Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết dạy 49: Kiểm tra về truyện trung đại

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết dạy 49: Kiểm tra về truyện trung đại

KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI

I.Mục đích của đề kiểm tra

Giúp hs

- Hệ thống hoá một cách vững chắc những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam:những thể loại chủ yếu,giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.Qua bài kiểm tra viết 1 tiết,HS tự đánh giá kết quả học tập,trình độ tiếp nhận và nắm vững các mặt kiến thức về truyện trung đại và năng lực diễn đạt

- Rèn kỹ năng hệ thống hoá,phân tích,so sánh và trình bày vấn đề dưới hình thức khác nhau:trả lời câu hỏi trắc ngiệm,bài viết ngắn

II. Hình thức đề kiểm tra

- Hình thức:Kiểm traTNKQ kết hợp tự luận

- Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần TNKQ+ tự luận trong 45 phút.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết dạy 49: Kiểm tra về truyện trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 NS :27/10/12
TIẾT 46	 ND:30/10/12
KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I.Mục đích của đề kiểm tra
Giúp hs
- Hệ thống hoá một cách vững chắc những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam:những thể loại chủ yếu,giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.Qua bài kiểm tra viết 1 tiết,HS tự đánh giá kết quả học tập,trình độ tiếp nhận và nắm vững các mặt kiến thức về truyện trung đại và năng lực diễn đạt 
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá,phân tích,so sánh và trình bày vấn đề dưới hình thức khác nhau:trả lời câu hỏi trắc ngiệm,bài viết ngắn 
II. Hình thức đề kiểm tra 
- Hình thức:Kiểm traTNKQ kết hợp tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần TNKQ+ tự luận trong 45 phút.
III.Khung ma trận đề
IV.Biên soạn đề kiểm tra:
 Cấp độ
Tên 
Chủ
đề (nội 
dung,
chương
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
Chủ đề 1
Văn học
Nhớ được tên tác giả, nguồn gốc của tác phẩm 
Nắm được vị trí của đoạn trích.
Hiểu cuộc đời của Nguyễn Du, mục đích của các tác giả khi viết “Hoàng Lê nhất thống chí” và biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Hiểu được ý nghĩa văn bản
“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
Số câu:5
Số điểm:4.
Tỉlệ:45 %
Số câu:1
Số điểm:1.0
 Tỉ lệ:10 %
Sốcâu:0.5
Số điểm:05
 Tỉ lệ :5%
Số câu:3
Số điểm:1.5
Tỉ lệ 15 % 
Số câu:0.5
Sốđiểm:
1.5
Tỉlệ:15%
Số câu:5
Số điểm:4.5
 Tỉ lệ %
Chủ đề 2
Tiếng việt
Nhận diện được từ loại
Số câu :1
Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:0.5
Tỉ lệ 5 % 
Số câu :1
Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ:5 %
Chủ đề 3
Tập làm văn
Viết đoạn văn cảm nhận tâm trạng Thúy Kiều.
Số câu 1
Số điểm:5.0
 Tỉ lệ: 50 %
Số câu:2.5
Số điểm:2.0
Tỉ lệ:20%
Số câu:3.5
Số điểm:3.0
Tỉ lệ:30%
Số câu:1
Số điểm:5.0
Tỉ lệ:50%
Số câu:7
Số điểm:10
100%
 A. Đề bài:
I. Trắc nghiệm (3.0 đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ở câu trả lời đúng nhất .
Câu 1: Tác giả đúng nhất của bài “Hoàng lê nhất thống chí” là ai ?
 A. Ngô Thì Chí.	 B. Ngô gia văn phái
 C. Ngô Thì Du	 D. Ngô Thì Nhậm.
Câu 2: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” ?
 A. Tự sự +Miêu tả 	 B. Miêu tả +Biểu cảm.
 C. Tự sự + Miêu tả +Biểu cảm. D. Miêu tả +Biểu cảm+ Nghị luận. 
Câu 3: Trong câu thơ : “Gần xa nô nức yến anh ”, hình ảnh “nô nức yến anh” được dùng theo phép tu từ nào ?
 A. Nhân hóa. B. So sánh.	 C. Ẩn dụ.	 D. Hoán dụ.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không chính xác về tác giả Nguyễn Du?
 A. Là người co kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc.
 B.Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, có vốn sống phong phú.
 C.Là thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
 D.Là người có lòng yêu nước sâu sắc .
 Câu 5: Vì sao các tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại viết rất thực và hay về Quang Trung?
 A.Vì họ có ý thức dân tộc. B. Vì họ không còn ủng hộ nhà Lê
 B. Vì họ ủng hộ kẻ mạnh. D. Vì họ tông trọng sự thật lịch sử.
Câu 6: Nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” ?
 A.Tả cảnh ngụ tình. B. Miêu tả chân thực.
 C. Bút pháp lãng mạn. D. Nghệ thuật đối lập.
II. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm). Trình bày vị trí và ý nghĩa của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”-Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2: (5.0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn từ (9 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
Buồn trông cứa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
 “Kiều ở lầu Ngưng Bích”- Nguyễn Du.
Đáp án + Biểu điểm.
I. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 đểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
B
C
C
D
D
A
II. Tự luận.
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
-Nêu đúng vị trí và ý nghĩa của đoạn trích.
+ Nằm ở phần đầu của truyện.
+ Đoạn trích ca ngợi vẻ phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
0.5 điểm
1.5 điểm
2
Yêu cầu:
-Hình thức: Trình bày đúng cấu trúc của một đoạn văn, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, lời văn trong sáng và có cảm xúc.
-Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản như sau:
+ Tác giả đã sử dụng điệp từ “Buồn trông” nhấn mạnh thêm, khắc sâu thêm tâm trạng buồn của Thuý Kiều . 
+ Nhìn cánh buồm lẻ loi ngoài khơi xa, nàng đã liên tưởng đến thân phận của mình:lẻ loi, cô đơn ở nơi đây .
+.Từ láy man mác -> nàng liên tưởng đến thân phận cuộc đời mình mỏng manh, yếu ớt, trôi nổi, bị cuộc đời vùi dập không biết đến bao giờ .
+ Với từ láy “rầu rầu ”nhà thơ đã miêu tả trước mắt ta đám cỏ úa tàn , còn ẩn chứa cả tâm trạng buồn rầu về tương lai mờ mịt vô vọng của cuộc đời nàng .
+ .Từ láy “ầm ầm ”, phép nhân hoá ,hình ảnh ước lệ chỉ những tai hoạ của cuộc đời sắp đổ xuống đời nàng -> dự cảm của Thuý Kiều về cuộc đời của mình sẽ phải gặp rất nhiều sóng gió, gian truân .
=>Như vậy, mỗi một hình ảnh thiên nhiên trong câu thơ đều ẩn chứa tâm trạng của nàng Kiều . Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du được sử dụng hết sức độc đáo và rát thành công.
điểm
4.0 điểm
Lưu ý. Hướng dẫn trên chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. GV chấm cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng và đánh giá cao những suy nghĩ sáng tạo của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiemtra van 9.doc