Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 94 đến tiết 132

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 94 đến tiết 132

Tiết 94: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

A. CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu:

Giúp HS hiểu và vận dụng các phép lập luận, phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận

II. Chuẩn bị

- Thầy: Soạn bài (SGK+SGV)

- Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:

I. Kiểm tra bài cũ: (1') kiểm tra vở soạn của HS

II. Dạy bài mới

(1") Trong tập làm căn nghị luận đòi hỏi người viết phải biết các phép phân tích, biết tổng hợp. Vậy phép phân tích và tổng hợp trong tập làm văn cần được hiểu như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay

doc 100 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 94 đến tiết 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 94: 	Phép phân tích và tổng hợp 
A. Chuẩn bị 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS hiểu và vận dụng các phép lập luận, phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận 
II. Chuẩn bị 
- Thầy: Soạn bài (SGK+SGV) 
- Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu. 
B. Phần thể hiện trên lớp: 
I. Kiểm tra bài cũ: (1') kiểm tra vở soạn của HS 
II. Dạy bài mới 
(1") Trong tập làm căn nghị luận đòi hỏi người viết phải biết các phép phân tích, biết tổng hợp. Vậy phép phân tích và tổng hợp trong tập làm văn cần được hiểu như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 
I. Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp (28') 
Ví dụ: 
- Đọc văn bản Trang phục (SGK-9) 
Văn bản: Trang phục 
? 
Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục 
HS
? 
Thông qua những dẫn chứng đã nêu ở đoạn mở bài tác giả rút ra nhận xét về vấn đề gì?
- Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề "ăn mặc chỉnh tề" cụ thể đó là sự đồng bộ, hài hoà giữa quần áo với giầy, tất... trong trang phục của con người 
HS
? 
Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? 
- Hai luận điểm chính:
+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hoá, xã hội. 
+ Trang phục phải phù hợp với đạo đức tức là giản dị và hài hoà với môi trường sống xung quanh. 
HS
? 
Để xác lập 2 luận điểm trên, tác giả dùng phép lập luậna nào? 
- Tác giả dùng phép lập luận phân tích cụ thể 
+ Luận điểm 1: "Ăn cho mình mặc cho người". 
- Cô gái bán hàng rau 
- Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá 
- Đi đám cưới 
- Đi dự đám tang... 
Sau khi phân tích những dẫn chứng cụ thể, tác giả chỉ ra một "quy tắc ngầm" chi phối cách ăn mặc của con người đó là văn hoá, xã hội.
+ Luận điểm 2: "Y phục xứng kì đức" 
- Dù mặc đẹp đến đâu ... làm mình tự xấu đi 
- Xưa nay cái đẹp bao giờ... phù hợp với môi trường xung quanh.
Các phân tích trên làm rõ cho nhận định của tác giả là "Ăn mặc sao cho phù hợp ... toàn xã hội" 
HS
? 
Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản?
- Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản 
" Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp" 
HS
? 
Vai trò của phép phân tích và tổng hợp văn bản (lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu các khía cạnh khác nhau của trang phục với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. 
Tổng hợp giúp hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc nghĩa là không ăn mặc tuỳ tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và quyền bất khả xâm phạm của mình) 
? 
Hiểu thế nào là phép phân tích? 
1. Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của 1 vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng: để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... cả phép lập luận, giải thích, chứng minh. 
?
Tổng hợp là như thế nào? 
2. Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp.
Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản 
HS
3. Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp. 
-> Ghi nhớ (SGK) 
II. Luyện tập (15') 
Tìm hiểu kỹ năng phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm 
1. Phân tích luận điểm: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn" 
- Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
- Bất kỳ ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ "kho tàng quý báu" được lưu giữ trong sách, nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí lạc hậu giật lùi. 
- Đọc sách là "hưởng thụ" thành quả về tri thức và khái niệm hàng nghìn năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuận của mỗi người. 
2. Phân tích lý do phải chọn sách để đọc: 
- Bất cứ lĩnh vực học vấn nào cũng có sách chất đầy thư viện do đó phải biết chọn sách những cuốn sách "cơ bản , thiết thực" để đọc, không đọc những cuốn "vô thưởng, vô phạt". Đọc sách cũng như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu tức là phải đọc cái cơ bản nhất, cần thiết nhất cho công việc và cuộc sống của mình. 
3. Phân tích cách đọc sách:
- Tham đọc nhưng chỉ biết qua để khoe khoang chẳng khác gì chồn chồn đạp nước, lãng phí thời gian và sức lực "thế gian có biết bao người... tầm thường, thấp kém" 
- Đọc ít mà kỹ sẽ tạo thành nếp nghĩ sâu sa, trầm ngâm, tích luỹ. 
- Có 2 loại sách cần đọc là sách về kiến thức phổ thông và sách về kiến thức chuyên ngành, đó là 2 bình diện rộng và sâu cuả tri thức. 
III. Hướng dẫn học bài ở nhà (1') 
- Học bài (ghi nhớ) 
- Chuẩn bị bài Luyện tập 
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 95:	 Luyện tập phân tích và tổng hợp 
A. Chuẩn bị 
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Kỹ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp 
- Kỹ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp 
II. Chuẩn bị 
- Thầy : soạn bài (SGK + SGV) 
- Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu. 
B. Phần thể hiện trên lớp 
I. Kiểm tra bài cũ (5') 
? Thế nào là phân tích? Thế nào là tổng hợp? 
TL: Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. 
Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp, lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận và 1 phần hoặc toàn bộ văn bản. 
II. Dạy bài mới 
(1') Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về phép phân tích và tổng hợp. Trong tiết học này chúng ta sẽ luyện tập để củng cố và khắc sâu kiến thức. 
I. Bài tập 1 (11) :(8') 
? 
Đọc các đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào? và vận dụng như thế nào? 
a. Luận điểm: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài" 
Trình tự phân tích: 
- Cái hay thể hiện rõ các điệu xanh " xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo... (phối hợp các màu xanh khác nhau). 
- Cái hay thể hiện ở những cử động: thuyền nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động... ( phối hợp các cử động nhỏ) 
- Cái hay thể hiện ở các vần thơ: từ vận hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa chữ, tự nhiên, không non ép... 
b. Luận điểm: "Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? 
Trình tự phân tích: 
- Do nguyên khách quan (đây là điều kiện cần): gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú...
- Do nguyên nhân chủ quan ( đây là điều kiện đủ): tính kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phong cách đạo đức tốt đẹp. 
II. Bài tập 2 (12): (17') 
? 
Hãy phân tích tính chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó? 
? 
Học qua loa có những biểu hiện như thế nào? 
- Học qua loa 
+ Học không có đầu, có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không có kiên thức cơ bản, hệ thống, sâu sắc. 
+ Học cốt chỉ để khoe mẽ là đã có bằng nọ, bằng kia, nhưng thực ra đầu óc trống rỗng, chỉ quen " nghe lỏm, học mót, nói điệu, ăn theo" người khác, không dám bày tỏ chính kiến thức của mình về các vấn đề có liên quan đến học thuật. 
? 
Học đối phó là học như thế nào? 
- Học đối phó: 
+ Học để cốt thầy, cô không quở trách, cha mẹ không rầy la, chỉ lo giải quyết việc trước mắt như thi cử, kiểm tra không bị điểm kém... 
+ Học đối phó thì kiến thức phiếm diện, nông cạn (kịp thời), hời hợt. Nếu cứ lặp đi lặp lại kiểu học này thì người ta càng trở nên dốt nát, hư hỏng, vừa lừa dối người khác, vừa tự huỹ hoai mình. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng "chiến sỹ giấy" đang bị xã hội lên án gay gắt 
- Biến chất của lối học đối phó, tác hại của nó. 
? 
Biến chất của lối học đối phó là gì? 
+ Biến chất 
- Có là kiến thức của học tập như: càng đến lớp, càng đọc sách, cũng có điểm thi, cũng có bằng cấp. 
Không có thực chất: Đầu óc rỗng tếch đến nỗi "ăn không nên đọi, nói không nên lời" hỏi cái gì cũng không biết, làm việc gì cũng hỏng. 
+ Tác hại: 
- Đối với xã hội: Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về những mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống... 
Đối với bản thân: không có hứng thú học tập do đó hiệu quả học tập càng thấp. 
III. Bài tập 3 (12) (13') 
?
Dựa vào văn bản "Bàn về đọc sách" hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách? 
Tại sao phải đọc sách? 
- Sách là kho tri thức được tích luỹ từ hàng nghìn năm của nhân loại. Vì vậy bất kỳ ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách. 
- Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và trải nghiệm thực tiễn đã được đúc kết, nó được coi là cái "mặt bằng" xuất phát của mọi người có nhu cầu học tap, hiểu biết. Nếu không đọc sách sẽ bị lạc hậu, không thể tiến bộ được. 
- Càng đọc sách chung ta càng thấy kiến thức của nhân loại thì mênh mông như đại dương, còn hiểu biết của chúng ta thì chỉ là một vài ba giọt nước vô cùng nhỏ bé. Từ đó ta mới có thái độ khiêm tốn và ý chí cao trong học tập. 
Tóm lại: đọc sách là vô cùng cần hiết, cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải viết cách đọc mới có hiệu quả. 
III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1') 
- Học kỹ lại lý thuyết đã học 
- Làm Bt còn lại 
- Chuẩn bị bài Nghị luật xã hội.
Ngày soạn
Ngày giảng 
Tiết 96+97: 	 Tiếng nói của văn nghệ 
A. Chuẩn bị 
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người? 
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận: ngăn gọn, chặt chẽ và giai điệu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. 
II. Chuẩn bị 
- Thầy: soạn bài (SGK + SGV) 
- Trò: chuẩn bị bài theo yêu cầu: 
B. Phần thể hiện trên lớp: 
I. Kiểm tra bài cũ (5') 
Nêu nghệ thuật và nội dung đoạn trích " Bàn về đọc sách" đã học? 
Trả lời: Luận điểm sáng rõ, lô gíc, lập luận chặt chẽ, kín kẽ, lời văn bình dị, so sánh hình ảnh thu. 
Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn, phải viết chọn sách đọc, cần kết hợp giữa đọc rộng với độc sâu, sách thường thức với sách chuyên viên đọc sách phải có kế hoạch, không tuỳ hứng, vừa đọc, vừa nghiền ngẫm. 
II. Dạy bài mới: 
(1') Từ xưa đến nay văn nghệ bào giờ cũng có nội dung và sức mạnh độc đáo. Vậy độc đáo như thế nào? Nhà văn, nghệ sĩ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? văn nghệ đến với giai cấp nông dân bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi sẽ trả lời giúp chúng ta điều đó qua văn bản " Tiếng nói của văn nghệ" 
I. Đọc và tìm hiểu chung (15') 
1. Tác giả, tác phẩm 
? 
Trình bày hiểu biết của em về tác giả? 
(Tổng thư ký hiệp hội nhà văn VN hơn 30 năm)
Tác giả (1924 - 2003) là một nghệ sĩ đa tài: th ... ể hiện câu nói "thật là càng giàu có ...lại càng giàu có"
c, Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư 
- Hàm ý câu in đậm 1:quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cuối đầu làm tội nhân như thế này ư?
- Hàm ý câu 2: tiểu thư không nên ngạc nhiên vì sự trừng phạt này. 
- Hoạn Thư hiểu nên hồn lạc phách xiêu, khấu đầu... kêu ca.
Đọc BT 2 (SGK)
2. Bài tập 2: (92)
?
?
?
Hàm ý của câu in đậm là gì?
Vì sao em không nói thẳng mà phải dùng hàm ý?
Việc sử dụng hàm ý có thành câu không?
- Chắt giùm nước để khỏi nhão
Vì trước đó đã nói thẳng "Chắt nước giùm cái, nhưng không được đáp ứng vì chưa thể đổi cách xưng hô mà (t) thì gấp rồi, đếu để chậm cơm sẽ nhão 
- Không vì người nghe vẫn ngồi im. 
?
Điền vào lượt lời của bài trong đoạn thoại sau một câu có hàm ý từ chối?
3. Bài 3 (92): 
B. Rất tiếc mình đã nhận lời Hoa rồi hoặc - Mình còn học bài - Mình phải vào việc chăm sóc bà nội.
?
Tìm hàm ý của Lỗ Tân qua việc ông so sánh "hy vọng" với "con đường" trong các câu? 
Bài 4: (92) 
- Hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện vẫn có thể thành công. 
III. Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Bài học: (Ghi nhớ) + làm bài tập 5 
- Chuẩn bị chương trình địa phương Tiếng Việt. 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 129 : 	Kiểm tra văn	 (phần thơ) 
A. Chuẩn bị 
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn 9 kỳ II. 
- Rèn luyện, đánh giá kỹ năng viết văn: cảm nhận, phân tích 1 đoạn thơ, 1 hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài (đề, đáp án, biểu điểm) 
- Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu 
B. Phần thể hiện trên lớp 
I. Kiểm tra bài cũ 
II. Dạy bài mới 
1. Đề bài: 
a, Sắp xếp lại cho chính xác nội dung các số trong bảng sau: 
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
Sang thu
Viễn Phương
1980
Lục bát
Con cò
Y Phương
1972
Thất ngôn
Viếng lăng Bác 
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Nói với em 
Thanh Hải
1977
Tám chữ
Mùa xuân nho nhỏ 
Ta Go
1919
Bốn chữ
Mây và sóng 
Hữu Thỉnh
1976
Năm chữ
2. Chép lại chính xác bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương? 
3. Phân tích cái hay của khổ thơ: 
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi".
(Sang thu - Hữu Thỉnh) 
II. Đáp án biểu điểm 
Câu 1: (2điểm) 
- Viếng lăng Bác - Viễn Phương - 1976 - 8 chữ 
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - 1980 - 5 chữ 
- Sang thu - Hữu Thỉnh - Sau 1975 - 5 chữ 
- Con cò - Chế Lan Viên - 1962 - Tự do 
- Mây và Sóng - Tago - 1908 - Tự do (bản dịch) 
- Nói với con - Y Phương - Sau 1975 - Tự do (bản dịch) 
Câu 2: 2đ : yêu cầu học sinh chép đúng cả bài thơ 
Câu 3: 6đ: Bài viết phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Giới thiệu bài sang thu (Hữu Thỉnh) và âm hưởng chủ đạo: cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ -> thu ở miền Bắc Việt Nam. 
- Phát hiện và phân tích cái hay, vẽ đẹp và ý nghĩa triết lí của các câu thơ 
+ 2 câu đầu: là vẻ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của người con gái trẻ trung, duyên dáng, thể hiện chính xác cái khoảnh khắc giao mùa - quan sát và liên tưởng rất tinh tế. 
+ ở hai câu tiếp ... là quan sát cảm nhận và suy nghĩ, liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn và tích cách con người.
Giải thích: Hàng cây đứng tuổi? Tại sao sấm lại bớt đi cái bất ngờ trước hàng cây đã có tuổi. 
II. Yêu cầu: - HS làm bài nghiêm túc tại lớp 1 tiết 
- Hết giờ thu bài - nhận xét tiết học. 
III. Hướng dẫn học bài ở nhà: 
Ngày soạn
Ngày giảng:
Tiết 180:	 Trả bài tập làm văn số 6 
(Viết ở nhà)
A. Chuẩn bị 
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Qua bài viết nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, nhược điểm thông qua một bài viết cụ thể. 
- Qua đó củng cố lý thuyết, rèn kỹ năng viết bài nghị luận v tác phẩm thuyền hoặc đoạn trích 
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Soạn bài (Chấm nhận xét ưu điểm, nhược điểm cụ thể từng bài) 
- Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu. 
B.Phần thể hiện trên lớp: 
I. Kiểm tra bài cũ 
II. Dạy bài mới: 
1. Đề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. 
2. Tìm hiểu đề: 
- Kiểu đề: Nghị luận về tác phẩm truyện. 
- Vấn đề nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. 
- Cơ sở nghị luận: Phân tích nhân vật Vũ Nương 
- Yêu cầu: Xác lập luận điểm, luận cứ để làm rõ vấn đề 
III. Tìm ý: (luận điểm) 
- Xã hội phong kiến xưa tồn tại một chế độ phụ quyền với thái độ trọng nam, khinh nữ một cách cực đoan "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết nô" (một con trai coi như có 10 con gái coi như chưa có con) 
- Xã hội phong kiến xưa tước đoạt tự do của người phụ nữ bằng một thứ luật "Tam tòng" nghiệt ngã 
- Với chế độ đó người phụ nữ không thể tự định đoạt được hạnh phúc của mình, mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi. 
- Khai thác thêm: Hình ảnh Vũ Nương là nạn nhân của thói ghen tuông mù quáng hoặc là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. 
IV. Nhận xét: 
Ưu điểm: 
- Bài viết đã có bố cục 3 phần tương đối rõ, cân đối. 
- Cơ bản đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của một bài văn nghị luận về một tác phẩm.
- Có ý thức viết bài tương đối tốt nên đã xác định được cơ bản luận điểm lớn trong bài viết. 
- Một số bài viết đã biết vận dụng các phép liên kết để liên kết câu, đoạn trong bài viết tương đối tốt. 
- Diễn đạt tương đối tốt ở một số bài, bài viết ít lỗi chính tả. 
- Trình bày bài tương đối khoa học, sạch, đẹp. 
Nhược: 
- Chưa có bố cục 3 phần ở một số bài viết.
- Chưa nắm chắc lí thuyết văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích nên chưa đảm bảo đủ các yêu cầu của một bài văn nghị luận. 
- Luận điểm bài viết chưa rõ, còn thiếu. 
- Chưa biết cách liên kết câu và đoạn văn bài viết còn rời rạc, lan man 
- Diễn đạt còn yếu, chưa biết sử dụng dấu câu một cách hợp lí còn tuỳ tiện. 
- Bài viết còn sai quá nhiều lỗi chính tả. 
- Trình bày cẩu thả, chữ xấu, tẩy xoá nhiều trong bài viết. 
- Một số bài còn chép tài liệu. 
III. Chửa lỗi: 
- Lỗi chính tả: Chật tự -> trật tự 
Sã hội -> xã hội 
Đắng nghe -> lắng nghe 
IV. Đọc bài khá: Hoa (9A) 
V. Trả bài: Yêu cầu HS chữa những lỗi sai trong bài viết của mình xuống bên dưới bài viết ghi điểm vào sổ.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Ôn lại lý thuyết nghị luận 
- Tiết sau viết bài 2 tiết tại lớp 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 131+132: 	Tổng kết văn bản nhật dụng 
A. Chuẩn bị: 
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận thức rõ bản chất, khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá được các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình. 
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế. 
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Soạn bài (SGK + SGV) 
- Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu. 
B. Phần thể hiện trên lớp 
I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
II. Dạy bài mới 
Chương trình ngữ vănTHCS ở các lớp 6,7,8,9 chúng ta đã được học một số tác phẩm văn bản nhật dụng: để củng cố và khắc sâu kiến thức về phần này chúng ta sẽ tiến hành tổng kết lại chương trình văn bản nhật dụng. 
I. Khái niệm văn bản nội dung 
- Đọc mục 1 (SGK) 
1. Khái niệm:
?
Hiểu như thế nào văn bản nhật dụng? 
- Không phải là khái niệm thể loại 
-Không chỉ kiểu văn bản 
Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật. 
2. Đề tài: rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, nếp sống, đạo đức. 
3. Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội. 
?
Thế nào là tính cập nhật? 
(Tuy nhiên các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội. 
4. Tính cập nhật: Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội 
II. Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng:
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
6
1. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử 
2. Động Phong Nha 
3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam... 
Giới thiệu danh lam thắng cảnh 
Quan hệ giữa thiên nhiên và con người. 
7
4. Cổng trường mở ra 
5. Mẹ tôi 
6. Cuộc chia tay của những con búp bê 
7. Ca Huế trên sông Hương
Giáo dục, nhà trường và gia đình và trẻ em 
VHDG (ca nhạc cổ truyền) 
8
8. Thông tin về ngày trái đất 2000 
9. ổn định, thuốc lá 
10. Bài toán dân số 
Môi trường 
Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá 
Dân số và tương lai nhân loại 
9
11. Tuyên bố với TG về sự sống còn... 
12. ĐT cho 1 thế giới hoà bình 
13. Phong cách Hồ Chí Minh 
Quyền sống con người 
Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. 
Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
GV: Trong chương trình và SGK ngoài những văn bản chính thức đã học còn một số văn bản đọc thêm trường học (lớp 7). Thống kê về động cơ hút thuốc lá của TN Hà Nôi, Bản tin về cái chết do nghiện ma tuý của một nhà tỷ phú Mĩ (lớp 8) 
III. Hình thức của văn bản nhật dụng 
Bảng hệ thống
Kiểu văn bản thể loại
Tên văn bản
Lớp
Hành chính điều hành
Nghị luận
Các bảng thống kê... thông tin, tuyên bố.. ôn dịch thuốc lá, bức thư của thủ lĩnh da đỏ ĐT cho 1 thế giới...
7,8
9
Tự sự 
Cuộc chia tay của những con búp bê 
7
Miêu tả 
Cầu long biên, Động phong nha 
6
Biểu cảm 
Cổng trường mở ra
7
Thuyết minh 
Đông phong nha, ca Huế
6
Truyện ngắn 
Cuộc chia tay của những con búp bê, mẹ tôi 
7
Bút kí 
Cầu long biên 
6
Thư từ 
Bức thư của thủ lĩnh 
6
Hồi kí
Thông tin về cổng trường mở ra 
7
Thông báo 
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
8
Xã luận 
ĐT cho một thế giới hoà bình 
9
Kết hợp các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự, hành chính).
- Nghị luận, miêu tả, thuyết minh
Phong cách Hồ Chí Minh 
Ôn dịch thuốc lá 
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
Cầu long biên, Động phong nha 
9
8
6
6
=> kết luận: 
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản 
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại. 
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng 
- Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề. 
- Thói quen liên hệ - thực tế bản thân 
	- thực tế cộng đồng (từ nhỏ -> lớn, nơi học, nơi ở..) 
- Có ý kiến quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp. 
- Vận dụng các kiến thức đã học của các môn khác để đọc - hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại 
- Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể và hình thức biểu đạt để KQ chủ đề . 
- Kết hợp xem tranh, ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền thông trên ti vi, đài và các sách báco hàng ngày. 
V. Luyện tập 
Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật đêm qua hoặc sáng, trưa nay là gì? từ nguồn nào? 
III - Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Học bài (ôn kỹ nội dung đã ôn) 
- Soạn : Bến quê 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 TUYET VOI.doc