiến xa hơn. 
GV: Để nâng cao học vấn thì bước đọc sách là rất quan trọng. Em hãy nêu mối quan hệ giữa 2 ý nghĩa đó? 
HS: Thảo luận, phát biểu.
GVPT: Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con người, đọc sách vẫn là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác. Đọc sách là con đường tích luỹ và nâng cao tri thức, đọc sách là học với người thầy vắng mặt. Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người.
GV đọc 1 số câu danh ngôn nói về tầm quan trọng của đọc sách.
Sau đó giáo viên kết luận.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: SGK.
2. Tác phẩm: Trích trong: Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: Chia 3 đoạn.
a. Từ đầu đến “ thế giới mới”: tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
b. Tiếp theo đến “tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn, thiên hướng sai lạc của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
c. Phần còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
2. Phân tích.
a. Tầm quan trọng ý nghiã của việc đọc sách.
- Đọc sách là 1 con đường quan trọng của học vấn. Vì:
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
+ Sách là cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm.
- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
Nhận xét:
- Sách là vốn quý của nhân loại.
- Đọc sách là cách để tạo học vấn.
- Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.
TIẾT 2
TIẾT 92	BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
	(Chu Quang Tiềm)
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1 :
GV chuyển ý: Ở trên tác giả đã nói về tầm quan trọng của việc đọc sách nhưng ông không thần thánh hoá của việc đọc sách. Ông đã chỉ ra cái hạn chế trong sự phát triển, hai cái hại trong nghiên cứu, trau dồi học vấn trong đọc sách. Và tác hại của nó như thế nào?
GV gọi HS đọc đoạn 2. Chú ý 2 đoạn văn so sánh.
GV nêu vấn đề: Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay trong tình hình sách nhiều vô kể là gì? Để minh chứng cho cái hại đó tác giả so sánh, biện thuyết như thế nào? Em có tán thành luận chứng của tác giả hay không? Ý kiến của em như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời, suy nghĩ trả lời.
GVPT: Cái hại đầu tiên của việc đọc sách trong tình hình hiện nay là sách được in ấn rất nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, nghĩa là ham đọc nhiều nên không thể đọc kĩ, chỉ đọc qua loa, hời hợt, chỉ liếc qua nhiều mà đọng lại chẳng bao nhiêu.
Tác giả so sánh cách đọc sách của người xưa: đọc càng kĩ, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ, ít mà tinh còn hơn nhiều mà dối, đọc như thế không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian, công sức mà có khi còn nguy hại. Tác giả so sánh với việc ăn uống vô tội vạ. Các thứ không tiêu hoá được tích tụ ngày càng nhiều càng sinh bệnh, 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích cái hại thứ hai.
GVPT: Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích. Bơi loạn trong bể sách không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức mà nhiều khi tự mình hại mình (so sánh với việc đánh trận thất bại vì tiêu hao lực lượng, )
GV: Đứng trước những nguy hại trên? Tác giả khuyên chúng ta chọn sách như thế nào? Em hiểu như thế nào là sách phổ thông, sách chuyên môn?
HS: Thảo luận – phát biểu.
GV: Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào?
HS:
GVPT: Đọc có nhiều cách đọc khác nhau: đọc to, đọc thầm, đọc bằng mắt, đọc 1 lần, đọc nhiều lần, mỗi người có cách đọc và sở thích đọc khác nhau.
GV: Theo em tác giả đã đưa ra cách đọc sách có phải chỉ để đọc mà còn học để làm người, em có đồng ý không? Vì sao?
HS:
GV: Em hãy nhận xét về các nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản?
HS: Thảo luận, trình bày. GVKL.
GV: Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa thấu tình, vừa đạt lí. Các ý kiến, nhận xét đưa ra thật xứng đáng, có lí lẽ, với tư cách một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ,nghiền ngẫm lâu dài.
HĐ 2:
GV tổng kết nội dung bài học qua phần ghi nhớ. Gọi 2 HS đọc bài. Giáo viên đọc lại 1 lần. 
Giáo viên giáo dục tư tưởng cho học sinh và hướng dẫn hs làm phần luyện tập ở nhà.
b. Phải biết lựa chọn sách khi đọc.
*/ Hạn chế của việc đọc nhiều sách:
- Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu dễ ra vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều nên dễ lạc hướng, chọn nhầm, chọn sai chọn phải những cuốn nhạt nhẽo, vô bổ, 
*/ Cách đọc sách: Nên hướng vào 2 loại sách.
- Loại sách phổ thông.
- Loại sách chuyên môn.
*/ Phương pháp đọc.
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
- Cần đọc kĩ những cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Không nên đọc lướt qua mà đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa.
- Không đọc một cách tràn lan.
Nhận xét: 
Đọc sách vừa học tập tri thức vừa rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
c. Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản.
- Nội dung luôn thấu tình đạt lí.
- Ngôn ngữ uyên bác của người nghiên cứu, tích luỹ nghiền ngẫm lâu dài.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
II. Tổng kết:
 Ghi nhớ
 SGK T7.
	4. Củng cố:
	Giáo viên nhắc lại các nội dung chính của bài học cho HS nắm.
	5. Dặn dò:
	- Về nhà ghi phần ghi nhớ vào tập và học thuộc.
	- Đọc kĩ phần nội dung.
	- Về nhà tự trau dồi phương pháp đọc sách.
	- Chuẩn bị bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm.
................
TIẾT 93	KHỞI NGỮ
I. Mục tiêu bài học:
 - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
 - Biết đặt câu có khởi ngữ
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1. Kiến thức
Đặc điểm của khởi ngữ
Công dụng của khởi ngữ
 2. Kĩ năng
 - Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
 - Đặt câu có khởi ngữ
 3. Giáo dục học sinh theo từng chủ đề của bài học.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, đồ dùng dạy học, bảng phụ.
	- HS: Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
	1. On định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1:
GV chuẩn bị tất cả các ví dụ vào bảng phụ, treo lên và yêu cầu HS đứng lên đọc bài.
GV: Các từ in đậm trong 3 ví dụ a, b, c có vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ như thế nào?
HS: Phát biểu.
GV phân tích từng ví dụ:
a. Còn anh/ anh không ghìm nổi xúc động
 CN VN
b. Giàu, tôi/ cũng giàu rồi.
 CN VN
c. Về “cái thế văn văn nghệ”: phần chủ ngữ là trong dấu ngoặc kép, chúng ta/ có thể..
 CN VN
Viết, anh ấy cẩn thận lắm.
Đối với Giáp,những bài toán như thế này không phải là khó.
GV: Trước những từ in đậm có thể thêm những quan hệ từ nào?
HS: Phát biểu.
GV: Những từ đứng trước chủ ngữ gọi là khởi ngữ. Vậy theo em, thế nào là khởi ngữ?
HS: Dựa vào phần ghi nhớ phát biểu.
GV kết luận: Gọi 2 HS đọc ghi nhớ, giáo viên đọc 1 lần.
HĐ 2:
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận phần luyện tập.
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
N1: Câu a, b bài tập 1.
N2: Câu c, d, e bài tập 1.
N3: Bài tập 2.
HS: Thảo luận theo nhóm. Đại diện từng nhóm trình bày, giáo viên nhận xét sửa chữa từng bài.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
a. Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ.
Vda: Còn anh, anh không nghìm nổi xúc động. => Từ in đậm đứng trước chủ ngữ có quan hệ trực tiếp với chủ ngữ, nêu lên đối tượng nhắc đến trong câu.
VDb. Đứng trước chủ ngữ, quan hệ gián tiếp với vị ngữ, nêu lên đặc điểm của đối tượng.
VDc. Đứng trước chủa ngữ, có quan hệ gián tiếp với vị ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
b. Trước các từ in đậm có thể thêm:
- Có từ: còn, về.
- Có thể thêm: về, đối với.
 */ Ghi nhớ.
 SGK T8.
II. Luyện tập.
1. Xác định các từ khởi ngữ trong câu:
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
2. Viết lại câu:
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
	4. Củng cố:
	- Giáo viên nhắc ...  nhiều đọan hay (mắc không quá 5 – 7 lỗi).
	5 – 6 điểm: Đảm bảo được các nội dung chính chưa sâu nhưng tỏ ra hiểu bài. Một vài đoạn viết còn lủng củng, biết phân tích được tình cảm của tác giả, nhân dân Miền Nam đối với Bác (sai không quá từ 8 – 10 lỗi).
	3 – 4 điểm: Trong phân tích còn lúng túng, có triển khai một số nội dung chính nhưng yêu cầu phân tích nội dung chưa đảm bảo, hiểu quá sơ sài về nội dung đề, trong đoạn văn kết cấu chưa rõ ràng, văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
	1 – 2 điểm: Chưa hiểu đề, chưa nắm rõ các thao tác phân tích, bình luận, sử dụng câu sai ngữ pháp, sai lỗi chính tả nhiều, bài làm chỉ 1 đoạn ngắn, quá sơ sài, không đảm bảo các nội dung yêu cầu trên.
	4. Củng cố:
	- GV nhắc nhở HS xem lại bài của mình trước khi nộp bài. Sửa chữa những chổ còn sai.
	5. Dặn dò:
	- Xem lại các phương pháp làm bài về tác phẩm văn học.
	- Tìm đọc 1 số bài văn mẫu cùng thể loại để tham khảo.
	- Chuẩn bị bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm.
TIẾT 136 - 137	BẾN QUÊ (Hương dẫn đọc thêm)
	( Nguyễn Minh Châu )
	I. Mục tiêu bài học:
	Thông qua bài học giúp HS.
	1. Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình.
	2. Rèn cho HS kĩ năng đọc tác phẩm: đọc diển cảm; thể hiện được tâm trạng nhân vật, phân tích tác phẩm.
	II. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, phiếu bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
	III. Các bước lên lớp.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1:
GV gọi HS đọc phần chú thích */ Ở SGK.
GV bổ sung: Sau năm 1975 Nguyễn Minh Châu sáng tác chủ yếu là truyện ngắn. Với thể loại này Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những tìm tòi, đổi mới quan trọng về tư tưởng nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học ở nước ta từ những năm 80 của thế kỉ XX.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu: Cửa Sông, Dấu chân người lính (tiểu thuyết); Mãnh trăng cuối rừng. Bức Tranh (truyện ngắn).
HĐ 2:
GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thể hiện sự trầm tư suy ngẫm, có cả sự xúc động, đượm buồn, cả sự xót xa, ân hận, thể hiện tâm trạng nhân vật nữ, trong cảnh ngộ đặc biệt, giọng đọc truyền cảm.
GV chia lớp thành 4 nhóm, HS đọc theo nhóm. Mỗi nhóm HS nào củng phải đọc, nhóm trưởng theo dõi và nhận xét cách đọc của từng bạn.
Sau khi HS đã đọc ở nhóm GV cho mỗi nhóm cử 1 em đứng lên đọc, GV nhận xét cách đọc của từng em. GV biểu dương những tổ đọc tốt và phê bình những tổ đọc chưa tốt.
HĐ 3:
GV chia nhóm cho HS thảo lụân (mỗi nhóm 4 em): phát phiếu bài tập.
HS: Thảo luận theo nhóm.
GV cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét sửa chữa và kết luận.
GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ.
GV đọc 1 lần và giáo dục tư tưởng cho HS.
I. Giới thiệu vài nét về tác giả – tác phẩm.
1. Tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Quỳnh Lưu – Nghệ An.
2. Tác phẩm:
Truyện ngắn “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên xuất bản 1985.
II. Tìm hiểu vản bản.
1. Nội dung: Thể hiện những suy ngẫm trải nghiệm của nhà văn về cuộc sống và thức tỉnh sự trân trọng đối với vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.
2. Nghệ thụât:
- Sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng.
- Xây dựng tình huống truyện giàu sức biểu hiện.
- Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
 */ Ghi nhớ.
 SGK
	4. Củng cố:
	- GV nhắc lại nội dung chính của bài học.
	- HS nhắc lại 1 lần.
	5. Dặn dò:
	- Về nhà xem lại các nội dung đã học.
	- Chép và học thuộc phần nghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm.
PHIẾU BÀI TẬP
Nhóm: 
	Câu 1: Truyện ngắn “Bến quê” được in traong tậ truyện nào?
	A. Bến quê.	 B. Giữa sông.	 C. Dấu chân người lính.	 D. Mãnh trăng cuối rừng.
	Câu 2: Nội dung mà truyện ngắn “Bến quê” đề cập đến là gì?
Những vấn đề trong cuộc sống thường ngày.
Người lính trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.
Đời sống Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh.
Nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh.
Câu 3: Những thành công đặc sắc về mặt nghệ thụât của “Bến quê” là gì?
A. Truyện có tình huống đảo ngược, nội tâm nhân vật phức tạp ngôn ngữ trau chuốt.
B. Xây dưng tình huống truyện đầy nghịch lí, nội tâm nhân vật tinh tế, ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu tượng.
C. Lời văn trau chuốt, các sự việc phong phú nội tâm nhân vật phức tạp.
D. Miêu tả ngoại hình kỉ lưỡng, ngôn ngữ gìau biểu cảm.
Câu 4: Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào?
A. Từ gần đến xa. B. Từ trong ra ngoài. C. Từ xa đến gần. D. Từ trên xuống dưới.
	Câu 5: Cảnh bãi bồi ven sông được nhìn qua điểm nhìn của ai?
	A. Nhĩ.	B. Vợ Nhĩ.	C. Con trai Nhĩ.	D. Bác hàng xóm.
	Câu 6: Cảnh vật bên ngoài đối với Nhĩ như thế nào?
	A. Thân thuộc đáng yêu.	B. Gần gũi mà xa lắc.
	C. Gần gũi, bình dị.	D. Xa xôi không tưởng.
	Câu 7: Dòng nào không phải là suy nghĩ của Nhĩ khi nằm trên giường?
	A. Thời gian trôi nhanh.	B. Cuộc đời ngắn ngủi.
	C. Muốn thu nhận tất cả.	D. Phó mặc số phận.
	Câu 8: Hình ảnh bãi bồi ven sông có ý nghĩa biểu trưng gì?
	A. Thế giới xa lạ, quá xa xôi.	B. Vẻ đẹp không bào giờ đạt tới.
	C. Vẻ đẹp gần gũi, quá quen thuộc.	D. Vẻ đẹp gần gũi mà chưa biết.
	Câu 9: Tác giả đặt Nhĩ vào tình huống éo le như thế nào?
	Câu 10: Khi nằm trên giường bệnh Nhĩ đã suy nghĩ gì về vợ?
	Câu 11: Khi nằm trên giường bệnh Nhĩ có khao khát gì? Khao khát đó có ý nghĩa gì?
	Câu 12: Trình bày ý nghĩa của truyện “ Bến quê”.
TIẾT 138 – 139
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
	I. Mục tiêu bài học:
	Thông qua bài học giúp HS:
	1. Hệ thống các kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
	- Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
	- Nghĩa tường minh và hàm ý.
	2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
	3. Giáo dục HS theo từng nội dung ôn tập.
	II. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
	III. Các bước lên lớp:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV: Hãy goị tên các thành phần câu được in đậm?
HS: Đứng tại chổ phát biểu.
GV gọi HS khác nhận xét, GV kết luận. Treo bảng phụ lên cho HS nhận xét.
GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Mỗi HS tự viết đoạn văn. Sau khi viết xong GV cho HS trình bày (đọc bài viết)
GV yêu cầu HS khác nhận xét, GV kết luận.
Sau đó GV treo bảng phụ có đoạn văn viết sẳn cho HS quan sát.
HĐ 2:
GV gọi HS đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi.
- Gọi tên các phép liên kết được thể hiện bằng từ ngữ in đậm?
HS: Thảo luận nhóm. Đại diện từng nhóm trình bày. GV nhận xét, kết lụân.
GV gọi HS lên bảng trình bày kết quả phân tích. 
HS nhận xét, GV sửa chữa, bổ sung.
GV chốt lại các phép liên kết trong đoạn văn:
- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ có ở câu trước.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng; sử dụng ở câu trước các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đó có ở câu trước.
- Phép thế sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đó có ở câu trước.
- Phép nối: Sử dụng các câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 3 mục II và kiểm tra kết quả bài làm của HS.
HĐ 3:
GV hướng dẫn HS ôn tập phần 3.
GV gọi 1 HS đọc mẫu chuỵên chiếm hết chổ ở SGK trong SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Hàm ý của câu: “ở dưới ấy nhà giàu chiếm hết chổ cả rồi có nghĩa là gì?
HS: Thảo luận, trình bày ý kiến.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Tìm hàm ý những câu in đậm, cho biết trong mỗi trường hợp hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
HS: Thảo luận.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
Bài 1:	
Khởi
ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
gọi đáp
cảm than
phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
thưa ông
vất vả quá
những người con gái như vậy
Bài 2: Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”có sử dụng thành phần bịêt lập, khởi ngữ:
Bến quê là câu chuyện về cuộc đời – 
cuộc đời rất bình dị quanh ta – với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay chúng ta có thể gặp ở đâu đó 1 số phận giống như và gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mãi mê kiếm danh, kiếm lợi rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời vì 1 lí do nào đó phải nằm bẹp dí 1 chổ con người mới nhận ra rằng: gia đình chính là tổ ấm cuối cùng đưa tiển ta về nơi vĩnh hằng! Cái chânh lí giản dị ấy tiết thay Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng “ đi không xót 1 só sỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng mai bị mắc bệnh hiểm nghèo liệt toàn thân thì cuộc sống của anh hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
*/ Các thành phần bịêt lập:
- TP phụ chú: cuộc đời vốn rất bình lặng 
- TP tình thái: hình như.
- TP cảm thán: tiếc thay.
*/ Khởi ngữ: cái chân lí giản dị ấy.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
1. Các phép liên kết:
a. Sử dụng phép nói: (nhưng, nhưng rồi, và)
b. Sử dụng phép lặp từ vựng (cô bé) phép thế đại từ (cô bé, nó).
c. Sử dụng phép thế đại từ (bây gờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa)
2. Lập bảng kể kết quả phân tích:
Phép liên kết
lặp từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa
thế
nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé
cô bé
cô bé – nó; thế
Nhưng nhưng rồi, và.
3. Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn em vừa viết
III. Nghĩa tường minh và hàm ý:
Bài 1:
- Người ăn mày hàm ý: Địa ngục chính là nơi dành cho các ông à “nhà giàu cũng chết”
Bài 2:
a. Từ ngữ in đậm có thể hiểu:
- “Đội bóng huyện chơi không hay” hoặc
- “ Tôi không muốn bình lụân về vịêc này”.
=> Cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b. Hàm ý của câu in đậm là:
- “Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn”:
=> Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
	4. Củng cố:
	- GV nhắc lại 3 nội dung chính của bài học.
	- Yêu cầu HS nhắc lại 1 lần.
	5. Dặn dò:
	- Về nhà hoàn thành các bài tập vào tập.
	- Xem lại các nội dung ôn bài.
	- Chuẩn bị bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm.
TIẾT 140
LUYỆN NÓI: NGHỊ LỤÂN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
	I. Mục tiêu bài học:
	Thông qua bài học giúp HS:
	1. Trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về 1 tác phẩm văn học. Luyện tập cách tìm ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi bình lụân về 1 tác phẩm văn học.
	2. Rèn luyện kĩ năng nói trước đông người, lập dàn ý, nói theo dàn ý.
	3. Giáo dục HS tình cảm, thái độ của HS qua tác phẩm văn học cụ thể.
	II. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, bảng phụ, đồ dùng học tập.
	- HS: Chuẩn bị dàn ý ở nhà.
	III. Các bước lên lớp:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1:
GV gọi HS đọc đề bài đã cho ở SGK. GV ghi đề bài lên bảng.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
HS: phát biểu, GV nhận xét.
I. Tìm hiểu đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuu Dieu Linh(2).doc