Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 94

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 94

 Tiết 91, 92. Văn bản:

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Trích) - Chu Quang Tiềm -

1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:

a) Về kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

- Giáo dục HS ý thức tự đọc sách và phương pháp đọc sách.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Nâng cao Ngữ văn 9, Tư liệu Ngữ văn, Bình giảng Ngữ văn 9, soạn giáo án.

b) Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK và GV

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 94", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 18
Kết quả cần đạt:
Hiểu được sự cần thiết cuả việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ.
Hiểu và biết vận dụng các phép phân tích, tổng hợp trong làm bài văn nghị luận.
Ngày soạn: 29/12/2012
Ngày dạy: 02/01/2013
Dạy lớp: 9B
 Tiết 91, 92. Văn bản: 
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Trích) - Chu Quang Tiềm -
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:
a) Về kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
- Giáo dục HS ý thức tự đọc sách và phương pháp đọc sách.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Nâng cao Ngữ văn 9, Tư liệu Ngữ văn, Bình giảng Ngữ văn 9, soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK và GV
3. Tiến trình bài dạy.
	* Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số lớp 9B: 	 /15 	Vắng:	
a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 Kiểm tra vở soạn của học sinh.
b) Giới thiệu bài: (1 phút) 
Trong chương trình ngữ văn lớp 8 các em đã được học văn bản “ Bàn luận về phép học”, một bài văn nghị luận được viết bằng thể tấu của tác giả Nguyễn Thiếp. Bài văn nói lên mục đích của việc học chân chính: Học đÓ làm ngưêi, học để biết và làm, học để góp phần xây dựng đất nước thêm hưng thịnh. Tác giả phê phán lối học hình thức cầu danh lợi. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một văn bản khác của nhà lý luận văn học nổi tiếng Trung Quốc; cách viết như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu (GV ghi tên bài học lên bảng) 
b) Dạy nội dung bài mới: 
I. Đọc và tìm hiểu chung. (15')
	1. Vài nét về tác giả - tác phẩm :
GV: đọc chú thích µ 
?Giỏi. Nêu hiểu biết của em về tác giả - tác phẩm ?
HS: + Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà Mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 
+ Văn bản là một đoạn trích của bài, được in trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách" - Bắc Kinh 1955.
GV: Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà Mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng
của Trung Quốc. Nhà lý luận văn học các em đã được làm quen với thuật ngữ này ở các tiết trước. Nhà Mĩ học : Khoa học nghiên cứu về cái đẹp và những hình thức, phương pháp phản ánh và sáng tạo trong nghệ thuật. Các bài viết của Chu Quang Tiềm thường có bố cục chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, sinh động, lập luận sắc sảo thuyết phục. Tác giả bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu tiên. Bài viết hôm nay các em tìm hiểu là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau. Văn bản các em học chỉ là một đoạn trích, còn bài văn "Bàn về đọc sách" được in trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách" - Bắc Kinh 1955 - do Trần Đình Sử dịch.
	2. Đọc văn bản : 
 GV: (Nêu yêu cầu đọc ) các em chú ý đọc to, rõ ràng, đúng dấu câu, thể hiện rõ lời nhận xét, lời bàn của nhà văn. -> GV đọc : từ đầu đến nhằm phát hiện thế giới mới.
HS 1: tiếp - lực lượng; 
HS 2: tiếp - thấp kém; 
HS 3: còn lại.
HS: Đọc chú thích trong SGK.
?Kh. Bài văn này thuộc kiểu văn bản nào?
HS: Kiểu văn bản nghị luận. (Phương thức biểu dạt chính: nghị luận)
?Giỏi. Thế nào là văn bản nghị luận? 
HS: Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
?Kh. Em hãy nêu bố cục của văn bản ? 
HS: Văn bản chia làm ba phần: 
- Phần 1 : từ đầu đến “thế giới mới”
- Phần 2 : từ “lịch sử” đến “tự tiêu hao lực lượng”.
- Phần 3 : còn lại.
?Kh. Theo em vấn đề nghị luận của bài văn này là gì ? 
HS: Vấn đề nghị luận là : Bàn về đọc sách.
?Giỏi. Căn cứ vào bố cục bài viết, em hãy tóm tắt các luận điểm của bài ? 
HS: Để triển khai v.đề nghị luận - tác giả đã đưa ra ba lập luận đúng đắn cơ bản: 
	1 - Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
	2 - Nêu khó khăn, các thiên hướng dễ mắc phải của việc đọc sách.
	3 - Bàn về phương pháp đọc sách (Bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả).
GV: Ba luận điểm trên cũng chính là ba nội dung cơ bản của bài. Chúng ta cùng phân tích từng luận điểm để thấy được quan điểm, tư tưởng của người viết.	
II. Phân tích.
?Kh. đọc đoạn 1, cho biết nội dung chính của đoạn là gì ? 
	1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. (23')
?Tb. Để làm rõ mục đích của việc đọc sách tác giả đã đưa ra dẫn chứng và lý lẽ nào?
 - Học vấn không chỉ là ... của học vấn	
+ Bởi vì học vấn ... toàn nhân loại.
+ Các thành quả đó... lưu truyền lại.
+ Sách là kho tàng ... học thuật của nhân loại.
+ Nếu chúng ta mong tiến lên ... làm điểm xuất phát.
+ Nếu xoá bỏ hết ... trong quá khứ [..] lúc đó ... làm kẻ lạc hậu.
+ Đọc sách là muốn trả ... tích luỹ mấy nghìn năm.
?Giỏi. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận trong đoạn này ? 
HS: Lập luận chặt chẽ, các luận cứ rõ ràng, mạch lạc, xác thực, thuyết phục người đọc, so sánh cụ thể, dễ hiểu ... Từ ngữ giàu hình ảnh. Các luận cứ liên kết chặt chẽ (bằng các từ ngữ liên kết) với luận điểm tạo cho đoạn văn rõ ràng nêu bật chủ đề.
?Kh. Qua nghệ thuật lập luận trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ? 
HS: Sách rất quan trọng, việc đọc sách có nhiều ý nghĩa.
?Kh. Lời bàn của Chu Quang Tiềm giúp em hiểu sách có tầm quan trọng như thế nào? 
HS: Sách đã cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại, những cuốn có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường ptriển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm được, suy ngẫm mấy nghìn năm nay.
?Kh. Sách có tầm quan trọng như vậy nên đọc sách có tác dụng gì ? 
HS: Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm được cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường học vấn. Đi phát hiện thế giới mới, không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu các thời đại đã qua. Vì vậy, đọc sách giúp chúng ta điều đó.
?Giỏi. Đoạn mở bài tác giả muốn thể hiện nội dung gì ?
HS: Sách rất quan trọng với mỗi người, đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
GV: Tác giả khẳng định vai trò của sách, tầm quan trọng của việc đọc sách để vươn lên, tiến lên từ văn hoá học thuật, đọc sách để kế thừa tri thức nhân loại, thu nhận kiến thức mới. Đó chính là khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa, mục đích của việc đọc sách.
?Tb. Hãy nêu ví dụ về sách có tác dụng đối với em trong học tập ? 
HS: Đọc sách Ngữ văn giúp em hiểu được văn học dân gian, văn học trung đại - văn học hiện đại, giúp em rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Qua các tác phẩm văn học giúp em hiểu được xã hội Việt Nam, đời sống, tâm tư, tình cảm của nhân dân Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. 
Sách lịch sử giúp em hiểu được lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới qua nhiều thời kỳ; quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông - tự hào về truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.
Sách Khoa học tự nhiên giúp em nắm bắt được những tri thức tinh hoa văn hoá nhân loại, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống....
	c) Củng cố - Luyện tập: ( 2’)
	T: Đọc sách có tầm quan trọng như thế nào?
GV: Khái quát bài giảng.
d) Hướng dần HS học ở nhà: (1’)
- Học bài đọc và chuẩn bị phần còn lại tiết sau học tiếp.
 Rút kinh nghiệm dau giờ dạy:
Về thời gian:
.
Về nội dung: :
.
Về phương pháp: :
=========================
Ngày soạn: 29/12/2012
Ngày dạy: 04/01/2013
Dạy lớp: 9B
 Tiết 92. Văn bản: 
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tiếp theo)
 (Trích) - Chu Quang Tiềm -
1. Mục tiêu bài dạy. Tiếp tục giúp HS: 
 	a) Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp dọc sách.
	- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
	b) Về kỹ năng : 
	- Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
	- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
 - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
	c) Về thái độ: Giáo dục HS cách đọc và lựa chọn sách cho đúng 
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
	a) Chuẩn bị của GV: 
	Soạn giáo án, SGK, SGV. Tham khảo : Tư liệu Ngữ văn 9
	b) Chuẩn bị của HS: 
	Soạn bài, SGK, vở ghi. Tham khảo : Hướng dẫn tự học 
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số lớp 9B:./17 Vắng:..
 a) Kiểm tra bài cũ : (2') 
Việc chuẩn bị bài của học sinh.
* Giới thiệu bài : (1’) Tiết học hôm nay cô trò ta tiếp tục tìm hiểu văn bản “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
 b) Dạy nội dung bài mới:
HS: Đọc đoạn 2 : “Lịch sử .... tự tiêu hao lực lượng” 
?Giỏi. Luận điểm của đoạn văn này là gì ?
HS: Lời bàn của tác giả về các khó khăn dễ mắc phải trong tình hình đọc sách hiện nay.
T: Đọc sách có dễ không ? Tại sao phải lựa chọn sách khi đọc ? -> chính là nội dung của đoạn 2.
2. Lời bàn của tác giả về tình hình đọc sách hiện nay. (16')
?Tb. Tác giả thể hiện nội dung trên bằng các dẫn chứng, lý lẽ nào? 
HS: - Lịch sử càng tiến lên ... ngày càng không dễ.
 + Một là ... không chuyên sâu.
 + Các tác giả Trung Hoa ... miệng đọc, tâm ghi.
 + Giờ đây, sách dễ kiếm ...nhưng "đọng lại" thì rất ít.
 + Hai là ... lạc hướng.
 + Những người mới học ... và sức lực.
 + Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận ... tự tiêu hao lực lượng. 
?Kh. Hãy đưa ra nhận xét của em về trình tự xắp xếp các dẫn chứng và lý lẽ ? 
HS: Các dẫn chứng được xắp xếp theo trình tự hợp lý : các số từ, các dẫn chứng được liệt kê theo trình tự thời gian, dùng những kiểu câu có cặp quan hệ từ "tuy - nhưng; nếu - thì" tạo cho câu văn nhịp nhàng, cách dẫn dắt tự nhiên, dùng những hình ảnh so sánh ví von làm cho đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục người đọc.
?Kh. Theo em tác giả nói “sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ” có đúng không ? Vì sao ? 
HS : Học thuật ngày càng phát triển, sách vở tích luỹ càng nhiều thì việc đọc sách lại càng không dễ. Số lượng sách quá nhiều (trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, mỗi ngày nhân loại có thể cho ra đời hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cuốn sách) nhưng sức đọc của con người có hạn, sức tiếp thu của con người cũng có hạn. t.giả chỉ ra điều đó là để chỉ ra hai thiên hướng sai lạc thường gặp mà tác giả đã nêu. 
?Giỏi. Hãy chỉ rõ luận cứ nào sử dụng hình ảnh so sánh ? tác dụng của những hình ảnh so sánh đó ? 
HS: Tác giả so sánh : Một học giả trẻ ... "Liếc qua" tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít -> Tác dụng phê phán cách  ... áp rất quan trọng đối với Tiếng Việt. Do đó cần phân biệt các thành phần câu dựa vào trật tự của chúng - dựa vào đây chúng ta phân biệt một thành phần câu nữa đó là thành phần khởi ngữ. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu thành phần này.
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ (20’)
1. Ví dụ: GV treo bảng phụ có ghi ví dụ (SGK,Tr.7)
HS: đọc VD 
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh // không ghìm nổi xúc động.
C V
b) Giàu, tôi // cũng giàu rồi.
 C V
 c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta // có thể tìm ở tiếng ta
 C V1
không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
 V2
?Tb. Hãy xác định chủ ngữ - vị ngữ trong những câu trên? 
?Kh. Hãy phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu chứa nó về vị trí ? 
HS: Các từ ngữ: Anh (a), Giàu (b), các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ (c) đứng trước chủ ngữ trong những câu chứa nó.
?Kh. Các từ ngữ đó có quan hệ C –V với vị ngữ không ? 
HS: Về quan hệ với vị ngữ: Các từ ngữ đó không có quan hệ C –V với vị ngữ.
?Giỏi. Các từ ngữ đó được đưa vào trong câu có công dụng gì ? 
HS: Công dụng: Biểu thị đề tài được nói đến trong câu (anh – giàu – các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ - là đề tài được nói đến trong câu.)
GV: Qua phân tích ví dụ các em thấy các từ ngữ: Anh, giàu, các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ -> đứng trước chủ ngữ, không có quan hệ C – V với vị ngữ, biểu thị đề tài được nói đến trong câu -> những từ, ngữ này là khởi ngữ.
?Kh. Em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
2. Bài học:
HS : - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
GV: Khởi ngữ cũng còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
?Kh. Trước thành phần khởi ngữ trong các câu trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào ? 
HS: - VD a) có quan hệ từ “còn” 
 - VD b) không có quan hệ từ
 - VD c) có quan hệ từ “về” trước khởi ngữ.
?Kh. Từ đó em có thể rút ra kết luận gì? 
HS: - Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ “về, còn, đối với”..
HS: Đọc * Ghi nhớ (SGK,Tr.8)
II. Luyện tập. (18’)
Bài tập 1: (SGK,Tr.8)
?Tb. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1: (Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau)
HS: (Nhận diện khởi ngữ dưới những hình thức diễn đạt khác nhau)
a - Điều này.	b - Đối với chúng mình.
c - Một mình.	d – Làm khí tượng.
e - Đối với cháu.
 2. Bài tập 2 (SGK,Tr.8)
HS: Đọc yêu cầu bài tập 2 
?Tb. Hãy chuyển phần in đậm thành khởi ngữ - viết lại câu văn ? 
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
 => Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
 => Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
3. Bài tập thêm: 
* Xác định các câu có khởi ngữ trong văn bản: Bàn về đọc sách.
 => Chú ý những câu có từ “đối với” đứng đầu hoặc có từ “thì” trong cụm danh từ đứng đầu câu.
* Đặt câu có khởi ngữ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu.
- Các HS ở dưới làm BT
	 - Quan sát :câu các bạn đặt - nhận xét - sửa chữa.
 c) Củng cố - Luyện tập: ( 2’) 
?Kh. Khởi ngữ phải có quan hệ như thế nào với câu thì mới là thành phần câu được ?
HS : - Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó trong phần câu còn lại (đứng sau nó).
 - Nhưng cũng có thể quan hệ gián tiếp với nội dung của phần câu còn lại.
 	 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
	 - Học bài, nắm vững đặc điểm của khởi ngữ.( tìm câu có thành phần khởi trong một văn bản đã học.
	 - Chuẩn bi bài Phép phân tích và tổng hợp theo câu hỏi SGK.
Rút kinh nghiệm dau giờ dạy:
Về thời gian:
.
Về nội dung: :
.
Về phương pháp: :
.
==============================
Ngày soạn: 02/01/2013
Ngày dạy: 09/01/2013
Dạy lớp: 9B
Tiết 94. Tập làm văn: 
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh nắm được:
 a) Về kiến thức: 
- Đặc điểm của phép lập luận, phân tích, tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
 b) Về kĩ năng: 
 - Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp
 - Vận dụng được hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức, thái độ học tập tốt.
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
	a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứ SGK, SGV, soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định tổ chức: (1’)
	- Kiểm tra sĩ số lớp 9B:./17 Vắng:..
 a) Kiểm tra bài cũ : (2') 
* Giới thiệu bài: (1 phút) 
? Hãy nêu đặc điểm của văn bản nghị luận ?
 HS: Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra - nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. 
T : Chúng ta cần trình bày tư tưởng, quan điểm đó theo phép lập luận nào –> tìm hiểu.
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: (24’)
1. Ví dụ : Văn bản “Trang phục”.
HS. Đọc văn bản “Trang phục”.
?Tb: Hãy cho biết bố cục của bài văn?
HS:
- Mở bài: Đoạn văn đầu;
- Thân bài: Hai đoạn văn giữa;
- Kết bài: Đoạn cuối.
 ?Tb: Ở phần mở bài tác giả đã nêu ra vấn đề gì?
HS:Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề “ăn mặc chỉnh tề”. 
?Kh: Vấn đề nêu trên được thể hiện thông qua những dẫn chứng nào ?
HS: Không ai ăn mặc chỉnh tề mà lại đi chân đất hoặc đi giày tất đầy đủ lại phong phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt trước mặt mọi người. Đó là sự đồng bộ, hài hoà giữa quần áo, giầy tất trong trang phục của con người.
?Tb: Tác giả nêu dẫn chứng trên nhằm mục đích gì ?
HS: Sự thể hiện thiếu chỉnh tề không đồng bộ ấy trông trướng mắt vì trái với quy tắc đồng bộ chỉnh tề.
?Kh: Trong phần thân bài, tác giả nêu lên mấy luận điểm, đó là những luận điểm nào ?
HS: Tác giả nêu lên hai luận điểm:
+ Luận điểm 1: Việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung ( công cộng ) và riêng ( tuỳ theo tính chất công việc, sinh hoạt).
?Kh: Tác giả đưa ra các dẫn chứng, lý lẽ nào để làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất?
HS: Người ta nói : ăn cho mình,mặc cho người- có lẽ nhiều phần đúng .
+ Cô gái một mình trong hang sâu không váy xoè, váy ngắn, không mắt xanh môi đỏkhông tô đỏ chót móng chân, móng tay;
+Anh thanh niên đi tát nước  không thể đầu mượt bằng sáp thơm, áo quần là phẳng tắp;
+ Trang phục không có pháp luật nào can thiệp nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ;
+ Đi đám cưới không thể ăn mặc lôi thôi, đi đám tang không thể ăn mặc loè loẹt.
?Tb: Luận điểm thứ hai là gì ?
HS: Ăn mặc phù hợp với đạo đức, giản dị, phù hợp với cộng đồng.
?Tb: Tìm các lý lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm trên?
HS: - Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.
- Người có văn hoá, biết ứng xử là người biết hoà mình vào cộng đồng
?Kh: Tác giả dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận cứ trên?
- Tác giả dùng phép lập luận chứng minh, nêu dẫn chứng, phân tích dẫn chứng bằng cách so sánh đối chiếu..
?Tb: Việc sử dụng các lập luận trên nhằm mục đích gì?
HS: Làm cho người đọc dễ hiểu, làm cho bài viết thuyết phục.
?Kh: Câu văn “ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội” có phải là câu tổng hợp các ý phân tích trên không?
HS: Có, vì nó thâu tóm được các ý trong từng câu cụ thể nêu trên.
?Tb: Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề? Nằm ở vị trí nào của bài ?
HS: Tác giả rút ra vấn đề chung từ các ý đã phân tích trên lập luận tổng hợp.
- Thế mới biết trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức hợp môi trường mới là trang phục đẹp (phần kết bài)
?Tb: Qua phân tích ví dụ em hiểu thể nào là phép phân tích? Vai trò của phép phân tích và tổng hợp với văn nghị luận?
HS. Trình bày.
GV. Nhận xét và chốt nội dung bài học:
2. Bài học:
 - Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
 - Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của vật hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
 - Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
?Kh: Nêu mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp?
HS: Hai phép phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhau song không tách rời nhau, phân tích rồi mới tổng hợp mới có ý nghĩa, mặc khác trên cơ sở phân tích mói có sự tổng hợp.
HS. Đọc * Ghi nhớ: (tr.10) 
II. Luyện tập: (15’)
1. Bài tập (SGK,Tr.10):
?Kh: Tìm hiểu kỹ năng phân tích trong văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm. Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: Học vấn không chỉ là vấn đề đọc sánh nhưng đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
HS:
Bởi vì :
+ Học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại.
 	+ Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại
 	+ Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại
 	+ Nếu chúng ta mong tiến lên..
 	+ Nếu xoá bỏ hết tất cả các thành quả nhân loại [] làm kẻ lạc hậu.
- Tác giả phân tích bằng cách nêu dẫn chứng, đối chiếu so sánh, câu văn giàu hình ảnh, dùng nhiều câu có sử dụng quan hệ từ : Bởi - thế, bởi- vì, nếu - thì. Các dẫn chứng đều sát thực làm thuyết phục người đọc người nghe.
?Kh: Tác giả đã phân tích những lý do phải chọn sách để đọc sách như thế nào ? 
HS: Lý do phải chọn sách để đọc :
 	+ Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích;
 	+ Do sức người có hạn nếu không chọn sách để đọc thì lãng phí sức mình;
 	+ Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng có liên quan đến nhau, nhà chuyên môn ngoài việc cần phải đọc sách chuyên môn cũng phải đọc cả sách thường thức.
?Kh: Tác giả phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào ? 
HS: Tác giả phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
Không đọc thì không có điểm xuất phát cao;
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận trí thức;
- Không chọn lọc sách để đọc thì đời người ngắn ngủi, đọc không xuể, đọc không hiệu quả;
- Đọc ít mà đọc kỹ còn hơn đọc nhiều mà qua loa không có lợi ích gì.
 ?Kh: Qua đó em hiểu phân tích có ý nghĩa như thế nào trong lập luận?
HS:
- Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận vì qua sự phân tích lợi- hại, đúng –sai thì các kết luận rút ra mới có tính thuyết phục.
 c) Củng cố - Luyện tập: ( 2’) 
GV. Khái quát toàn bộ nội dung bài học
 	 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa;
- Học ghi nhớ;
- Viết đoạn phân tích lý do thanh niên cần học tập tốt;
 - Soạn bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
Rút kinh nghiệm dau giờ dạy:
Về thời gian:
.
Về nội dung: :
.
Về phương pháp: :
.
 ==================================

Tài liệu đính kèm:

  • docGA V9 T20.doc