Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.

- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt câu chủ động và câu bị động.

- Bước đầu biết cách viết câu chủ động, câu bị động để liên kết các câu trong đoạn văn.

3. Thái độ:

- Sử dụng câu chủ động và câu bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Giáo dục, bồi dưỡng cho HS tình yêu môn học.

II. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung chính của bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng.

Trả lời:

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.

3. Bài mới: Trong giao tiếp hằng ngày, các em sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau và câu chủ động, câu bị động cũng là các kiểu câu thường gặp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hai kiểu câu chủ động và câu bị động cũng như cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Người soạn: Võ Thị Ngọc Hoàng
Tuần: Tiết : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt câu chủ động và câu bị động.
- Bước đầu biết cách viết câu chủ động, câu bị động để liên kết các câu trong đoạn văn.
3. Thái độ:
- Sử dụng câu chủ động và câu bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Giáo dục, bồi dưỡng cho HS tình yêu môn học.
II. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung chính của bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng.
Trả lời: 
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.
3. Bài mới: Trong giao tiếp hằng ngày, các em sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau và câu chủ động, câu bị động cũng là các kiểu câu thường gặp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hai kiểu câu chủ động và câu bị động cũng như cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm câu chủ động và câu bị động.
- HS đọc ví dụ SGK/57
? Em hãy xác định chủ ngữ trong hai câu trên?
a/ Mọi người / yêu mến em.
 CN	VN
b/ Em / được mọi người yêu mến.
 CN VN
? Chủ ngữ trong câu a thực hiện hành động gì? Hướng vào ai? 
-> Chủ ngữ thực hiện hành động là “yêu mến”, hoạt động đó hướng vào người khác.
Vậy ở đây, chủ ngữ thực hiên một hoạt động hướng đến người khác. Người ta gọi đây là chủ thể của hoạt động.
? Chủ ngữ trong câu b chịu tác động, ảnh hưởng của hoạt động gì?
-> Chủ ngữ trong câu chịu tác động của hoạt động “được mọi người yêu mến”.
? Ai là người thực hiện hoạt động đó?
-> Mọi người.
Vậy ở đây, chủ ngữ được hoạt động của người khác hướng đến. Người ta gọi đây là đối tượng của hoạt động.
Những câu có cấu tạo tương tự như câu a gọi là câu chủ động, như câu b gọi là câu bị động.
? Vậy em hiểu như thế nào là câu chủ động và câu bị động? 
-> Ghi nhớ sgk/57
? Em hãy tìm thêm một số ví dụ về câu chủ động và câu bị động?
Lưu ý cho HS: Tham gia cấu tao câu bị động trong tiếng Việt thường có các từ “bị”, “được”. Tuy nhiên, cần phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ bị, được.
Cho ví dụ sau:
- Nó bị thầy phạt.
- Lan được cô giáo khen.
- Anh ấy bị đau bụng.
- Cơm bị thiu.
? Em hãy xác định những câu bị động trong những câu trên?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- HS đọc ví dụ sgk/57.
- HS trả lời câu hỏi 1 sgk/57.
? Vì sao em lại chọn câu bị động để điền vào chỗ trống?
-> Câu trước đã nói về Thủy, chọn câu đó sẽ hợp logic, cũng nói về Thủy.
-> để liên kết các câu văn, mạch văn thống nhất. 
? Vậy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì?
-> Ghi nhớ sgk/58.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS làm theo nhóm, lên bảng trình bày.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu chủ động và câu bị động. (Chủ đề tự chọn)
I. Câu chủ động và câu bị động:
1. Tìm hiểu ví dụ: SGK/57
a/ Mọi người/ yêu mến em.
 CN 
-> Chủ thể của hoạt động.
=> Câu chủ động.
b/ Em/ được mọi người yêu mến.
 CN 
-> Đối tượng của hoạt động.
=> Câu bị động. 
2. Ghi nhớ: Sgk/57
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1. Tìm hiểu ví dụ: sgk/57.
 Em tôi là chi đội trưởng. Em được mọi người yêu mến.
-> Liên kết các câu trong đoạn văn.
2. Ghi nhớ: Sgk/58.
III. Luyện tập:
Các câu bị động là:
- Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
- Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
-> Tránh lặp lại các kiểu câu trước đó, tạo liên kết giữa các câu.
4. Củng cố:
- Thế nào là câu chủ động. câu bị động?
- Tìm ví dụ.
5. Dặn dò:
- Học bài, hoàn thành bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài viết tại lớp.
6. Bài học kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen doi cau chu dong thanh cau bi dong.doc