Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 98

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 98

TIẾT 91: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm)

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản

+ Sự cần thiết của việc đọc sách là để tích luỹ (nâng cao học vấn)

+ Phương pháp đúng đắn của việc đọc sách (kết hợp đọc diện rộng với đọc sâu cho chuyên môn)

+ Từ đó liên hệ với việc đọc sách của bản thân.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trìu tượng trở nên gần gũi và dễ hiểu.

 3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc đối với việc đọc sách.

B. Chuẩn bị: - Thầy soạn bài - Chân dung của nhà văn Chu Quang Tiềm

 - Trò : soạn bài ở nhà thêo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

C. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của 1 số học sinh yếu

 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài

 Gv: M. Gorki đã từng nói "Sách giúp tôi mở rộng những chân trời mới". Sách là người bạn thân thiết của mỗi người. Vậy làm thế nào để đọc sách có hiệu quả: Chúng ta "Bàn về đọc sách"

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 98", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Tuần 20
Ngày soạn: 4/1/2013 
Ngày dạy: 7-12/1/2013 
Tiết 91: bàn về đọc sách
 (Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản
+ Sự cần thiết của việc đọc sách là để tích luỹ (nâng cao học vấn)
+ Phương pháp đúng đắn của việc đọc sách (kết hợp đọc diện rộng với đọc sâu cho chuyên môn)
+ Từ đó liên hệ với việc đọc sách của bản thân.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trìu tượng trở nên gần gũi và dễ hiểu.
 3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc đối với việc đọc sách.
B. Chuẩn bị: 	- Thầy soạn bài - Chân dung của nhà văn Chu Quang Tiềm
	- Trò : soạn bài ở nhà thêo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. 
C. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của 1 số học sinh yếu
 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
 Gv: M. Gorki đã từng nói "Sách giúp tôi mở rộng những chân trời mới". Sách là người bạn thân thiết của mỗi người. Vậy làm thế nào để đọc sách có hiệu quả: Chúng ta "Bàn về đọc sách"
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Tìm hiểu chung.
 Hoạt động 1: Tác giả, tác phẩm.
? Nêu hiểu biết về tác giả tác phẩm 
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học có lí luận văn học nổi tiếng ở Trung Quốc ở thế kỷ XX.
Văn bản này là những lời bàn rất tâm huyết của ông về việc đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm về đọc sách mà ông đã tích luỹ được qua quá trình nghiên cứu. Trần Đình Sử dịch ra Tiếng việt
 Hoạt động 2: Các luận điểm.
? Văn bản gồm mấy luận điểm?
- Ba luận điểm chính
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn (Từ đầu  thế giới mới)
+ Những khó khăn trở ngại của việc đọc sách( Tiếp... Tiêu hao lực lượng)
+ Cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách( Phần còn lại)
? Các luận điểm trên được trình bày trong hai phần của bài văn. Theo em, đó là nội dung nào?
- Sự cần thiết của việc đọc sách
- Phương pháp đọc sách.
* Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết.
 Hoạt động 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
? Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào?
- Đọc sách vẫn là con đường quan trọng nhất của học vấn.
? Nếu học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
- Là hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
? Khi cho rằng: học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Qua đó, em hiểu gì về học vấn và mỗi quan hệ của đọc sách với học vấn?
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người
- Trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng. 
- Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
? Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích rõ trong trình tự lí lẽ nào?
- Sách kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại
đ Sách là thành tựu đáng quý.
- Nhất định phải lấy thành quả mà mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. (Muốn nâng cao học vấn thì cần phải dựa vào thành tựu này)
- Đọc sách là hưởng thụ để tiến lên trên con đường học vấn.
? Theo tác giả sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
- Tủ sách của nhân loại vô cùng phong phú, đa dạng và đồ sộ.
- Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng và tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận và lưu giữ.
? Những quyển SGK em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không?
- Cũng nằm trong di sản tinh thần đó. Vì đó là một phần tinh hoa của học vấn nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà chúng ta có may mắn được tiếp nhận.
? Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá học thuật thì nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát?
- Học sinh thảo luận nêu ý kiến.
Vì 	+ Sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại.
	+ Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
? Theo tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
- Sách là kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn mở rộng ở phía trước. để tiến lên, con người phải dựa vào di sản học vấn này.
? Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
- Tri thức về tiếng việt và văn bản giúp ta có kĩ năng sử dụng đúng hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói,viết, kĩ năng đọc - hiểu các loại văn bản trong văn hoá đọc sau này của bản thân.
? Nêu những nhận xét của em về lí lẽ mà tác giả đã trình bày ở trên?
? Tác giả đã giải thích vấn đề như thế nào? Giọng văn ra sao?)
- Tác giả đã giải thích vấn đề bằng phép nghị luận phân tích và tổng hợp để thuyết phục người đọc, người nghe.
	+ Đầu tiên tác giả nêu ra luận điểm "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường của học vấn"
	+ Tiếp theo tác giả dùng lí lẽ giải thích cặn kẽ về học vấn, về sách về đọc sách làm rõ tầm quan trọng của việc đọc sách trên con đường học vấn của mỗi con người
	+ Tổng hợp khái quát lại bằng lời văn giàu hình ảnh "Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới"
- Giọng văn như lời chuyện trò, tâm tình lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.
 Hoạt động 2: Những khó khăn trở ngại của việc đọc sác	
- Học sinh đọc đoạn "Lịch sử càng tiến lên  tự tiêu hao lực lượng"
? ở đoạn này, tác giả bàn về vấn đề gì?
* Cách lựa chọn sách khi đọc
? Em thấy đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
- Không phải là dễ.
- Vì lịch sử càng tiến lên, sách vở tích luỹ càng nhiều
sinh đọc đoạn "Lịch sử càng tiến lên  tự tiêu hao lực lượng"
? ở đoạn này, tác giả bàn về vấn đề gì?
* Cách lựa chọn sách khi đọc
? Em thấy đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
- Không phải là dễ.
- Vì lịch sử càng tiến lên, sách vở tích luỹ càng nhiều
? Tác giả đã chỉ ra các thiên hướng sai lạc thường gặp là gì?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
- Sách nhiều dễ người đọc lạc hướng
? Quan niệm chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?
- Đọc sách không cốt lấy nhiều quan trọng nhất là phải chọn cho tinh đọc cho kĩ
- Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thường thức.
? Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu? Nêu dẫn chứng cụ thể?
- Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Ví dụ cách đọc của các học giả Trung Hoa đời cổ đại
- Đọc không chuyên sâu là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít. Ví dụ cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay.
? Nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
- Xem trong cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu.
- Phân tích qua so sánh và đối chiếu, bằng dẫn chứng cụ thể.
- Đọc sách để tích luỹ và nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu tránh tham lam hời hợt.
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm:
- Kiểu văn bản: Nghị luận XH.
- Bố cục: Ba luận điểm
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn 
+ Những khó khăn trở ngại của việc đọc sách
+ Cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng và tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận và lưu giữ.
- Sách là kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. 
- Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn mở rộng ở phía trước. để tiến lên, con người phải dựa vào di sản học vấn này
2. Những khó khăn trở ngại của việc đọc sách.
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
- Sách nhiều dễ người đọc lạc hướng
- Đọc sách không cốt lấy nhiều quan trọng nhất là phải chọn cho tinh đọc cho kĩ
- Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thường thức.
- Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. 
- Đọc không chuyên sâu là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít. 
 4. Củng cố: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, những khó khăn trở ngại của việc đọc sách.
 5. Hướng dẫn: Học sinh về nhà học, bài làm bài tập vào vở BT Ngữ văn, soạn nội dung tiết 92.
Ngày soạn: 4/1/2013 
Ngày dạy: 7-12/1/2013 
Tiết 92: Bàn về đọc sách
 (Chu Quang Tiềm)
A: Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Tiếp tục giúp học sinh hiểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản: Sự cần thiết của việc đọc sách là để tích luỹ (nâng cao học vấn). Phương pháp đúng đắn của việc đọc sách (kết hợp đọc diện rộng với đọc sâu cho chuyên môn). Từ đó liên hệ với việc đọc sách của bản thân.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trìu tượng trở nên gần gũi và dễ hiểu.
 3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc đối với việc đọc sách.
B: Chuẩn bị: 	Thầy: Chuẩn bị nội dung tiết 92
	 Trò: Soạn bài theo hướng dẫn.
C: Tiến trình lên lớp
 1 - ổn định tổ chức
 2- Kiểm tra bài cũ:
 ? Tác giả Chu Quang Tiềm đã sử dụng những lí lẽ nào để phân tích, chứng minh tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Theo tác giả viêc đọc sách hiện nay có những khó khăn trở ngại gì
 3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động II: Tìm hiểu văn bản( tiếp theo)
 Hoạt động 3: Phương pháp đọc sách 
? Học sinh đọc sgk
- Đọc lạc hướng là tham nhiều mà không vụ thực chất.
? Vì sao có hiện tượng đọc lạc hướng?
- Do sách vở ngày càng nhiều (chất đầy thư viện) nhưng những tác phẩm cơ bản đích thực nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển thậm chí chỉ mấy quyển 
? Nhận xét cách trình bày của tác giả?
- Trình bày rất giản dị, dùng hình ảnh so sánh để nhấn mạnh ý mình muốn nói "Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận"
- Cách diễn đạt giàu hình ảnh, có tính thuyết phục và hấp dẫn cao.
* Phương pháp đọc sách.
? Học sinh đọc thầm đoạn cuối của văn bản.
? Sau khi nói rõ tầm quan trọng của đọc sách và các trở ngại khi có nhiều sách, tác giả bàn về phương pháp đọc sách. Cho biết tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách?
+ Đọc sách không cần nhiều, quan trọng phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
+ Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông, một loại là đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
? Theo em, tác giả đã bày tỏ ý kiến như thế nào về vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
 ... t tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người.
- Tác động đặc biệt cuả văn nghệ đến đời sống tâm hồn của con người .
- Văn nghệ đem lại niềm vui sống cho những kiếp người nghèo khổ.
* Tiểu kết:
- Lập luận từ những luận cứ cụ thể trong tác phẩm văn nghệ và trong thực tế đời sống.
- Kết hợp với nghị luận, miêu tả và tự sự.
	4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài 
 5. Hướng dẫn: Về nhà học bài, chuẩn bị nội dung tiết 97 	
Ngày soạn: 10/1/2013 
Ngày dạy: 14-19/1/2013
Tiết97: tiếng nói của văn nghệ
 Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khả năng tác động của tác phẩm văn học nghệ thuật đối với đời sống con người và con đường tác động rất riêng của nó. Hiểu thêm cách viết văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận quá ngắn gọn này của NĐT.
 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng đọc, tìm hiểu văn bản nghị luận văn học. Tích hợp giữa văn học với tập làm văn, tiếng việt.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn với các tác phẩm văn nghệ. Biết tuyên truyền để mọi người thấy được vai trò của văn nghệ đối với đời sống cong người.
 B. Chuẩn bị: Thầy : Soạn bài
 Trò: Học bài soạn bài 
C. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết (tiếp theo)
 Hoạt động 2: Tiếng nói chính của văn nghệ
- Học sinh đọc thầm đoạn còn lại.
? Tiếng nói chính của văn nghệ được thể hiện qua khía cạnh nào?
- Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc.
- Văn nghệ nói nhiều nhất với tư tưởng
- Văn nghệ mượn sự việc để tuyên truyền.
? Từng ý đó ứng với đoạn nào? của văn bản?
- Học sinh thảo luận , nêu ý kiến.
+ Đ1: (Có lẽ văn nghệ nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm)
+ Đ2: (Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng  mắt rời trang giấy)
+ Đ3: (Tác phẩm đời sống tâm hồn cho xã hội)
? Tóm tắt phân tích của tác giả về vấn đề văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc?
- Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn con người với cuộc sống hàng ngày. Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con ngừi với cuộc sống . Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Nghệ thuật là tiếng của tình cảm.
? Em hiểu như thế nào về chỗ đứng và chiến khu chính của văn nghệ?
- Đó là nội dung phản ánh và tác động chính của văn nghệ. - Phản ánh các xúc cảm của lòng người và tác động tới đời sống tình cảm con người là đặc điểm nổi bật của văn nghệ.
* Văn nghệ nói đến đến tư tưởng:
? Nhưng cách thể hiện và tác động tư tưởng của văn nghệ có gì đặc biệt?
- Nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung
? Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh đặc điểm nào trong nội dung phản ánh và tác động nào của văn nghệ?
- Phản ánh các xúc cảm của lòng người và tác động tới đời sống tình cảm con người là đặc điểm nổi bật của văn nghệ.
* Văn nghệ nói đến đến tư tưởng:
? Nhưng cách thể hiện và tác động tư tưởng của văn nghệ có gì đặc biệt?
- Nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung
? Từ đó, tác giả muốn ta nhận thức điều gì về nội dung phản ánh và tác động của văn nghệ?
- Văn nghệ có thể phản ánh và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người nhất là đời sống tâm hồn, tình cảm.
* N1: - Văn nghệ có khả năng kì diệu trong
phản ánh và tác động đến đời sống tâm hồn của con người
* N2: - Văn nghệ làm giàu đời sống tâm hồn cho mỗi người, xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội, do đó không thể thhieeus trong đời sống xã hội và con người.
* Hoạt động III: Tổng kết.
? Giá trị nghệ thuật được NĐT thể hiện qua văn bản Tiếng nói của văn nghệ.
- Hs trả lời, giáo viên khái quát, chốt kiến thức.
? Qua đó, tác giả muốn nói với người đọc điều gì.
* Hoạt động IV. Luyện tập.
? Từ những lời bàn về tiếng nói của văn nghệ, tác giả đã cho thấy quan niệm về nghệ thuật của ông như thế nào?
II: Đọc và tìm hiểu văn bản 
1: Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ
2. Tiếng nói chính của văn nghệ
- Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc.
- Văn nghệ nói nhiều nhất với tư tưởng
- Văn nghệ mượn sự việc để tuyên truyền.
* Văn nghệ nói đến đến tư tưởng:
- Nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung
- Văn nghệ có thể phản ánh và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người nhất là đời sống tâm hồn, tình cảm.
III. Tổng kết- Ghi Nhớ
1. Nghệ thuật: Từ ngữ chọn lọc cách lập luận chặt chẽ 
2. Nội dung: Tiếng nói của văn nghệ là sự kỳ diệu đối với con người phán ánh nhiều mặt của xã hội nhất là đời sống tình cảm
IV. Luyện tập	
 4. Củng cố: Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ, nội dung phản ánh của văn nghệ, nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua văn bản 
về nhà học bài 
 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, tìm hiểu nghệ thuật nghị luận của tác giả
Ngày soạn: 10/1/2013 
Ngày dạy: 14-19/1/2013
Tiết 98: Các thành phần biệt lập
A: Mục tiêu cần đạt: Qua bài học gúp học sinh nắm được.
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán. Tích hợp với văn học và Tập làm văn.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Chuần bị: Thầy: Nghiên cứu sách hướng dẫn, Soạn bài
 Trò: Học, soạn bài ở nhà
C. Tiến trình lên lớp
 1- ổn định tổ chức
 2- Kiểm tra bài cũ: 
 ? Phân tích con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó? Trình bày cảm nhận về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi?
 3- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Thành phần tình thái. 
Giáo viên ghi bảng phụ học sinh quan sát.
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh /nghĩ rằng, con anh/ sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh	CN1	 VN1 CN2 VN2
b) Anh / quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh / phải cười vậy thôi.
- Học sinh đọc 2 ví dụ. Xác định CN - VN của từng câu?
- ? Quan sát những từ gạch chân và cho biết những từ trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
+ Chắc : Thể hiện nhận định của người nói với sự việc nêu ở trong câu. Thể hiện sự phỏng đoán của anh Sáu về bé Thu khi anh về thăm nhà. Chắc thể hiện độ tin cậy cao.
+ Có lẽ: Thể hiện nhận định của ông Ba về tâm trạng của ông Sáu khi bé Thu không chấp nhận tình cảm của ông Sáu.
? Nếu bỏ những từ gạch chân đi thì ý nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi gì không? Vì sao? - Học sinh thảo luận nêu ý kiến.
- Bỏ đi không có gì thay đổi về ý nghĩa, sự việc nêu trong câu.
- Bởi vì những từ ngữ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc nêu ở trong câu (chúng không làm thành phần nòng cốt CN - VN của câu)
Mà sự có mặt của chúng chỉ để diễn đạt thái độ, cách nhìn của người nói với sự việc trong câu.
? Những từ ngữ có lẽ, chắc gọi là thành phần tình thái? Vậy TP tình thái là gì?
- ý1 ghi nhớ sgk.
? Ngoài chắc, có lẽ em còn biết những từ ngữ nào là TP tình thái nữa?
	- Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là 
	- Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như 
	- Theo ý tôi, ý ông ấy, theo anh 
	- à, ư, nhỉ, nhé, đây, đấy 
* Hoạt động II: Thành phần cảm thán.
 Giáo viên ghi bảng phụ có ghi ví dụ	
- ồ, sao mà độ ấy vui thế.
- Trời ơi, chỉ còn năm phút.
? Các từ in đậm trong ví dụ bên có chỉ sự vật hiện tượng không? Có tham gia nòng cốt câu không? Học sinh thảo luận nêu ý kiến:
+ Các từ "ồ, trời ơi" không tham gia làm nòng cốt câu, không chỉ sự vật, sự việc chỉ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người nói. ? Các từ đó có vai trò gì trong câu
- ồ: tâm trạng ngạc nhiên, vui sướng khi nghĩ tới khoảng thời gian đã qua. 	Độ ấy vui đ sự việc được nói tới.
- Trời ơi: thái độ tiếc rẻ của người nói (anh thanh niên) thời gian còn lại là quá ít với các từ "chỉ, còn, có". Còn năm phút sự việc được nói tới.
? Theo em các từ này có thể tách ra thành câu đặc biệt không?
- Có thể tách ra (gọi là câu cảm thán)
? Các từ "ồ, trời ơi" là những thành phần cảm thán, vậy theo em thế nào là thành phần cảm thán?
- ý 2 ghi nhớ sgk - Học sinh đọc.
? Hai thành phần phụ tình thái, cảm thán là hai thành phần biệt lập. Vậy theo em thế nào là thành phần biệt lập?
* Hoạt động IV: Luyện tập.
Bài tập 1: Học sinh làm bài tập vào nháp - Giáo viên chữa bảng: 
a) Có lẽ - Thành phần tình thái	
b) Chao ôi - Thành phần cảm thán.
c) Hình như - thành phần tình thái	
d) Chả nhẽ - Thành phần tình thái.
Bài tập 2: - Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh thảo luận nhóm, nêu ý kiến
- Giáo viên bổ sung, chữa
Dường như - hình như - có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.
Bài tập 3: 
Học sinh đọc phân tích yêu cầu bài tập 3.
Học sinh thảo nhóm, cử đại diện trình bày.
- Thay thế các từ phân tích, từ dùng, từ nào chịu trách nhiệm cao nhất? Tại sao tác giả lại chọn từ "chắc"?
- Trong số 3 từ đã nêu thì từ "chắc chắn" người ta phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự vật do mình nói ra
từ "hình như" trách nhiệm đó thấp
- Tác giả dùng từ "chắc" nhằm thể hiện thái độ của ông Ba (người kể) với sự việc người cha đang bồn chồn mong được gặp con với tình cảm yêu thương dồn nén chất chứa trong lòng ở mức độ cao đ Cách kể này tạo nên những sự việc bất ngờ.
I. Thành phần tình thái.
1. Phân tích ngữ liêu mẫu
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh /nghĩ rằng, con anh/ sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b) Anh / quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh / phải cười vậy thôi.
2. Kết luận - Ghi nhớ sgk
II. Thành phần biệt lập (thành phần cảm thán)
1. Phân tích ngữ liệu mẫu
2. Kết luận - Ghi nhớ
IV. Luyện tập:	
1. Bài tập 1: 
a) Có lẽ - Thành phần tình thái	
b) Chao ôi - Thành phần cảm thán.
c) Hình như - thành phần tình thái	
d) Chả nhẽ - Thành phần tình thái.
2. Bài tập 2: 	
- Dường như - hình như - có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.
3. Bài tập 3:.
- Trong số 3 từ đã nêu thì từ "chắc chắn" người ta phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự vật do mình nói ra từ "hình như" trách nhiệm đó thấp
 4. Củng cố: Thành phần tình thái, cảm thán, tác dụng của việc sử dụng 2 thành phần này trong giao tiếp. 
 5. Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà: SGK bài tập. Soạn bài tiếp theo.
Ngày 14 tháng 1 năm 2013
Đủ giáo án tuần 21.
Ký Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 2021.doc