Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 99 đến tiết 102

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 99 đến tiết 102

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2. Kỹ năng

 - Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

3. Thái độ

 - Gíao dục học sinh có ý thức tìm hiểu về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.

B.CHUẨN BỊ :

- GV: SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Tư liệu, hướng dẫn thực hiện Chuẩn,phiếu bài tập, bảng phụ.

 - HS: Soạn bài, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.

*PHƯƠNG PHÁP:

 - Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, phương pháp động não,trò chơi, thảo luận nhóm

C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

* Kiểm tra bài cũ

 - Thế nào là phép lập luận phân tích, tổng hợp? Tác dụng của hai phép lập luận này trong bài văn nghị luận?

 - Kiểm tra bài tập ở nhà

* HS giới thiệu bài -> GV chốt ý vào bài mới. Ở các lớp dưới, chúng ta đã tìm hiểu một số bài nghị luận giải thích, chứng minh, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 99 đến tiết 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Tiết 99 đến tiết 102
Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống;
Tiết 100, 101:	Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống;
Tiết 102: Chương trình địa phương: Từ ngữ địa phương.
Tuần 22 
Tiết99- TLV
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
S: 12/01/2013
G:14/01/2013
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
	- Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kỹ năng 
	- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ 
	- Gíao dục học sinh có ý thức tìm hiểu về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.
B.CHUẨN BỊ :
- GV: SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Tư liệu, hướng dẫn thực hiện Chuẩn,phiếu bài tập, bảng phụ.
 - HS: Soạn bài, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.
*PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, phương pháp động não,trò chơi, thảo luận nhóm
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
* Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là phép lập luận phân tích, tổng hợp? Tác dụng của hai phép lập luận này trong bài văn nghị luận?
 - Kiểm tra bài tập ở nhà
* HS giới thiệu bài -> GV chốt ý vào bài mới. Ở các lớp dưới, chúng ta đã tìm hiểu một số bài nghị luận giải thích, chứng minh, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
*Bài học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*GV cho HS đọc văn bản “Bệnh lề mề” trong SGK.
GV: Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống ? 
HS: Hiện tượng được bàn luận là: Bệnh lề mề.
GV:Theo em, đối với mỗi cá nhân và với xã hội thì bệnh lề mề là đáng khen hay đáng chê?
GV: Căn bệnh ấy có phải là vấn đề đáng suy nghĩ trong cuộc sống hiện nay hay không?
HS:Căn bệnh đáng chê, đáng phải được suy nghĩ tìm cách sửa chữa.
GV:Văn bản trên có bố cục mấy phần? Nhiệm vụ của tường phần là gì?
HS: Bố cục 3 phần:
 + MB (Đoạn 1): Giới thiệu chung về bệnh lề mề – Biểu hiện của bệnh lề mề là coi thường giờ giấc ® Hiện tượng phổ biến trong xã hội khó sửa chữa.
 + TB (Doạn 2, 3, 4): Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bệnh lề mề.
 + KB (Đoạn 5): Cần phải đấu tranh sửa chữa bệnh lề mề ® Tác phong của người có văn hoá.
GV: Theo em, trong văn bản trên tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận rõ hiện tượng lề mề?
HS:Tác giả nêu rõ vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng này bằng các luận điểm, luận cứ cụ thể, xác đáng rõ ràng.
GV: Vậy tác giả đã trình bày vấn đề qua những luận điểm nào?
GV:Luận điểm đó được thể hiện qua những luận cứ nào?
GV:Theo em, nguyên nhân của bệnh lề mề là gì?
- Luận điểm 1: Những biểu hiện của hiện tượng lề mề.
 + Coi thường giờ giấc: Họp 8 giờ, 9 giờ mới tới, giấy mời ghi 14 giờ, 15 giờ mới đến.
 + Khi công viêc ảnh hưởng đến quyền lợi thiết thực của bản thân ® đi đúng giừo; việc chung ® đến muộn cũng không ảnh hưởng gì.
 + Lề mề thành thói quen, thành bệnh ® khó sửa được.
- Luận điểm 2: Nguyên nhân của bệnh lề mề.
 + Thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác.
 + Chỉ quý trọng thời gian của mình, không tôn trọng thời gian của người khác.
 + Thiếu trách nhiệm với công việc chung.
- Luận cứ 3: Tác hại của bệnh lề mề.
GV: Qua phân tích nguyên nhân, tác giả phân tích điều gì?
GV: Bệnh lề mề có thể gây ra những tác hại như thế nào? Tác giả đã phân tích cụ thể tác hại đó qua những luận cứ nào?
HS: Bệnh lề mề gây hại cho tập thể.
 . Vấn đề không được bàn bạc thấu đáo.
 . Phải kéo dài thời gian.
 + Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giớ giấc.
 + Tạo tập quán không tốt.
GV: Theo em, tác giả đã bày tỏ ý kiến nhận xét gì về căn bệnh lề mề ở phần kết bài?
Þ Cuộc sống càng văn minh, hiện đại thì đòi hỏi mỗi con người phải tôn trọng lẫn nhau, hợp tác với nhau, tức là phải sửa chữa, loại trừ căn bệnh lề mề, vì làm việc đúng thời gian là tác phong của người có văn hoá.
GV: Theo em ở văn bản này tác giả đã sử dụng phép lập luận nào?
HS: Phép lập luận: Phân tích ® Tổng hợp.
GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt?
HS:- Từ ngữ giản dị, dễ hiểu, lối viết mạch lạc chặt chẽ.
GV: Văn bản Bệnh lề mề" là một văn bản nghị luận bàn về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, đó là bệnh lề mề – Vậy, theo em, một bài văn nghị luận như vậy thường có đặc điểm gì? Phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Học sinh nhắc lại nội dung phân tích và trả lời theo nội dung ghi nhớ của bài.
GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 21.
GV: Có phải vấn đề nào cũng mang ra bàn bạc nghị luận hay không?
HS: Không, chỉ những vấn đề, hiên tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội có vấn đề đáng suy nghĩ, ảnh hưởng đến cuộc sống của xã hội
GV: Hãy lấy thêm những ví dụ về sự việc, hiện tượng đời sống đáng được đưa ra nghị luận?
- Gian lận, tiêu cực trong thi cử
- Tham nhũng, hối lội;
- Hiện tượng gay ô nhiễm môi trường..
- Hiện tương thanh niên, học sinh không chịu học tập, chơi bời lêu lổng ® sa vào các tệ nạn xã hội
- Hiện tượng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét.GV đúc kết , cho điểm.
 1. Thảo luận : Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.
GV cho HS tùy ý nêu những sự việc, hiện tượng tốt. Sau đó ho các em thảo luận để xem vấn đề nào đáng viết hơn cả, vấn đề nào chưa cần thiết phải viết.
2. Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam, ở Hà Nội năm 1981 cho thấy : 
+ từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá 
+ từ 16 đến 20 tuổi : 52%
+ trên 20 tuổi : 80%
Tỷ lệ này ngang với các nước Châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% các triệu chứng ấy.
(Theo Nguyễn Khắc Viện.)
Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không ? Vì sao ?
* Củng cố bài học
 - HS trao đổi với nhau( bằng cách hs này đặt câu hỏi và hs khác trả lời -> GV chốt ý)
 - Thế nào là nghị luận một về 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống?
 - Trong những đề sau đề nào thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng , đời sống?
 a. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèovượt khó. b. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận 
 c. Suy nghĩ của em về câu ca dao : “ Nhiễu điều ... nhau cùng”
I.Tìm hiểu chung
1. Tìm hiểu bài nghị luận về một SVHT đời sống
a. Đọc văn bản: Bệnh lề mề.
- Biểu hiện của bệnh lề mề : coi thường giờ giấc.
- Vấn đề đáng được quan tâm vì nó xuất hiện trong nhiều cơ quan đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
- Tác giả đã dùng phép đối sánh để người đọc nhận rõ hiện tượng ấy :
 + Khi liên quan đến quyền lợi cá nhân thì không bao giờ chậm trễ.
 + Nhưng việc chung thì luôn chậm trễ.
b. Nguyên nhân của bệnh lề mề :
- Do thiếu tự trọng và thiếu tôn trọng người khác.
- Chỉ biết quý thời gian của mình mà xem thường thời gian của người khác.
- Thếu ý thức trách nhiệm trước công việc chung.
c. Tác hại của bệnh lề mề :
- Đối với công việc chung : gây cản trở công việc.
- Đối với người khác : làm lãng phí thời gian của người khác.
- Đối với xã hội : tạo ra một tập quán không tốt (ghi giấy mời phải đẩy thời gian lên sớm hơn)
* Đánh giá :
- Bệnh lề mề không phù hợp với cuộc sống văn minh hiện đại.
- Lề mề không phải là tác phong của người có văn hóa.
d. Bố cục của bài viết : Chặt chẽ, mạch lạc.
- Mở bài (Đoạn 1) Giới thiệu bệnh lề mề.
- Thân bài (Đoạn 2,3,4) : Phân tích các khía cạnh : các biểu hiện, nguyên nhân, tác hại của bệnh lề mề.
- Kết bài (Đoạn 5) : Đề xuất một hành động tích cực.
2. Bài học :
a. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
b. Những yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
 +Về nội dung : Cần phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích các mặt đúng, sai, mặt lợi, mặt hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
 +Về hình thức của văn bản: có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc, phép lập luận phù hợp, lời văn sống động.
II/ BÀI TẬP :
Bài tập 1
Hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội như:
Giúp bạn học tập tốt .
Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
Giúp đỡ các bạn nghèo.
Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường .
Ủng hộ đồng bào vùng thiên tai.
Giúp các gia đình thương binh liệt sĩ.
 - Chuyên cần trong học tập.
 - Mặc đồng phục khi đến lớp.
 - Lễ phép với thầy cô.
 - Biết quan tâm đến người khác
Đưa em nhỏ qua đường .
 - Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt
Bài tập 2:
 Đây là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận. Vì :
- Thứ nhất có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cộng đồng , vấn đề nòi giống và cho nền kinh tế nước nhà .
- Thứ hai, nó liênquan đến vấn đề bảo vệ môi trường .
- Thứ ba, nó gây tốn kém cho người hút .
- Thứ tư, hiện tượng xấu này quá phổ biến trong đời sống.
III. Hướng dẫn tự học
- Học bài, dựa vào dàn ý, viết đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
- Chuẩn bị bài : Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
Tuần 22
Tiết 100,101- TLV
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
S: 12/01/2013
 G:14,16/02/2013
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
2. Kỹ năng 
- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này. 
- Quan sát các hiện tượng của đời sống. 
- Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ 
- Gíao dục học sinh ý thức tìm hiểu về một sự việc, hiện tượng đời sống để làm bài văn nghị luận.
	- Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh trong tiết học ở phần1: Giới thiệu đề bài “Những sự việc , hiện tượng đời sống có liên quan đến môi trường cần nghị luận”, học sinh cho ví dụ về đề bài, phần củng cố, GV hướng dẫn HS đề “ Hiện tượng vứt rác bừa bãi”.
B.CHUẨN BỊ :
- GV: SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Tư liệu, hướng dẫn thực hiện Chuẩn,phiếu bài tập, chuẩn bị giáo án điện tử (Powerpoint)
 - HS: Soạn bài, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.
*PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, phương pháp động não,trò chơi, thảo luận nhóm
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
* Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
* HS giới thiệu bài -> GV chốt ý vào bài mới.	
* Bài học 	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học.
*GV yêu cầu học sinh đọc kĩ đề 1 và trả lời các câu
 hỏi :
GV: Đề bài yêu cầu bàn luận về những hiện tượng
 gì?
GV: Nội dung của  ... g việc làm của bạn Nghĩa rất giản dị mà ai cũng có thể làm được .
- Nghĩa là con người biết thương mẹ.
- Nghĩa là học sinh biết kết hợp học với hành .
- Nghĩa là một học sinh có đầu óc sáng tạo .
- Nếu mọi học sinh đều sống như bạn Nghĩa thì cuộc sống nầy quả là tốt đẹp . 
 3. Lập dàn ý :( slides 15) 
GV yêu cầu HS đọc dàn bài SGK (T.24).
- Hãy cụ thể hóa các nội dung ở dàn bài thành dàn ý chi tiết?
GV phân công các tổ viết mỗt tổ một đoạn, đại diện tổ đọc đoạn văn, lớp nhận xét, GV đánh giá, sửa chữa.
- Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận?
- Dàn bài chung của bài văn nghị luận như thế nào?
- HS trả lời. GV chốt ý. 1 HS đọc lại ghi nhớ.
* Thực hành lập dàn ý bài nghị luận về mộtsự việc,hiện tượng đời sống.
- Dựa vào dàn bài chung, hãy lập dàn bài đại cương cho đề 3.( slides 16-20
* Củng cố bài học:( slides 21-22) 
 - HS trao đổi với nhau( bằng cách hs này đặt câu hỏi và hs khác trả lời -> GV chốt ý)
Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh:
- Từ đề bài sau đây, cho biết đề có yêu cầu gì về thể lọai ? Về nội dung ?
 	Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
	GV nói thêm về tác hại của việc vứt rác bừa
 bãi hiện nay.
I. Củng cố kiến thức
1. Thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
2. Đối tượng của kiểu bài này?
- Những sự việc, hiện tượng của đời sống.
3. Yêu cầu về nội dung, hình thức đối với một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
1.Tìm hiểu văn bản
* Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng " Học sinh nghèo vượt khó , học giỏi " 
- Nội dung bài nghị luận gồm hai ý :
+ Bàn luận về một tấm gươnghọc sinh nghèo vượt khó 
+ Nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó .
Giống nhau :
+ Cả hai đề đều nêu lên những tấm gương vượt khó học giỏi 
+Cả hai đề đều yêu cầu phải nêu lên những suy nghĩ của mình .
Khác nhau:
 Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự vật hiện tượng tốt .
Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc hiện tượng .
2. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Đề bài: Môi trường đang kêu cứu vì sự ô nhiễm và sự huỷ diệt
 Anh ( chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng môi trường hiện nay và trách nhiệm của bản thân.
a.Tìm hiểu đề , tìm ý
* Tìm hiểu đề:
 - Vấn đề nghị luận: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của bản thân.
 - Thao tác nghị luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
 - Tư liệu: Thực tế đời sống, sách báo
* Tìm ý
 - Môi trường là gì?
 - Thực trạng của môi trường hiện nay
 - Hậu quả việc ô nhiễm môi trường
 - Nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường
 - Trách nhiệm của bản thân
b.Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân bài:
 - Giải thích: “ Môi trường” là tổ hợp các yếu tố khí hậu, sinh thái,xã hội, thổ nhưỡng tồn tại xung quanh ta. Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự sống .
 - Thực trạng môi trường hiện nay: Ô nhiễm, huỷ diệt
+ Chặt phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi, săn bắt động vật quý hiếm.
+ Nhà máy, cơ sở sản xuất thải chất độc không qua xử lí ra môi trường.
+ Rác thải sinh hoạt, rác thải y tế vứt bừa bãi, chưa có biện pháp xử lí hữu hiệu.
+ Tốc độ đô thị hoá nhanh, thiếu đồng bộ, tiến độ thi công chậm chạp, hồ ao ruộng vườn bị vùi lấp.
+ Nông thôn: sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật chưa khoa học thiếu hiểu biết
- Hậu quả:
+ Thiên tai: trái đất nóng lên, băng tan gây lũ lụt, hạn hán, cháy rừng
+ Bệnh dịch phát triển, các làng ung thư xuất hiện ngày càng nhiều
+ Không khí bị ô nhiễm, tầng ô zôn bị phá huỷ. Nguồn đất và nguồn nước bị ô nhiễm, sự sống đang bị huỷ diệt
.
- Nguyên nhân:
+ Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không đúng cách.
+ Thiếu hiểu biết khoa học đời sống.
+ Thiếu ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường
- Trách nhiệm của bản thân:
 + Thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước ( trồng cây gây rừng, phân loại xử lí rác thải, tiết kiệm nước sạch, )
 + Phát hiện ngăn chặn các hành vi phá hoại môi trường
 + Tích cực tham gia vệ sinh môi trường
 + Tạo ra không gian Xanh- Sạch- Đẹp
* Kết bài: Khẳng định vai trò quan trọng của môi trường, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
* Đề bài SGK:
2.1Tìm hiểu đề .
a. Đề thuộc loại gì ?
b. Đề nêu sự việc hiện tượng gì?
c. Đề yêu cầu gì ?
 2.2 Tìm ý :
a. Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ? 
b. Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
c. Nêu học sinh làm theo bạn Nghiã thì có tác dụng gì?
2.3 Lập dàn ý : 
a. Mở bài : 
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa .
b. Thân bài :
-Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa .
-Đánh giá việc làm của Phạm văn Nghĩa.
-Nêu ý nghĩa của phong trào Phạm văn Nghĩa.
 c. Kết bài :
-Rút ra bài học cho bản thân .
-Nêu ý nghĩa tấm gương Phạm văn Nghĩa 
II. Luyện tập:
 Lập dàn bài cho đề 4(I).
III. Hướng dẫn tự học:( slides 23)
- Nắm chắc cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống .
-Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy.
- Chuẩn bị :Chương trình địa phương ( Từ ngữ địa phương )
Tuần 22
Tiết 102- TV
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
S: 16/01/2013
 G:19/01/2013
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
 - Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
 - Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
 3. Thái độ: 
 - Biết sử dụng đúng từ phổ thông và từ địa phương trong giao tiếp.
B.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
 - Giáo án, SGK, sách Chuẩn kiến thức,bảng phụ.
	2. Học sinh :
	- Soạn bài, Nội dung bài học – Sưu tầm phương ngữ địa phương.
PHƯƠNG PHÁP: 
Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, thảo luận.
C.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
*Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
* Giới thiệu bài
- Nhằm bổ sung kiến thức về từ ngữ địa phương và hiểu thêm về sự phong phú
* Bài học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
GV: Tìm trong phương ngữ em đang sử dụng, hoặc một phương ngữ mà em biết những từ ngữ: Chỉ các sự vật, hiện tượng, không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
- Trình bày phần chuẩn bị trước lớp.
- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có ).
- GV đánh giá.
1HS đọc yêu cầu bài tập
- Trình bày miệng trước lớp.
- HS khác nghe , nhận xét, bổ xung.
- GV đánh giá.
? Các từ chôm chôm, sầu riêng có từ ngữ khác tương đương không?
- HS: Trả lời
- GV: như vậy các từ trên không xuất hiện ở các địa phương khác mà chỉ xuất hiện ở một số địa phương nhất định
- Một số từ ngữ này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật, hiện tượng mà những từ ngữ này gọi tên. Vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần phổ biến trên cả nước.
- HS : Đọc yêu cầu bài tập
 - Làm bài tập, trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ xung
- HS : Đọc yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4
GV: Tìm từ ngữ địa phương
GV: Các từ ngữ này thuộc phương ngữ nào.
GV: Tác dụng của từ ngữ địa phương trong đoạn trích.
HDHS làm BT ở phần Luyện tập.
Chép các phần ngữ liệu lên bảng phụ- cho HS lên gạch dưới. Lần lượt hỏi để HS trả lời - GV bổ sung.
*Củng cố bài học
GV hệ thống bài:
 + Vai trò của từ ngữ địa phương.
 + Cách sử dụng từ ngữ địa phương
- HS trao đổi với nhau( bằng cách hs này đặt câu hỏi và hs khác trả lời -> GV chốt ý
I.Tìm hiểu chung
1. Sự phong phú của phương ngữ trong tiếng việt 
a.Chỉ các sự vật, hiện tượng, không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
- VD: Sầu riêng ,chôm chôm (Nam bộ) nhứt (Nghệ An –Hà Tĩnh)
- Loong boong: còn gọi là lòn bon, bòn bon, một loại cây ăn quả, lá kép lẻ, quả tròn thành chùm, có 5 múi, 5 vách ngăn, cùi ngọt. Cây loong boong đặc biệt thích nghi với những vùng như: Đại Lộc, Tiên Phước.
- Khoai chà: Khoai nấu chín chà lên rổ thưa cho vụn, phơi khô, dành làm thực phẩm, đặc sản của Quảng Nam.
- Rau bát bát: Một cây leo, lá có hình chân vịt hoặc lục giác, thường được hái làm rau ăn, mọc phổ biến ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng.
- Tắc ráng : Một loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.
Cái nóp: Bao lớn đan bằng cói để chui vào nằm tránh muỗi, phổ biến ở Nam Bộ.
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
 Bắc Trung Nam
 mẹ Mạ má
 bố ba, bọ ba, tía
 quả trái trái
 bát chén chén
 thấy chộ thấy
 ( ăn) vụng chùng vụng , lén
 xấu hổ mắc tịt, dị măc cỡ
 xa ngái xa
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
- Hòm: + ở miền Bắc: chỉ một số đồ đựng có nắp đậy.
 + ở miền Trung, Nam: Chỉ áo quan( quan tài).
- Nón: + miền Trung và từ ngữ toàn dân: chỉ một thứ đồ dùng làm bằng lá, để đội đầu, có hình chóp.
 + miền Nam: Chỉ nón và mũ nói chung.
- Bắp: + miền Bắc: Có thể dựng chỉ bắp chân, tay 
 + miền Trung , Nam: chỉ bắp ngô.
2. Lý giải các hiện tượng phương ngữ trên:
- Những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì: Có những sự vật,hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác do có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán. Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn. (Từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều) 
Ví dụ 3: (SGK /175)
- Hai bảng mẫu ở bài tập 1- bảng b, c.
- Từ ngữ toàn dân ở bảng b – từ ngữ ở miền Bắc: cá quả, lợn, ngã, ốm.
- Cách hiểu thuộc ngôn ngữ toàn dân: ốm- bị bệnh.
Ví dụ 4: (SGK/ 176)
- Những từ ngữ địa phương trong đoạn trích: Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ thuộc phương ngữ Trung được dùng phổ biến ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. 
- Tác dụng góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm
II. Luyện tập: Chép các phần ngữ liệu lên bảng phụ- cho HS lên gạch dưới. Lần lượt hỏi để HS trả lời - GV bổ sung.
*Đáp án: Từ địa phương trong các câu đó là:
a/ to tổ chàng: to quá mức; -răng : sao; - rinh : bưng; 
b/chi : gì; - na : sao (từ nghi vấn), nào (từ cảm thán).
c/khoai xiêm : sắn; - đũm : khúc; -tộ : bát, tô.
d/ loòng boong (đã giải thích ở phần trên) - không thể thay thế bằng từ khác trong ngôn ngữ toàn dân được vì không có từ ngữ tương đương (có thể chuyển thành từ toàn dân).
III. Hướng dẫn tự học
HD học sinh về nhà:
 + Tiếp tục hoàn thiện bài tập
 + Điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập ở lớp.
 -Soạn: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22(1).doc